Cho ví dụ về hàm có return và không có return trong Javascript
Trong bài học tìm hiểu hàm trong Javascript có một phần rất quan trọng đó là phân biệt giữa hàm có return và hàm không có return, vậy hãy cho một ví dụ về cách sử dụng của hai loại hàm này và giải thích thật kỹ.
Bài giải
-------------------- ######## --------------------
Thực ra vấn đề này rất đơn giản nếu như bạn đã từng học qua một số ngôn ngữ khác như C++, PHP, C#, ... Còn với những bạn đang học Javascript là ngôn ngữ đầu tiên thì sẽ hơi bối rối phải không nào? Vậy thì hãy cùng mình làm một ví dụ để hiểu rõ hơn nhé.
Hãy viết chương trình tìm số lớn nhất của hai số được nhập vào bởi hàm prompt, sau đó sử dụng lệnh alert để xuất ra kết quả.
Chúng ta sẽ giải bài này ở cả hai cách có return lẫn không có return nhé.
# Hàm không có return
Chúng ta sẽ xây dựng các thông báo trực tiếp bên trong thân của hàm luôn.
Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]
function compareNumber(a, b) { if (a > b){ alert("Số thứ nhất lớn hơn số thú hai"); } else if (a < b){ alert("Số thứ nhất bé hơn số thú hai"); } else { alert("Số thứ nhất bằng số thứ hai"); } } var a = parseInt(prompt("Nhập vào số đầu tiên")); var b = parseInt(prompt("Nhập vào số thứ hai")); compareNumber(a, b);
Với cách này có nhược điểm là ta không thể thay đổi nội dung thông báo mỗi khi sử dụng. Ví dụ thay vì so sánh hai số a và b mình cần so sánh hai số c và d với nội dung thông báo khác thì bắt buộc ta phải tạo ra hàm mới.
# Hàm có return
Mình sẽ khai báo một hàm có return về một giá trị, dựa vào giá trị này ta sẽ biết được số nào lớn hơn.
// Khai báo function compareNumber(a, b) { if (a > b){ return 1; } else if (a < b){ return 2; } else { return 3; } } // Sử dụng var a = parseInt(prompt("Nhập vào số đầu tiên")); var b = parseInt(prompt("Nhập vào số thứ hai")); var flag = compareNumber(a, b); if (flag == 1){ alert("Số thứ nhất lớn hơn số thú hai"); } else if (flag == 2){ alert("Số thứ nhất bé hơn số thú hai"); } else { alert("Số thứ nhất bằng số thứ hai"); }
Với cách này thì trong thân của hàm rất ngắn và dễ hiểu, tuy nhiên ở bên ngoài sử dụng thì phải code nhiều hơn. Cách này có ưu điểm như sau: Giả sử thay vì sử dụng hàm này để xuất thông báo thì mình cần sử dụng nó ở một bài toán khác thì không cần phải tạo hàm mới.
# Kết luận
Vậy khi sử dụng lệnh return trong hàm thì khi thực thi chương trình của hàm sẽ dừng lại ngay lệnh return đó, và giá trị khi gán biến cho hàm chính là giá trị của lệnh return. Ví dụ chương trình dưới đây có giá trị là 1 vì lệnh return trả về 1.
function test(){ return 1; } var a = test(); // a = 1
Trường hợp bạn gán giá trị của biến là một hàm không có return thì nó sẽ trả về undefined.
function test(){ } var a = test(); // a = undefined
Câu hỏi thường gặp liên quan:
- Cách truyền biến tham chiếu trong Javascript?
- Cho ví dụ về hàm có return và không có return trong Javascript