TRONG NƯỚC
NƯỚC NGOÀI
TÁC GIẢ VĂN HỌC
Tiểu sử và sự nghiệp của Trần Quốc Tuấn (Trần Hưng Đạo) Tiểu sử và sự nghiệp văn chương của nhà văn Thạch Lam Đôi nét về cuộc đời và sự nghiệp của nhà văn Đoàn Giỏi Nhà văn Bảo Ninh - Đôi nét về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác Nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm - Tiểu sử và sự nghiệp thành công Tiểu sử Lưu Trọng Lư và sự nghiệp văn chương đầy dấu ấn Tiểu sử và sự nghiệp sáng tác của nhà văn Bùi Hiển Tiểu sử và sự nghiệp văn chương của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp Tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp của nhà thơ Tế Hanh Tiểu sử tác giả Huỳnh Như Phương, cuộc đời và sự nghiệp Tiểu sử nhà văn William Shakespeare và sự nghiệp vĩ đại Cuộc đời và sự nghiệp người nghệ sĩ đa tài Văn Cao Tiểu sử Martin Luther King, nhà hoạt động nhân quyền Mỹ Tiểu sử và sự nghiệp của nhà phê bình Văn học Hoài Thanh Tiểu sử và sự nghiệp của nhà ngoại giao Ngô Thì Nhậm Tiểu sử và sự nghiệp sáng tác của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng Tiểu sử Nguyễn Công Trứ và những cống hiến to lớn Tiểu sử và sự nghiệp của Cao Bá Quát, danh sĩ vì nước vì dân Tiểu sử và sự nghiệp nhà văn Sô lô khốp (Mikhail Sholokhov) Tiểu sử và sự nghiệp nhà văn Hê minh uê (Ernest Hemingway) Tiểu sử và sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Lưu Quang Vũ Tiểu sử và sự nghiệp của nhà văn, họa sĩ Đỗ Phấn Tiểu sử và sự nghiệp nhà văn Nguyễn Trung Thành (Nguyên Ngọc) Tiểu sử nhà văn Trần Bảo Định và sự nghiệp tiêu biểu
CÁC CHỦ ĐỀ
BÀI MỚI NHẤT
MỚI CẬP NHẬT

Tiểu sử và sự nghiệp của Cao Bá Quát, danh sĩ vì nước vì dân

Cao Bá Quát (1808 - 1855) không chỉ là một nhà quân sự lỗi lạc có công lớn trong cuộc nổi dậy Mỹ Lương dưới triều Nguyễn mà còn là một nhà thơ lớn của dân tộc.

test php

banquyen png
Bài viết này được đăng tại freetuts.net, không được copy dưới mọi hình thức.

Cao Bá Quát sinh năm 1808, mất năm 1855, có tên chữ là Chu Thần, tên hiệu là Mẫn Hiên, Cúc Đường. Ông vừa là vị quan, một nhà quân sự tài ba lỗi lạc đồng thời cũng là một nhà thơ lớn trong giai đoạn thế kỷ 19 của Việt Nam.

Trong bài viết hôm nay, hãy cùng freetuts đi sâu tìm hiểu về tiểu sử và sự nghiệp của cụ Cao Bá Quát để hiểu thêm về vị danh nhân lỗi lạc này nhé!

Tiểu sử của cụ Cao Bá Quát

cao ba quat 1 jpg

Ảnh vẽ chân dung cụ Cao Bá Quát.

Cao Bá Quát vốn là người ở làng Sủi thuộc phủ Thuận An, trấn Kinh Bắc, hiện nay là Gia Lâm, TP. Hà Nội.

Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]

Không có sử sách nào ghi chép rõ ngày tháng năm sinh của ông mà mọi người chỉ phỏng đoán ông sinh năm 1808 vì dựa vào bài thơ “Thiên cư thuyết” của ông vì có đoạn viết rằng “Với tuổi ta mới hai kỷ mà đã thấy đất nước cũ thay đổi đến ba lần”, và bài thơ này được sáng tác vào năm 1832. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có nhiều nhà nghiên cứu cho rằng ông sinh năm 1809.

Tên chữ Hán của ông là 高伯适, tên chữ Chu Thần, hiệu là Mẫn Hiên hoặc Cúc Đường. Ông có rất nhiều bút danh khác nhau như Cao Chu Thần, Cúc Đường, Cao Tử, Chu Thần.

Cha ông tên là Cao Huy Tham, ông nội là Cao Huy Thiềm, cả hai người đều là những danh y nổi tiếng một thời. Ông còn có một người em song sinh khác tên là Cao Bá Đạt.

Năm 1855, khi tham gia cuộc khởi nghĩa Mỹ Lương, ông bị suất đội Đinh Thế Quang bắn chết trong trận chiến.

Sự nghiệp làm quan của Cao Bá Quát

Cùng tìm hiểu về cuộc đời làm quan đầy biến động của cụ Cao Bá Quát nhé.

Giai đoạn làm quan đầy biến động dưới triều Nguyễn

Ngay từ nhỏ, Cao Bá Quát đã bộc lộ mình là một thần đồng đặc biệt có tài đối đáp, đến năm 1831, dưới thời vua Minh Mạng, Cao Bá Quát đã đỗ Á Nguyên tại kỳ thi Hương nhưng bị Bộ Lễ ép xuống vị trí thứ 20 trong số những người đỗ cử nhân. Không nản lòng đến năm 1832, ông lại vác lều chõng vào kinh thành Huế tham dự kỳ thi Hội và nhiều kỳ thì khác nhưng đều không đỗ.

Mãi đến năm 1841, dưới thời vua Thiệu Trị, ông được một vị quan tỉnh Bắc Ninh tiến cử và nhờ vậy mà được vào kinh thành Huế và đảm nhận chức vụ Hành tẩu ở bộ Lễ, sau đó làm sơ khảo trường thi. Nhưng vì trong một lần ông sửa lại bài thi bị phạm quy cho thí sinh nên đã bị phát giác và sau đó là bị cách chức, đầy vào ngục tối giam cầm.

Đến năm 1843, sau gần 3 năm chịu đày ải và tra tấn trong nhà giam, ông được tạm tha nhưng phải đi đày ải đến vùng Giang Lưu Ba (nay là Indonesia) để lấy công chuộc tội.

Năm 1844, ông được phục lại chức cũ ở bộ Lễ nhưng rồi cũng vì bản tính khẳng khái, cương trực nên một lần nữa ông bị các quan lại bảo thủ loại khỏi triều đình, lúc này ông quyết định về Thăng Long để đoàn tụ cùng vợ và con.

Đến năm 1847, ông nhận được lệnh vào Huế làm việc tại Viện Hàn Lâm phụ trách mảng văn thơ, nhưng rồi chẳng được bao lâu đến năm Canh Tuất 1850 do làm phật lòng những quan lớn tại triều, ông lại bị đầy đi làm Giáo thụ ở phủ Quốc Oai.

Cuối năm 1850, ông lấy cớ về quê chịu tang cha rồi xin thôi chức Giáo thụ để chăm sóc mẹ già.

Tham gia khởi nghĩa chống nhà Nguyễn

Năm Giáp Dần 1854, nhân dân rơi vào cảnh lầm than vì vừa gặp đại hạn, vừa gặp nạn châu chấu dẫn đến mùa màng thất bát nhưng triều đình nhà Nguyễn không mảy may quan tâm. Trước tình thế ấy, Cao Bá Quát đã vận động những sĩ phu yêu nước khác cùng nhau khởi nghĩa đứng dậy chống lại nhà Nguyễn, để mong đem lại cuộc sống ấm no cho người dân.

Cao Bá Quát được bầu làm Quốc sư, cùng với minh chủ là Lê Duy Cự đã dựng cờ khởi nghĩa tại Mỹ Lương.

Năm 1854, tuy đang trong giai đoạn chuẩn bị nhưng do gặp nội gián tố giác buộc ông và mọi người phải phát lệnh tấn công sớm hơn dự định. Ban đầu quân khởi nghĩa dành được nhiều thắng lợi nhưng sau đó dưới sự đàn áp của quân triều đình thì họ đã liên tiếp thất bại.

Tháng 12 năm 1855, Cao Bá Quát một lần nữa đem quân tấn công Yên Sơn lần thứ hai, tuy nhiên trong lúc chiến sự đang căng thẳng thì ông bị quân triều đình bắn chết, thủ cốc của ông bị đem bêu rếu khắp nơi, dòng họ Cao bị chu di tam tộc.

Sự nghiệp văn chương của Cao Bá Quát

Ngoài là một nhà nho hay chữ, một quân sư tài ba, Cao Bá Quát còn là một nhà thơ lớn trong giai đoạn thế kỷ thứ XIX, và ngay bây giờ cùng tìm hiểu đôi nét về phong cách văn chương và những tác phẩm tiêu biểu nhất của ông nhé.

Phong cách văn chương của Cao Bá Quát

Cao Bá Quát là một nhà thơ lớn của dân tộc vào thế kỷ thứ 19, lúc bấy giờ ông có một phong cách sáng tác vô cùng độc đáo khác hẳn so với các nhà thơ, tác giả cùng thời đó chính là áp dụng sự cách tân đầy táo bạo với giọng điệu thơ mới có sự kết hợp giữa tự sự và độc thoại nhưng lời thơ, lời văn vẫn mang nhiều hàm súc, nhiều nghĩa và phần lớn nội dung sẽ tập trung vào những đề tài có ý nghĩa vào xã hội dương thời như khát vọng của tuổi trẻ, tình bạn, tình yêu, tình thân và cả tình thầy trò.

Tác phẩm tiêu biểu của nhà thơ Cao Bá Quát

Do cuộc khởi nghĩa của Cao Bá Quát ở Mỹ Lương thất bại nên phần lớn các tác phẩm của ông đều bị thu giữ, tiêu hủy và ban sắc lệnh cấm lưu hành nên đã bị thất lạc khác nhiều và sau khi tìm kiếm từ nhiều nguồn tư liệu thì người ta đã tổng hợp lại chỉ còn chừng 1353 bài thơ, 21 tác phẩm truyện ngắn và truyện truyền kỳ. Một số tác phẩm tiêu biểu đã được freetuts tổng hợp ngay bên dưới đây.

  • Uống rượu tiêu sầu bài 1 - Trích trong tập Cao Bá Quát toàn tập, tập 1.
  • Sa hành đoản ca hay còn gọi là Bài ca ngắn đi trên bãi cát.
  • Tài tử đa cùng phú.
  • Nhân sinh thấm thoát.
  • Dương phụ hành
  • Uống rượu tiêu sầu bài 2.
  • Độc dạ cảm hoài - Đêm một mình cảm nghĩ
  • Hoài cảm
  • Tài tử với giai nhân
  • Chiêu Quân
  • Chinh nhân phụ
  • Chu hành nhập Hưng Yên
  • Chu trung đối nguyệt.
  • Du Tây Hồ bát truyện kỳ 1 cho đến kỳ 8.

Nhận định về tài năng của Cao Bá Quát

Cùng xem qua một số nhận định hay trong việc đánh giá tính cách, con người và tài năng của Cao Bá Quát để thấy được ông là một bậc vĩ nhân được người người kính trọng nhé.

  • Trong cuốn “Từ điển văn học” có đoạn viết về Cao Bá Quát rằng “Ông là một nhà thơ rất có bản lĩnh vì ngay từ những tác phẩm đầu tiên chúng ta đã thấy sự tự tin của ông về tài năng và ý chí của mình, tuy cuộc sống của ông có phần nghèo khổ nhưng ông đặc biệt coi khinh những kẻ thích khom lưng, luồn cúi để đổi lất vinh hoa phú quý”.
  • Nhà thơ Xuân Diệu từng nhận xét rằng “Cao Bá Quát là một nhà thơ tượng trưng cho tinh thần phản kháng, và chính vì vậy những triết lý của ông luôn bền bỉ đến tận mãi đời sau”.
  • Giáo sư Thanh Lãng nói rằng “Sở trường trường của cụ Cao Bá Quát là phú và ca trù, và quả thực ông đã đạt đến đỉnh cao của hai thể loại hình văn học này. Tuy nhiên, chỉ có điều là ông thích dùng chữ Nho và các điển tích nên có phần thua thiệt hơn so với cụ Nguyễn Công Trứ”.

Vinh danh Cao Bá Quát

Phải công nhận rằng, Cao Bá Quát là một danh sĩ bất phùng, cả đời sống thanh bạch, liêm khiết và có nhiều đóng góp cho đất nước, chính vì vậy hiện nay có rất nhiều con đường cùng các trường học trong các thành phố lớn của đất nước ta được đặt theo tên của ông như một phần tôn vinh và tưởng nhớ đến bậc danh nhân này.

Hiện nay tại Hà Nội có một khu tưởng niệm riêng cho cụ Quát với diện tích lên đến 4000 m2 nằm gần chợ Sủi và hằng năm thì người dân tại đây đều tổ chức nhiều hoạt động để nhằm vinh danh và tri ân ông và mọi người đã thống nhất lấy ngày mùng 9 tháng 9 âm lịch hàng năm để tổ chức ngày giỗ cho vị danh nhân này.

Và điều đáng tự hào nhất là năm 2008, Hội nhà văn Việt Nam đã cho in ấn hai cuốn Cao Bá Quát toàn tập để tổng hợp các tư liệu và tác phẩm có liên quan tới ông để người đời có một cái nhìn khách quan và đầy đủ nhất.

Cao Bá Quát và câu chuyện văn hay chữ tốt

Chắc hẳn giai thoại “Văn hay chữ tốt” của Cao Bá Quát đã trở nên quen thuộc với mọi người vì câu chuyện này đã được đưa vào chương trình Tiếng Việt lớp 4. Nội dung của giai thoại này kể về việc có một bà cụ hàng xóm đã nhờ cụ Quát viết dùm một lá đơn kêu oan, ông cũng dốc lòng dốc sức viết cho cụ nhưng vì chữ quá xấu, quan huyện không đọc được nên đã đuổi bà cụ đi về. Cao Bá Quát hay tin bèn ngẫm ra rằng dù văn có hay đến đâu mà chữ không ra chữ thì cũng chẳng có ý nghĩa gì, từ đó ông ra sức rèn luyện để có một nét chữ đẹp hơn và nhờ vậy mà ông đã vang danh với tài văn hay, chữ tốt.

Hỏi đáp về Cao Bá Quát

Cao Bá Quát sinh năm bao nhiêu, mất năm bao nhiêu?

Không có sử sách nào ghi chép lại được ngày tháng năm sinh của ông, mọi người chỉ phỏng đoán rằng cụ Quát sinh năm 1808, mất năm 1855.

Cao Bá Quát quê ở đâu?

Quê gốc của ông ở làng Phú Thị, huyện Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh.

Cao Bá Quát được mệnh danh là gì?

Như đã trình bày ở trên, ông vốn là một hình tượng mẫu mực trong việc chăm chỉ rèn luyện học tập, vừa văn hay, vừa chữ tốt nên người đời đã tôn ông là “Thánh Quát” hay là “Văn như Siêu, Quát võ tiền Hán”.

Sau thất bại của cuộc khởi nghĩa Mỹ Lương, Cao Bá Quát có bị tru di tam tộc không?

Câu trả lời là có nhé, sau khi bị bắn chết trong cuộc khởi nghĩa, đầu của ông bị mang đi bêu rếu khắp Nam Kỳ và dòng họ Cao bị chu di tam tộc.

Trên đây, freetuts.net đã chia sẻ thông tin về tiểu sử và sự nghiệp của danh nhân Cao Bá Quát, hy vọng qua đây mọi người sẽ có thêm những cái nhìn đầy đủ và khách quan hơn về ông.

Nếu các bạn muốn tìm hiểu thêm về cuộc đời và sự nghiệp của những nhà văn, nhà thơ hay danh nhân khác thì hãy truy cập vào chuyên mục Văn học của chúng tôi ngay nhé! Chào tạm biệt và hẹn gặp lại trong những bài viết tiếp theo.

Cùng chuyên mục:

Bài 1: Soạn bài Trong lời mẹ hát - Trương Nam Hương - Hướng dẫn chuẩn

Bài 1: Soạn bài Trong lời mẹ hát - Trương Nam Hương - Hướng dẫn chuẩn

Cách viết báo cáo nghiên cứu về vấn đề tự nhiên hoặc xã hội

Cách viết báo cáo nghiên cứu về vấn đề tự nhiên hoặc xã hội

Hướng dẫn cách viết báo cáo nghiên cứu về vấn đề tự nhiên hoặc xã…

Dàn ý giới thiệu về một tác phẩm nghệ thuật văn học và văn mẫu

Dàn ý giới thiệu về một tác phẩm nghệ thuật văn học và văn mẫu

Cách làm bài văn nghị luận về tác phẩm văn học chi tiết nhất

Cách làm bài văn nghị luận về tác phẩm văn học chi tiết nhất

Cách viết văn bản thuyết minh, dàn ý chi tiết và văn mẫu hay

Cách viết văn bản thuyết minh, dàn ý chi tiết và văn mẫu hay

Dàn ý nghị luận xã hội về tình mẫu tử và bài văn mẫu hay

Dàn ý nghị luận xã hội về tình mẫu tử và bài văn mẫu hay

Dàn ý nghị luận xã hội về tình yêu tuổi học trò, văn mẫu hay

Dàn ý nghị luận xã hội về tình yêu tuổi học trò, văn mẫu hay

Nghị luận xã hội về lòng tự trọng của con người, dàn ý, văn mẫu

Nghị luận xã hội về lòng tự trọng của con người, dàn ý, văn mẫu

Viết văn bản nghị luận phân tích đánh giá một truyện kể

Viết văn bản nghị luận phân tích đánh giá một truyện kể

Dàn ý nghị luận xã hội về vấn đề an toàn giao thông và văn mẫu

Dàn ý nghị luận xã hội về vấn đề an toàn giao thông và văn mẫu

Tiểu sử nhà văn Trần Bảo Định và sự nghiệp tiêu biểu

Tiểu sử nhà văn Trần Bảo Định và sự nghiệp tiêu biểu

Nghị luận xã hội về hiện tượng biến đổi khí hậu, dàn ý, văn mẫu

Nghị luận xã hội về hiện tượng biến đổi khí hậu, dàn ý, văn mẫu

Nghị luận xã hội về hiện tượng biến đổi khí hậu là một trong những...

Tiểu sử và sự nghiệp nhà văn Nguyễn Trung Thành (Nguyên Ngọc)

Tiểu sử và sự nghiệp nhà văn Nguyễn Trung Thành (Nguyên Ngọc)

Nhà văn Nguyễn Trung Thành (Nguyên Ngọc) có tên thật là Nguyễn Văn Báu...

Tiểu sử và sự nghiệp của nhà văn, họa sĩ Đỗ Phấn

Tiểu sử và sự nghiệp của nhà văn, họa sĩ Đỗ Phấn

Đỗ Phấn không chỉ là một họa sĩ rất tài ba và cũng là một…

Tiểu sử và sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Lưu Quang Vũ

Tiểu sử và sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Lưu Quang Vũ

Lưu Quang Vũ (1948 - 1988), ông là một nhà thơ, nhà văn, kiêm nhà…

Tiểu sử và sự nghiệp nhà văn Hê minh uê (Ernest Hemingway)

Tiểu sử và sự nghiệp nhà văn Hê minh uê (Ernest Hemingway)

Hê minh uê (Ernest Miller Hemingway) là một nhà văn, nhà báo...

Tiểu sử và sự nghiệp nhà văn Sô lô khốp (Mikhail Sholokhov)

Tiểu sử và sự nghiệp nhà văn Sô lô khốp (Mikhail Sholokhov)

Sô lô khốp hay còn gọi là Sholokhov (1905 - 1984) vốn là một nhà...

Tiểu sử Nguyễn Công Trứ và những cống hiến to lớn

Tiểu sử Nguyễn Công Trứ và những cống hiến to lớn

Nguyễn Công Trứ sinh năm 1778, mất năm 1859, ông vừa là một nhà chính…

15+ Mở bài Đất Nước Nguyễn Khoa Điềm

15+ Mở bài Đất Nước Nguyễn Khoa Điềm

15 Mở bài Câu cá mùa thu (Thu điếu) hay, đạt điểm cao nhất

15 Mở bài Câu cá mùa thu (Thu điếu) hay, đạt điểm cao nhất

Mở bài Câu cá thu (Thu điếu) là một phần quan trọng nhất trong...

Top