TRONG NƯỚC
NƯỚC NGOÀI
TÁC GIẢ VĂN HỌC
Tiểu sử và sự nghiệp của Trần Quốc Tuấn (Trần Hưng Đạo) Tiểu sử và sự nghiệp văn chương của nhà văn Thạch Lam Đôi nét về cuộc đời và sự nghiệp của nhà văn Đoàn Giỏi Nhà văn Bảo Ninh - Đôi nét về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác Nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm - Tiểu sử và sự nghiệp thành công Tiểu sử Lưu Trọng Lư và sự nghiệp văn chương đầy dấu ấn Tiểu sử và sự nghiệp sáng tác của nhà văn Bùi Hiển Tiểu sử và sự nghiệp văn chương của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp Tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp của nhà thơ Tế Hanh Tiểu sử tác giả Huỳnh Như Phương, cuộc đời và sự nghiệp Tiểu sử nhà văn William Shakespeare và sự nghiệp vĩ đại Cuộc đời và sự nghiệp người nghệ sĩ đa tài Văn Cao Tiểu sử Martin Luther King, nhà hoạt động nhân quyền Mỹ Tiểu sử và sự nghiệp của nhà phê bình Văn học Hoài Thanh Tiểu sử và sự nghiệp của nhà ngoại giao Ngô Thì Nhậm Tiểu sử và sự nghiệp sáng tác của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng Tiểu sử Nguyễn Công Trứ và những cống hiến to lớn Tiểu sử và sự nghiệp của Cao Bá Quát, danh sĩ vì nước vì dân Tiểu sử và sự nghiệp nhà văn Sô lô khốp (Mikhail Sholokhov) Tiểu sử và sự nghiệp nhà văn Hê minh uê (Ernest Hemingway) Tiểu sử và sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Lưu Quang Vũ Tiểu sử và sự nghiệp của nhà văn, họa sĩ Đỗ Phấn Tiểu sử và sự nghiệp nhà văn Nguyễn Trung Thành (Nguyên Ngọc) Tiểu sử nhà văn Trần Bảo Định và sự nghiệp tiêu biểu
CÁC CHỦ ĐỀ
BÀI MỚI NHẤT
MỚI CẬP NHẬT

Tiểu sử và sự nghiệp của nhà phê bình Văn học Hoài Thanh

Hoài Thanh không chỉ là một nhà phê bình văn học vô cùng nổi tiếng mà ông còn là một cây bút sáng giá đã có nhiều đóng góp to lớn cho kho tàng văn học Việt Nam.

test php

banquyen png
Bài viết này được đăng tại freetuts.net, không được copy dưới mọi hình thức.

Hoài Thanh sinh ngày 15 tháng 07 năm 1909, mất ngày 14 tháng 03 năm 1982, ông vừa là một nhà thơ, nhà văn kiêm nhà phê bình văn học có tiếng trên văn đàn Việt Nam. Ông cũng là đồng sáng tác ra cuốn Thi nhân Việt Nam, một cuốn sách chuyên về bình giảng văn học.

Trong bài viết hôm nay, hãy cùng freetuts đi sâu tìm hiểu về tiểu sử và sự nghiệp của nhà phê bình văn học Hoài Thanh để có thể hiểu thêm về nhà văn tài hoa này nhé.

Tiểu sử về Hoài Thanh

hoai thanh 1 jpg

Nhà văn, nhà phê bình Hoài Thanh và cuốn “Thi nhân Việt Nam”.

Hoài Thanh hay có tên khai sinh là Nguyễn Đức Nguyên, ông sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền thống hiếu học và yêu nước tại huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An.

Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]

Từ nhỏ ông đã được theo học chữ Hán và chữ Quốc ngữ tại trường Quốc học Vinh, sau đó học trung học ở trường Pháp Việt, tại đây ông tích cực tham gia các phong trào yêu nước của Phân Chu Trinh và Phan Bội Châu.

Năm 1927, ông gia nhập Tân Việt Cách mạng Đảng và trở thành một thành viên xông xáo. Đến năm 1930, khi đang theo học tại trường Bưởi thì ông bị bắt và buộc trục xuất khỏi Bắc Kỳ.

Năm 1931, ông vào Huế và bắt đầu làm rất nhiều nghề, từ đi dạy học, nhà văn cho tới viết báo. Đến năm 1945, ông tiếp tục tham gia Tổng khởi nghĩa của Việt Minh nhằm lật đổ chính quyền ở Huế.

Từ năm 1945 đến năm 1946, ông quay lại Hà Nội làm giảng viên tại trường Đại học Hà Nội. Đến năm 1947 - 1948, ông chuyển công tác sang Đài Tiếng nói Việt Nam.

Suốt những năm tháng sau đó, ông tiếp tục công việc giảng dạy tại các trường Đại học và trở thành đại biểu Quốc hội khóa 2 và Tổng thư ký Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam và nhiều chức vụ quan trọng khác.

Đến ngày 14 tháng 03 năm 1982, do tuổi cao, sức yếu Hoài Thanh mất tại Hà Nội, ông hưởng thọ 73 tuổi.

Sự nghiệp của Hoài Thanh

Cùng tìm hiểu về phong cách sáng tác và một số tác phẩm tiêu biểu của nhà phê bình, nhà văn Hoài Thanh ngay bên dưới đây nhé.

Phong cách sáng tác của Hoài Thanh

Hoài Thanh là một tác giả rất đa tài, ông thành công trong rất nhiều lĩnh vực văn học khác nhau và tự xây dựng cho mình một phong cách sáng tác rất riêng, có cá tính của bản thân mà không bị hòa lẫn với bất kỳ tác giả nào. Hầu hết các sáng tác của ông đều chứa đựng những cảm xúc vô cùng sâu sắc và có một cái nhìn rất đa chiều, rất tinh tế.

Khi nhận xét về các nhà thơ, nhà văn khác, ông luôn nêu được phong cách của họ và từ đó đưa ra được nhiều lời nhận xét khách quan, đúng đắn nhất và không mang tính thiên vị.

Ngôn từ ông sử dụng trong các tác phẩm, bài phê bình của mình thì giản dị, dễ hiểu, không quá hoa mỹ, khen có, chê có và rất là trung thực. Chính vì vậy, ông đã khẳng định được vị thế của bản thân trên các diễn đàn Văn học và được các tác giả khác trên văn đàn vô cùng coi trọng và kính nể.

Tác phẩm tiêu biểu của Hoài Thanh

Cùng freetuts điểm qua một số tác phẩm tiêu biểu gắn liền với tên tuổi của nhà phê bình Hoài Thanh nhé:

  • Thi nhân Việt Nam, viết vào giai đoạn 1932 - 1941, đồng tác giả với Hoài Chân, em trai của ông, đây cũng là tác phẩm đã làm nên tên tuổi cho nhà phê bình Hoài Thanh và Hoài Chân.
  • Tác phẩm Có một nền văn hóa Việt Nam, sáng tác năm 1946.
  • Tiểu luanaj Quyền sống con người trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, viết năm 1949.
  • Bút ký Nam Bộ mến yêu, sáng tác năm 1955.
  • Tác phẩm “Quê hương và thời niên thiếu của Bác”, đồng sáng tác với nhà văn Thanh Tịnh vào nam 1960.
  • Tuyển tập Hoài Thanh, bao gồm 2 tập được phát hành vào năm 1982 và 1983.
  • Tác phẩm Hoài Thanh toàn tập, bao gồm 5 tập được sáng tác năm 1998.

Giải thưởng của Hoài Thanh

Nhà phê bình, nhà văn Hoài Thanh đã dành cả cuộc đời của mình để cống hiến cho sự phát triển của nền văn học nước nhà, chính vì vậy, ông đã dành được nhiều giải thưởng danh giá và vinh danh trên toàn quốc như:

  • Năm 2000, ông được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học và nghệ thuật, dành cho những tác phẩm, công trình nghệ thuật văn học xuất sắc nhất.
  • Tại hai thành phố lớn là Hà Nội và TP.HCM đều có hai con đường mang tên Hoài Thanh với mục đích thể hiện sự tri ân và tưởng nhớ đến ông.
  • Rất nhiều tác phẩm văn học của ông được đưa vào chương trình Ngữ Văn phổ thông trung học tại Việt Nam.
  • Mặc dù đã nhiều năm trôi qua nhưng những di sản mà ông để lại vẫn là những dấu tích còn mãi với thời gian.
  • Cuốn sách Thi nhân Việt Nam đã được tái bản tới 30 lần, đây là một kỷ lục vô cùng ấn tượng cho thể loại sách nghiên cứu về đề tài Văn học.

Những nhận xét để đời của Hoài Thanh

Cùng xem thử, dưới con mắt tinh tường và sự am hiểu của Hoài Thanh, ông đã có những nhận xét sắc bén nào về các tác giả trong phong trào thơ mới tại Việt Nam nhé.

  • Hoài Thanh từng nhận xét về Tế Hanh rằng “Tôi thấy Tế Hanh là một người tinh tế lắm, ông đã ghi lại được những nét rất thần tình của cảnh tượng sinh hoạt ở chốn làng quê Việt Nam. Người nghe có thể cảm nhận được một cách trọn vẹn nhất những thứ không hình không sắc như “mảnh hồn làng”. Và thơ của ông đã đưa chúng ta vào một thế giới rất bình yên và gần gũi. Tế Hanh có thể nhìn đời một cách sâu sắc đến vậy là bởi vì ông có một tâm hồn quá tha thiết và giàu cảm xúc”.
  • Hoài Thanh nhận xét về Huy Cận “Huy Cận là nhà thơ chuyên đi lượm lặt những nỗi buồn rơi rác rồi từ đó viết nên những vần thơ ảo não. Và chắc hẳn người đời đều rất ngạc nhiên khi chỉ với những thứ tưởng như chỉ là cát bụi bình thường lại có thể tạo nên bao nhiêu chau báu, ngọc ngà”.
  • Hoài Thanh nhận xét về Xuân Diệu “Xuân Diệu là một nhà thơ tiên phong trong phong trào thơ mới, thơ của ông luôn chứa đựng những nguồn sống dạt dào, vô bở bến mà trước giờ chưa từng thấy trong bất kỳ nhà thơ nào. Ông say đắm với tình yêu, say đắm cảnh đời, tha thiết được sống một cách trọn vẹn, vội vàng để có thể tận hưởng được cuộc đời ngắn ngủi này, và đặc biệt khi viết chủ đề vui hay buồn, ông đều rất nồng nàn và tha thiết

Trên đây, freetuts.net đã chia sẻ chi tiết về tiểu sử cũng như sự nghiệp của nhà phê bình văn học Hoài Thanh, hy vọng đây là những thông tin hữu ích cho các độc giả. Nếu các bạn muốn tìm hiểu về nhiều nhà thơ, nhà văn khác hãy truy cập vào chuyên mục Văn học của chúng tôi ngay nhé! Chào tạm biệt và hẹn gặp lại trong nhưng bài viết tiếp theo.

Cùng chuyên mục:

- Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống

- Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống

- Soạn bài Nam quốc sơn hà

- Soạn bài Nam quốc sơn hà

- Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 68

- Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 68

Bài 3: Soạn bài Hịch tướng sĩ

Bài 3: Soạn bài Hịch tướng sĩ

- Soạn bài Củng cố, mở rộng bài 2

- Soạn bài Củng cố, mở rộng bài 2

- Soạn bài Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội

- Soạn bài Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội

- Soạn bài Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học (bài thơ thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt Đường luật)

- Soạn bài Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học (bài thơ thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt Đường luật)

- Soạn bài Nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình của người khác

- Soạn bài Nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình của người khác

- Soạn bài Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do

- Soạn bài Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do

- Soạn bài Làm một bài thơ sáu chữ hoặc bảy chữ

- Soạn bài Làm một bài thơ sáu chữ hoặc bảy chữ

- Soạn bài Chái bếp

- Soạn bài Chái bếp

- Soạn bài Thực hành tiếng Việt

- Soạn bài Thực hành tiếng Việt

- Soạn bài Những chiếc lá thơm tho

- Soạn bài Những chiếc lá thơm tho

- Soạn bài Ôn tập (Bài 3)

- Soạn bài Ôn tập (Bài 3)

- Soạn bài Viết văn bản kiến nghị về một vấn đề của đời sống

- Soạn bài Viết văn bản kiến nghị về một vấn đề của đời sống

- Soạn bài Đi cấp cứu trên tàu Viễn Dương

- Soạn bài Đi cấp cứu trên tàu Viễn Dương

- Soạn bài Thực hành tiếng Việt (Bài 5)

- Soạn bài Thực hành tiếng Việt (Bài 5)

- Soạn bài Loại vi trùng quý hiếm

- Soạn bài Loại vi trùng quý hiếm

- Soạn bài Cái chúc thư

- Soạn bài Cái chúc thư

Bài 5: Soạn bài Ông Giuốc-Đanh mặc lễ phục

Bài 5: Soạn bài Ông Giuốc-Đanh mặc lễ phục

Top