TRONG NƯỚC
NƯỚC NGOÀI
TÁC GIẢ VĂN HỌC
Tiểu sử và sự nghiệp của Trần Quốc Tuấn (Trần Hưng Đạo) Tiểu sử và sự nghiệp văn chương của nhà văn Thạch Lam Đôi nét về cuộc đời và sự nghiệp của nhà văn Đoàn Giỏi Nhà văn Bảo Ninh - Đôi nét về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác Nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm - Tiểu sử và sự nghiệp thành công Tiểu sử Lưu Trọng Lư và sự nghiệp văn chương đầy dấu ấn Tiểu sử và sự nghiệp sáng tác của nhà văn Bùi Hiển Tiểu sử và sự nghiệp văn chương của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp Tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp của nhà thơ Tế Hanh Tiểu sử tác giả Huỳnh Như Phương, cuộc đời và sự nghiệp Tiểu sử nhà văn William Shakespeare và sự nghiệp vĩ đại Cuộc đời và sự nghiệp người nghệ sĩ đa tài Văn Cao Tiểu sử Martin Luther King, nhà hoạt động nhân quyền Mỹ Tiểu sử và sự nghiệp của nhà phê bình Văn học Hoài Thanh Tiểu sử và sự nghiệp của nhà ngoại giao Ngô Thì Nhậm Tiểu sử và sự nghiệp sáng tác của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng Tiểu sử Nguyễn Công Trứ và những cống hiến to lớn Tiểu sử và sự nghiệp của Cao Bá Quát, danh sĩ vì nước vì dân Tiểu sử và sự nghiệp nhà văn Sô lô khốp (Mikhail Sholokhov) Tiểu sử và sự nghiệp nhà văn Hê minh uê (Ernest Hemingway) Tiểu sử và sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Lưu Quang Vũ Tiểu sử và sự nghiệp của nhà văn, họa sĩ Đỗ Phấn Tiểu sử và sự nghiệp nhà văn Nguyễn Trung Thành (Nguyên Ngọc) Tiểu sử nhà văn Trần Bảo Định và sự nghiệp tiêu biểu
CÁC CHỦ ĐỀ
BÀI MỚI NHẤT
MỚI CẬP NHẬT

Tiểu sử Nguyễn Công Trứ và những cống hiến to lớn

Nguyễn Công Trứ không chỉ là một nhà chính trị lỗi lạc, một tướng quân tài ba có nhiều chiến công lừng lẫy mà ông còn là một nhà thơ nổi tiếng dưới triều Nguyễn.

test php

banquyen png
Bài viết này được đăng tại freetuts.net, không được copy dưới mọi hình thức.

Nguyễn Công Trứ sinh năm 1778, mất năm 1859, ông vừa là một nhà chính trị, quân sự tài ba vừa là một nhà thơ vô cùng nổi tiếng dưới triều Nguyễn. Trong suốt sự nghiệp của mình, ông đã lập được nhiều chiến công vẻ vang và cống hiến rất nhiều cho sự phát triển của dân tộc.

Trong bài viết hôm nay, hãy cùng freetuts đi sâu tìm hiểu về tiểu sử và những cống hiến vẻ vang mà Nguyễn Công Trứ đã làm dưới thời triều Nguyễn nhé!

Tiểu sử của Nguyễn Công Trứ

nguyen cong tru 1 jpg

Chân dung Nguyễn Công Trứ

Nguyễn Công Trứ có tên chữ Hán là 阮公著, tự là Tồn Chất, hiệu là Ngộ Trai. Ông sinh ngày 19 tháng 12 năm 1778 tại huyện Quỳnh Côi, phủ Thái Bình, quê gốc ở làng Uy Viễn nay là huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.

Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]

Cha ông là Nguyễn Công Tấn, tước là Đức Ngạn Hầu, mẹ ông là Nguyễn Thị Phan, con gái của quan Quản nội thị tước Cảnh Nhạc Bá.

Theo nhiều sử sách ghi chép lại thì vốn sinh ra trong một gia đình gia giáo, được dạy dỗ tử tế nên ngay từ thuở nhỏ, ông đã sớm bộc lộ mình là một người học giỏi có tiếng. Tuy nhiên học tài thi phận nên mãi đến năm 1819, khi ông đã 41 tuổi thì ông mới đậu giải Nguyên và bắt đầu việc làm quan dưới triều Nguyễn.

Năm 1820, ông được tiến cử giữ chức hành tẩu ở Quốc sử quán, và sau đó trở thành Tri huyện Đường Hào, tham tán quân vụ rồi thăng chức thành Thị Lang bộ hình vào năm 1826.

Năm 1832, ông được chuyển sang làm Bố chánh sứ Hải Dương rồi sau đó thăng làm Tham tri Bộ Binh và giữ chức Tổng đốc tỉnh Hải Yên.

Liên tiếp những năm sau đó, ông được bổ nhiệm làm nhiều chức vụ quan trọng như thượng thư, tổng đốc, nhưng bên cạnh đó, ông cũng nhiều lần bị giáng cấp, thậm chí kết án, trảm giam nhưng rồi được tha bổng.

Năm 1848, tức năm Tự Đức thứ hai, ông quyết định rút lui khỏi chốn quan trường về nghỉ hưu.

Đến ngày 07 tháng 12 năm 1858, ông mất tại Nghi Xuân, hưởng thọ 80 tuổi.

Những cống hiến to lớn của Nguyễn Công Trứ

Trong suốt cuộc đời làm quan của mình, Nguyễn Công Trứ đã có rất nhiều cống hiến to lớn cho sự phát triển của triều đình nhà Nguyễn trong phong trào quân sự, kinh tế và cả văn học, cụ thể như sau:

Nguyễn Công Trứ là một vị tướng tài ba

Tại thời điểm lúc bấy giờ, do triều đình nhà Nguyễn đặt ra nhiều chính sách hà khắc, bất lợi cho nhân dân dẫn đến lòng dân không yên và xảy ra nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân. Nguyễn Công Trứ được giao trọng trách cầm quân để đánh tan các cuộc khởi nghĩa, tiêu biểu như dẹp loạn khởi nghĩa Phan Bá Vành năm 1827, dẹp khởi nghĩa Nông Văn Vân năm 1833. Và đặc biệt nhất là việc ông là một nhân tố quan trọng góp phần tạo dựng nên chiến thắng trong cuộc chiến Việt - Xiêm năm 1841 - 1845.

Thậm chí đến năm 79 tuổi, mặc dù tuổi đã cao nhưng khi nghi tin giặc ngoại xâm đến xâm lược nước ta, ông vẫn xin vua được ra trận đánh giặc.

Nguyễn Công Trứ đóng vai trò to lớn trong việc phát triển nền kinh tế

Nguyễn Công Trứ còn là người đã lập nên các huyện như Kim Sơn, Tiền Hải khi đưa ra đề xuất đắp đê lấn biển để mở rộng bờ cõi, lập ấp.

Năm 1820, ông đã kiến nghị thành lập nhà học, xã thương ở nông thôn từ đó nâng cao trình độ dân trí và giúp hàng hóa được lưu thông trao đổi một cách dễ dàng hơn, nhờ đó mà kinh tế của các vùng được phát triển hơn rất nhiều.

Nguyễn Công Trứ góp phần phát triển văn hóa nghệ thuật nước nhà

Mặc dù với vai trò chính là việc làm quan, nhưng Nguyễn Công Trứ cũng đã cống hiến cho nền văn học nước nhà rất nhiều tác phẩm hay và ý nghĩa với đa dạng chủ đề từ hát nói, thơ Nôm, phú. Và đặc biệt nhất cụ chính là người đóng vai trò quan trọng trong việc giúp đưa làn điệu ca trù của quê hương Hà Tĩnh gia nhập vào chốn cung đình thời đó để trở nên phổ biến hơn và đặc biệt ngày nay làn điệu dân ca này đã trở thành một di sản văn hóa nghệ thuật rất đỗi tự hào của Việt Nam.

Sự nghiệp sáng tác văn chương của Nguyễn Công Trứ

Cùng tìm hiểu về phong cách sáng tác cũng như một số tác phẩm của cụ Nguyễn Công Trứ để hiểu tại sao ông lại là một nhà văn lỗi lạc dưới thời nhà Nguyễn nhé.

Phong cách sáng tác của Nguyễn Công Trứ

Nguyên Công Trứ là một tác giả có phong cách sáng tác vô cùng đặc biệt so với các nhà văn, nhà thơ cùng thời. Các tác phẩm của ông đều thể hiện sự tự do, phóng túng pha chút sự ngạo nghễ, thể hiện một cuộc sống thanh cao, ung dung tự tại và đặc biệt các tác phẩm đều có tính thống nhất rõ ràng.

Ngôn ngữ ông sử dụng trong các tác phẩm của mình thì rất gần gũi, dễ hiểu và đậm chất xứ nghệ, lời văn, lời thơ của ông không quá trau chuốt hay được tỉa tót kỹ lưỡng mà ngược lại nó vô cùng tự nhiên, thậm chí có đôi lúc hơi trần trụi, ấy thế mà nó lại để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng độc giả. Và một điểm đặc biệt hơn cả đó chính là việc ông rất hay áp dụng các thành ngữ, tục ngữ, ca dao Việt Nam vào trong những tác phẩm của mình, giúp nó trở nên vô cùng ấn tượng.

Tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Công Trứ

tiêu biểu là một số tác phẩm mà freetuts đã tổng hợp ngay bên dưới đây:

  • Thơ Nôm “Đi thi tự vịnh
  • Thơ Nôm “Vịnh cảnh nghèo
  • Thơ Nôm “Thế tình đối với cảnh nghèo
  • Thơ Nôm “Thú ruộng vườn
  • Thơ Nôm “Tương tư
  • Thơ Nôm “Cảnh xa nhà
  • Thơ Nôm “Cầm kì thi tửu
  • Thơ Nôm “Vịnh văn võ
  • Hát nói - Ca trù “Chí khí anh hùng
  • Hát nói - Ca trù “Chí nam nhi
  • Hát nói - Ca trù “Trên vì nước dưới vì nhà
  • Hát nói - Ca trù “Chơi xuân kẻo hết xuân đi
  • Hát nói - Ca trù “Nhàn nhân với quỷ nhân
  • Hát nói - Ca trù “Vịnh Thúy Kiều
  • Hát nói - Ca trù “Vịnh cảnh Hà Nội
  • Phú “Hàn nho phong vị phú
  • Thơ chữ Hán “Thất thập tự thọ

Nhận định về Nguyễn Công Trứ

Cùng xem qua một số nhận định của các giáo sư, nhà văn, nhà thơ khác khi nói về Nguyễn Công Trứ nhé:

  • Giáo sư Nguyễn Khắc Hoạch từng nhận xét rằng “Nguyễn Công Trứ là một tác giả tiên phong trong việc đem tính chất Việt Nam vào thơ Đường luật, ông đã khai thác thành công nhiều tài liệu ca dao, tục ngữ, thành ngữ mang đậm nét Việt Nam”.
  • Trong sách “Đại Nam liệt truyện”, có đoạn nhận xét về Nguyễn Công Trứ như sau “Nguyễn Công Trứ là người vừa có tài khí, vừa có tài làm văn, bên cạnh đó ông cũng rất giỏi về quốc âm, đến nay hãy còn truyền tụng. Ông làm quan thường bị bãi cách rồi lại đượ cất nhắc lên ngay, chứng tỏ sức ở chiến trường khi lập được nhiều chiến công hiển hách”.
  • Nhà thơ Tố Hữu từng nói rằng “Tôi xin bái phục, nghìn lần bái phục cụ Nguyễn Công Trứ, cụ là một người có một không hai trên đời, tài đến vậy là cùng, khí phách đến vậy là cùng, đức độ làm quan cũng đến rứa là cùng…”
  • Tổng Đốc Hà Tĩnh Hoàng Nho Nhã từng đưa ra nhận định rằng “Sự nghiệp kính nhân thiên hạ hữu / Phong lưu đáo lão thế gian vô”, có nghĩa là từ xưa đến nay, những người làm cho thiên hạ sợ thì không ít, nhưng phong lưu đến già như Nguyễn Công Trứ thì trên đời chắc chẳng mấy ai”.

Câu nói nổi tiếng nhất của tác giả Nguyễn Công Trứ

Ngay bên dưới đây là những câu nói nổi tiếng nhất của cụ Nguyễn Công Trứ mà chúng tôi đã sưu tầm được, mời các bạn cùng xem qua nhé:

  • Đã mang tiếng đứng trong trời đất, phải có danh gì với núi sông. Đây được coi là câu thơ tuyên ngôn nổi tiếng nhất của cụ Trứ.
  • Vũ trụ nội mạc phi phận sự”, có nghĩa là trong cuộc đời này, mỗi người đều có một trách nhiệm, sở thích không làm hại đến ai, thì đấy chính là lẽ sống của bạn.
  • Lúc làm Đại tướng, ta không lấy làm vinh thì nay làm lính ta cũng không thấy nhục. Khi người ta ở bất kỳ địa vị nào thì nên có nghĩa vụ đối với địa vị ấy”. Đây là câu nói rất hay khi ông bị giáng chức từ một quan đại thần xuống làm lính.

Vinh danh cụ Nguyễn Công Trứ

Để tưởng nhớ và vinh danh đến những đóng góp to lớn của cụ Nguyễn Công Trứ, hiện nay trên các thành phố lớn có rất nhiều tuyến đường, nhiều trường học được đặt theo tên của cụ. Và đặc biệt tại huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình còn có một đền thờ riêng để tưởng nhớ cụ vì đã có công trong việc khai sinh ra mảnh đất này. Tại quê hương Hà Tĩnh cũng thường xuyên tổ chức các ngày lễ để nhằm tưởng nhớ ngày sinh, ngày mất của vị danh nhân này.

Hỏi đáp về Nguyễn Công Trứ

Nguyễn Công Trứ có bao nhiêu đời vợ?

Theo lịch sử ghi chép trong gia phả thì Nguyễn Công Trứ là một người đào hoa khi có tới 13 người vợ và 28 người con.

Nguyễn Công Trứ quê ở đâu?

Quê gốc của ông ở làng Uy Viễn, hiện nay là xã Xuân Giang, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.

Trên đây, freetuts đã chia sẻ tiểu sử và những cống hiến to lớn cũng như một số tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Công Trứ, một vị quan thanh liêm, một nhà thơ tài tử, hy vọng các bạn sẽ có một cái nhìn cụ thể, sâu sắc hơn về nhân vật này.

Đừng quên rằng tại chuyên mục Văn học của chúng tôi còn rất nhiều bài viết thú vị về các tác giả, nhân vật nổi tiếng trong và ngoài nước khác đang chờ đón các bạn cùng khám phá đấy nhé!

Cùng chuyên mục:

Cách viết văn bản thuyết minh, dàn ý chi tiết và văn mẫu hay

Cách viết văn bản thuyết minh, dàn ý chi tiết và văn mẫu hay

Dàn ý nghị luận xã hội về tình mẫu tử và bài văn mẫu hay

Dàn ý nghị luận xã hội về tình mẫu tử và bài văn mẫu hay

Dàn ý nghị luận xã hội về tình yêu tuổi học trò, văn mẫu hay

Dàn ý nghị luận xã hội về tình yêu tuổi học trò, văn mẫu hay

Nghị luận xã hội về lòng tự trọng của con người, dàn ý, văn mẫu

Nghị luận xã hội về lòng tự trọng của con người, dàn ý, văn mẫu

Viết văn bản nghị luận phân tích đánh giá một truyện kể

Viết văn bản nghị luận phân tích đánh giá một truyện kể

Dàn ý nghị luận xã hội về vấn đề an toàn giao thông và văn mẫu

Dàn ý nghị luận xã hội về vấn đề an toàn giao thông và văn mẫu

Tiểu sử nhà văn Trần Bảo Định và sự nghiệp tiêu biểu

Tiểu sử nhà văn Trần Bảo Định và sự nghiệp tiêu biểu

Nghị luận xã hội về hiện tượng biến đổi khí hậu, dàn ý, văn mẫu

Nghị luận xã hội về hiện tượng biến đổi khí hậu, dàn ý, văn mẫu

Nghị luận xã hội về hiện tượng biến đổi khí hậu là một trong những...

Tiểu sử và sự nghiệp nhà văn Nguyễn Trung Thành (Nguyên Ngọc)

Tiểu sử và sự nghiệp nhà văn Nguyễn Trung Thành (Nguyên Ngọc)

Nhà văn Nguyễn Trung Thành (Nguyên Ngọc) có tên thật là Nguyễn Văn Báu...

Tiểu sử và sự nghiệp của nhà văn, họa sĩ Đỗ Phấn

Tiểu sử và sự nghiệp của nhà văn, họa sĩ Đỗ Phấn

Đỗ Phấn không chỉ là một họa sĩ rất tài ba và cũng là một…

Tiểu sử và sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Lưu Quang Vũ

Tiểu sử và sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Lưu Quang Vũ

Lưu Quang Vũ (1948 - 1988), ông là một nhà thơ, nhà văn, kiêm nhà…

Tiểu sử và sự nghiệp nhà văn Hê minh uê (Ernest Hemingway)

Tiểu sử và sự nghiệp nhà văn Hê minh uê (Ernest Hemingway)

Hê minh uê (Ernest Miller Hemingway) là một nhà văn, nhà báo...

Tiểu sử và sự nghiệp nhà văn Sô lô khốp (Mikhail Sholokhov)

Tiểu sử và sự nghiệp nhà văn Sô lô khốp (Mikhail Sholokhov)

Sô lô khốp hay còn gọi là Sholokhov (1905 - 1984) vốn là một nhà...

Tiểu sử và sự nghiệp của Cao Bá Quát, danh sĩ vì nước vì dân

Tiểu sử và sự nghiệp của Cao Bá Quát, danh sĩ vì nước vì dân

Cao Bá Quát sinh năm 1808, mất năm 1855, có tên chữ là Chu Thần....

15+ Mở bài Đất Nước Nguyễn Khoa Điềm

15+ Mở bài Đất Nước Nguyễn Khoa Điềm

15 Mở bài Câu cá mùa thu (Thu điếu) hay, đạt điểm cao nhất

15 Mở bài Câu cá mùa thu (Thu điếu) hay, đạt điểm cao nhất

Mở bài Câu cá thu (Thu điếu) là một phần quan trọng nhất trong...

16 Mở bài Chiếc thuyền ngoài xa hay, ngắn gọn, ấn tượng nhất

16 Mở bài Chiếc thuyền ngoài xa hay, ngắn gọn, ấn tượng nhất

Mở bài Chiếc thuyền ngoài xa là một phần quan trọng giúp...

16 + Mở bài Hồn Trương Ba da hàng thịt hay, sáng tạo nhất

16 + Mở bài Hồn Trương Ba da hàng thịt hay, sáng tạo nhất

Tiểu sử và sự nghiệp sáng tác của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng

Tiểu sử và sự nghiệp sáng tác của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng

Nguyễn Huy Tưởng sinh ngày 06 tháng 05 năm 1912, mất ngày 25 tháng 07...

Tiểu sử và sự nghiệp của nhà ngoại giao Ngô Thì Nhậm

Tiểu sử và sự nghiệp của nhà ngoại giao Ngô Thì Nhậm

Top