TRONG NƯỚC
NƯỚC NGOÀI
TÁC GIẢ VĂN HỌC
Tiểu sử và sự nghiệp của Trần Quốc Tuấn (Trần Hưng Đạo) Tiểu sử và sự nghiệp văn chương của nhà văn Thạch Lam Đôi nét về cuộc đời và sự nghiệp của nhà văn Đoàn Giỏi Nhà văn Bảo Ninh - Đôi nét về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác Nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm - Tiểu sử và sự nghiệp thành công Tiểu sử Lưu Trọng Lư và sự nghiệp văn chương đầy dấu ấn Tiểu sử và sự nghiệp sáng tác của nhà văn Bùi Hiển Tiểu sử và sự nghiệp văn chương của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp Tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp của nhà thơ Tế Hanh Tiểu sử tác giả Huỳnh Như Phương, cuộc đời và sự nghiệp Tiểu sử nhà văn William Shakespeare và sự nghiệp vĩ đại Cuộc đời và sự nghiệp người nghệ sĩ đa tài Văn Cao Tiểu sử Martin Luther King, nhà hoạt động nhân quyền Mỹ Tiểu sử và sự nghiệp của nhà phê bình Văn học Hoài Thanh Tiểu sử và sự nghiệp của nhà ngoại giao Ngô Thì Nhậm Tiểu sử và sự nghiệp sáng tác của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng Tiểu sử Nguyễn Công Trứ và những cống hiến to lớn Tiểu sử và sự nghiệp của Cao Bá Quát, danh sĩ vì nước vì dân Tiểu sử và sự nghiệp nhà văn Sô lô khốp (Mikhail Sholokhov) Tiểu sử và sự nghiệp nhà văn Hê minh uê (Ernest Hemingway) Tiểu sử và sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Lưu Quang Vũ Tiểu sử và sự nghiệp của nhà văn, họa sĩ Đỗ Phấn Tiểu sử và sự nghiệp nhà văn Nguyễn Trung Thành (Nguyên Ngọc) Tiểu sử nhà văn Trần Bảo Định và sự nghiệp tiêu biểu
CÁC CHỦ ĐỀ
BÀI MỚI NHẤT
MỚI CẬP NHẬT

Tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp của nhà thơ Tế Hanh

Tế Hanh là một nhà thơ rất nổi tiếng trong phong trào thơ mới ở nước ta với phong cách thơ nhẹ nhàng, sâu lắng và thường gắn liền với hình ảnh làng quê Việt Nam.

test php

banquyen png
Bài viết này được đăng tại freetuts.net, không được copy dưới mọi hình thức.

Tế Hanh tên đầy đủ là Trần Tế Hanh, sinh ngày 20 tháng 06 năm 1921, mất ngày 16 tháng 7 năm 2009. Ông là một trong những nhà thơ rất nổi tiếng trong phong trào Thơ mới và trong làng Văn học Việt Nam và được gắn liền với cái tên nhà thơ của quê hương.

Trong bài viết hôm nay, hãy cùng freetuts đi sâu tìm hiểu về tiểu sử, cuộc đời và sự nghiệp văn chương của nhà thơ Tế Hanh để hiểu hơn về tác giả này nhé.

Đôi nét về cuộc đời của nhà thơ Tế Hanh

te hanh 1 jpg

Hình ảnh nhà thơ Tế Hanh từ lúc còn trẻ cho đến khi về già.

Tế Hanh có tên khai sinh là Trần Tế Hanh, ông sinh ra và lớn lên tại làng Đông Yên, phủ Bình Sơn, vốn là một vùng quê chuyên làm nghề chài lưới ở ven biển tình Quảng Ngãi. Cha của ông là Trần Tất Tố vừa là một nhà giáo, vừa hành nghề bốc thuốc cứu người.

Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]

Ông học cấp một, cấp hai tại quê nhà, cho đến năm 15 tuổi thì quyết định chuyển vào Huế để theo học tại trường Quốc Học Huế (Khải Định). Trong thời gian ở đây, ông đã gặp gỡ với nhà thơ Huy Cận và được thi sĩ này dìu dắt, chỉ bảo nên ông bắt đầu bén duyên với sự nghiệp văn chương.

Năm 1933, khi mới chỉ 17 tuổi, ông đã hoàn thành tác phẩm đầu tay có tên là “Những ngày nghỉ học”. Đến năm 1939, ông cho ra mắt tập thơ “Nghẹn ngào” và chính nhờ tập thơ này, đã giúp ông khẳng định được tên tuổi của bản thân trên diễn đàn văn học lúc bấy giờ, thậm chí tác phẩm này còn nhận được giải khuyến khích của Tự Lực văn đoàn.

Năm 1942, nhà thơ Hoài Thanh và Hoài Chân đã giới thiệu Tế Hanh trong cuốn “Thi nhân Việt Nam”.

Từ năm 1945 đến năm 1954, ông bắt đầu tham gia vào các phong trào, công tác văn hóa, giáo dục ở Huế, Đà Nẵng và phụ trách mảng văn nghệ của Liên khu V.

Sau năm 1954, ông chuyển ra Bắc và làm việc trong Hội Văn nghệ và sau đó chuyển sang cong tác tại Ban biên tập của tuần báo Văn của Hội.

Cuối những năm 80 của thế kỷ mười chín, mắt ông bắt đầu bị đau và chuyển sang mù hẳn, sau nhiều năm chiến đấu với căn bệnh xuất huyết nao, ông đã qua đời vào năm 2006, hưởng thọ 85 tuổi.

Sự nghiệp văn chương của nhà thơ Tế Hanh

Cùng tìm hiểu về phong cách văn chương và một số tác phẩm tiêu biểu của nhà thơ Tế Hanh để có thể hiểu hơn về sự nghiệp văn chương thành công của ông nhé.

Phong cách sáng tác của nhà thơ Tế Hanh

Nhà thơ Tế Hanh được ví là nhà thơ của quê hương, đất nước với một phong cách sáng tác rất chi là gần gũi, giản dị và chân thật. Phần lớn các tác phẩm của ông đều viết về tình yêu quê thương với những cảm xúc mãnh liệt nhất, đáng trân trọng nhất.

Trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ cứu nước, vốn là một tác giả ra miền Bắc tập kết, ông đã viết những tác phẩm nói về nỗi nhớ quê hương da diết vừa để thể hiện tấm chân tình của mình, vừa động viên những người chiến sĩ đang ngày đêm anh dũng chiến đấu.

Và trong các bài thơ của ông người đọc đều có thể bắt gặp những hình ảnh hết sức thân thuộc, mộc mạc và bình yên của những cảnh vật, thiên nhiên và con người tại vùng quê yên bình, từ đó có thể chứng minh được rằng, Tế Hanh là một nhà thơ rất tài năng và có tấm lòng yêu quê hương da diết.

Tác phẩm tiêu biểu của nhà thơ Tế Hanh

Ngay bên dưới đây, freetuts đã chia sẻ một số tác phẩm tiêu biểu nhất trong sự nghiệp văn chương của nhà thơ Tế Hanh, mời các bạn cùng xem qua nhé.

  • Những ngày nhỉ học”, sáng tác năm 1938.
  • Hoa niên sáng”, tác năm 1945.
  • Tập thơ Tìm lại”, sáng tác năm 1945.
  • Tập thơ “Lòng miền Nam”, bao gồm 20 bài thơ được sáng tác năm 1956.
  • Tập thơ “Nghẹn ngào”, gồm 47 bài thơ được sáng tác năm 1939.
  • Tuyển tập thơ "Khúc ca mới” với 44 bài thơ được sáng tác năm 1967.
  • Bài thơ "Quê hương".
  • Bài thơ "Nhớ con sông quê hương".
  • Bài thơ "Câu chuyện quê hương".
  • Bài thơ “Gửi miền Bắc”.
  • Bài thơ “Hoàng Hôn”.
  • Bài thơ “Cái giếng đầu làng
  • Bài thơ “Em đến với anh
  • Bài thơ “Mùa Thu ở nông trường”.
  • Bài thơ “Chị công nhân chăn bò
  • Bài thơ “Hà nội vắng em
  • Bài thơ “Rét nàng bân
  • Bài thơ “Mùa thu tiên em

Giải thưởng của nhà thơ Tế Hanh

Với kho tàng thơ ca khổng lồ mà Tế Hanh đã cống hiến cho văn đàn Việt Nam thì ông đã nhận lại được nhiều giải thưởng danh giá mà biết bao tác giả thầm ao ước như:

  • Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học - Nghệ thuật năm 1996.
  • Giải thưởng Phạm Văn Đồng do Hội Văn nghệ Liên khu V trao tặng trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
  • Giải thưởng văn học của Tự lực văn đoàn vào năm 1939 dành cho bài thơ “Ngẹn ngào”.

Nhận định về nhà thơ Tế Hanh

Cùng xem qua một số nhận định của các nhà thơ, nhà phê bình văn học khác khi nói về Tế Hanh nhé.

  • Trong cuốn “Thi nhân Việt Nam” của Hoài Thanh và Hoài Chân từng viết về nhà thơ Tế Hanh rằng “Tế Hanh là một tác giả rất chi là tinh tế, ông đã xuất sắc vẽ nên những bức tranh rất có hồn về cảnh sắc sinh hoạt ở chốn làng quê, để rồi khiến cho người đọc có thể cảm nhận hết được trọn vẹn từ không gian hình thái cho đến những thanh âm của mảnh hồn làng được thể hiện qua những cánh buồm giương, những tiếng hát của hương đồng cỏ nội, của con đường làng nho nhỏ. Thơ của Tế Hanh đã đưa độc giả đến một thế giới rất gần gũi, rất thân thuộc với những cảm xúc đôn hậu, mộc mạc và bình yên nhất”.
  • Nhà thơ Thanh Thảo từng nói rằng “Ngay từ những ngày đầu xuất hiện trong phong trào Thơ mới, nhà thơ Tế Hanh đã vô cùng nổi bật với một phong cách thơ rất mộc mạc, chân thành và cũng trong trẻo, êm dịu như một dòng sông quê. Bởi có lẽ thơ của ông gần với âm nhạc đồng quê nhất, không lời lẽ hoa mỹ, không cần tỉa tót quá nhiều, thơ của ông rất chân thật và đôn hậu như chính con người của ông vậy”.
  • Nhà thơ Chế Lan Viên từng nhận xét rằng “Mặc dù Tế Hanh có rất nhiều bài thơ hay về biển cả bao la, nhưng khi nghĩ đến anh, tôi vẫn luôn nhớ đến cái sự êm đềm, dịu dàng của những dòng sông quê đang uốn lượn. Anh có thể viết về mùa hè rất rực rỡ nhưng có lẽ anh cảm thấy xúc động nhất mùa thu. Nếu trong một khu vườn tươi tốt, Xuân Diệu sẽ ngoạm vào các trái hồng lẫn xanh, Huy Cận sẽ chậm rãi lắng nghe âm thanh của cuộc sống thì với Tế Hanh, chỉ cần là màu xanh của là thôi cũng đã khiến anh cảm thấy vô cùng hạnh phúc rồi, quả không hổ danh là nhà thơ của đồng quê Việt Nam”.

Hỏi đáp về nhà thơ Tế Hanh

Nhà thơ Tế Hanh được mệnh danh là gì?

Nhà thơ Tế Hanh được mọi người ưu ái gọi là nhà thơ của Quê hương, đất nước vì hầu hết các tác phẩm của ông đều viết về hai chủ đề lớn này với tình cảm tha thiết nhất.

Bài thơ “Quê hương” được Tế Hanh sáng tác vào năm nào?

Bài thơ này được ông sáng tác vào năm 1939 và in trong tập thơ “Nghẹn ngào”, tác phẩm này được viết khi ông đang theo học tại Huế, và tác phẩm này đã trở thành một trong những sáng tác tiêu biểu nhất của nhà thơ Tế Hanh.

Nhà thơ Tế Hanh quê ở đâu?

Quê hương Tế Hanh ở làng Đông Yên, xã Bình Dương, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, một vùng quê ven biển tuyệt đẹp.

Trên đây, freetuts.net đã chia sẻ về tiểu sử cũng như cuộc đời và sự nghiệp sáng tác văn chương của nhà thơ Tế Hanh - nhà thơ của quê hương. Hy vọng qua đây các bạn sẽ hiểu hơn về tác giả nổi tiếng này.

Chào tạm biệt và hẹn gặp lại mọi người trong những bài viết tiếp theo của chuyên mục Văn học để cùng nhau khám phá thêm nhiều tác giả nổi tiếng khác nha.

Cùng chuyên mục:

- Soạn bài Thảo luận ý kiến về một vấn đề của đời sống

- Soạn bài Thảo luận ý kiến về một vấn đề của đời sống

- Soạn bài Viết bài văn kể lại một hoạt động xã hội

- Soạn bài Viết bài văn kể lại một hoạt động xã hội

- Soạn bài Văn hay

- Soạn bài Văn hay

- Soạn bài Thực hành tiếng Việt (Bài 4)

- Soạn bài Thực hành tiếng Việt (Bài 4)

- Soạn bài Tiếng cười có lợi ích gì

- Soạn bài Tiếng cười có lợi ích gì

- Soạn bài Khoe của, con rắn vuông

- Soạn bài Khoe của, con rắn vuông

Bài 4: Soạn bài Vắt cổ chày ra nước, May không đi giày

Bài 4: Soạn bài Vắt cổ chày ra nước, May không đi giày

- Soạn bài Củng cố, mở rộng bài 3

- Soạn bài Củng cố, mở rộng bài 3

- Soạn bài Thảo luận về một vấn đề trong đời sống phù hợp với lứa tuổi

- Soạn bài Thảo luận về một vấn đề trong đời sống phù hợp với lứa tuổi

- Soạn bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta

- Soạn bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta

- Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 64

- Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 64

- Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống

- Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống

- Soạn bài Nam quốc sơn hà

- Soạn bài Nam quốc sơn hà

- Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 68

- Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 68

Bài 3: Soạn bài Hịch tướng sĩ

Bài 3: Soạn bài Hịch tướng sĩ

- Soạn bài Củng cố, mở rộng bài 2

- Soạn bài Củng cố, mở rộng bài 2

- Soạn bài Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội

- Soạn bài Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội

- Soạn bài Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học (bài thơ thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt Đường luật)

- Soạn bài Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học (bài thơ thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt Đường luật)

- Soạn bài Nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình của người khác

- Soạn bài Nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình của người khác

- Soạn bài Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do

- Soạn bài Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do

Top