Tiểu sử nhà văn Lê Hữu Trác (Sự nghiệp văn học)
Lê Hữu Trác được mệnh danh là một bậc thiên tài kiệt xuất của nền y học cổ truyền Việt Nam. Không chỉ là danh y có cống hiến to lớn cho nền y học dân tộc, ông còn là một nhà văn, nhà thơ, nhà tư tưởng lớn của thời đại. Ông còn được xem là ông tổ của Cục Quân y, Quân đội nhân dân Việt Nam.
1. Tiểu sử nhà văn Lê Hữu Trác
Lê Hữu Trác là một Đại danh y, sinh năm 1720 - mất năm 1791, hưởng thọ 71 tuổi. Ông sinh ra và lớn lên tại làng Liêu Xá, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, thị trấn Hải Dương (nay thuộc xã Hoàng Hữu Nam, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên). Ông có tên hiệu là Hải Thượng Lãn Ông, Hải Thượng là 2 từ viết tắt của quê hương ông, còn Lãn Ông có nghĩa là ông lười biếng, chán ghét công danh, không màng danh lợi.
Từ năm 26 tuổi trở đi ông chuyển đến quê mẹ ở xứ Bầu Thượng, xã Tĩnh Diệm, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh, nay là xã Sơn Quang, huyện Hương Sơn để sinh sống cho đến khi mất.
Lê Hữu Trác xuất thân trong một gia đình có truyền thống hiếu học, dòng dõi vốn có truyền thống khoa bảng, ai cũng học rộng, tài cao, đỗ Tiến sĩ và làm quan to.
Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]
Thuở nhỏ, ông đã nổi tiếng thông minh, học giỏi, trí tuệ hơn người. Ông được cha cho lên Kinh kỳ theo học và thi đậu liền Tam trường. Đến năm 19 tuổi, cha mất,ông quyết định xếp bút về nhà vừa chịu tang cha vừa lo kế nghiệp gia đình và phụng dưỡng mẹ già.
Lúc bấy giờ ông vẫn rất chăm chỉ đèn sách, dùi mài kinh sử mong lấy đường khoa cử để tiến thân. Tuy nhiên thời thế lúc bấy giờ rất rối ren, người người đua chen danh lợi còn các phong trào nông dân thì nổi dậy khắp nơi. Vì vậy ông gạt con đường sách vở và bắt đầu nghiên cứu thêm binh thư, võ nghệ và xung phong tham gia vào quân ngũ. Ông cũng từng ờ trong quân của chúa Trịnh và lập được ít nhiều công trạng,
Sau một thời gian ngắn, ông nhận ra đây không phải là lẽ sống của đời mình vì xã hội quá loạn lạc, sự tranh giành quyền lực, bạo loạn xảy ra khắp nơi,… nên ông đã kiên quyết từ chối mọi sự đề bạt.
Đến năm 1746, ông chính thức rời khỏi quân ngũ với lý do là về chăm mẹ già và các cháu nhỏ mồ côi và sống một cuộc đời ẩn sĩ thanh cao, không màng danh lợi.
Một thời gian sau ông bỗng dưng ốm nặng tuy được đưa đi chữa trị khắp nơi nhưng vẫn không tiến triển. May mắn thay, có người chỉ ông đến một thầy thuốc có tiếng tên Trần Độc ở Nghệ An nhờ cứu chữa và ông đã khỏi bệnh.
Trong thời gian chữa bệnh tại đây, Lê Hữu Trác bắt đầu nghiên cứu sách về y học. Với trí thông minh, học cao hiểu rộng của mình, ông đã tự mình tiếp nhận những kiến thức về y học một cách rất nhanh chóng. Người thầy thuốc họ Trần nhận thấy khả năng và lòng quyết tâm của ông nên bày tỏ mong muốn truyền nghề. Từ đây, trở thành một y sĩ có tiếng và gắn bó trọn đời với nghề thầy thuốc.
Ngoài là một danh y chữa bệnh có tiếng, ông còn soạn sách và mở trường dạy nghề thuốc để truyền bá y học.
Năm 1782, ông được lệnh chúa triệu về kinh đô để chữa bệnh cho Thế Tử Trịnh Cán. Vì tài năng nên ông nhận được rất nhiều ân sủng, biết vậy nên bọn ngự y trong triều đình ghen tỵ với ông, không bốc thuốc theo đơn của ông nên việc chữa bệnh cho thế tử không thành.
Sống trong kinh đô nhưng lòng ông lúc nào cũng muốn quay trở về quê hương của mình. Sau nhiều lần tìm cách thoái lui không thành, ông liền viện cớ người nhà ốm nặng để thoát khỏi kinh đô.
2. Sự nghiệp văn học của Lê Hữu Trác
Sự nghiệp văn học của Lê Hữu Trác rất đồ sộ, nổi bật nhất với bộ sách Hải Thượng y tông tâm lĩnh bao gồm 28 tập, 66 quyển được biên soạn trong gần bốn mươi năm. Đây là một công trình nghiên cứu y học xuất sắc nhất của ông trong thời trung đại Việt Nam không chỉ có giá trị to lớn về y học mà còn có giá trị văn học, lịch sử, triết học.
Ngoài ra, Thượng kinh kí sự cũng là tác phẩm văn học vô cùng quý giá không thể không nhắc đến của ông. Tác phẩm này được soạn năm 1782, vào lúc chúa Tĩnh Đô vương Trịnh Sâm triệu ông ra kinh đô Thăng Long để chữa bệnh cho thế tử Trịnh Cán.
Một số tác phẩm nổi bật khác của ông là:
- Vệ sinh quyết yếu
- Y hải cầu nguyện
- Lĩnh Nam bản thảo
- Thượng kinh ký sự
- Y dương án
- Y âm án
- Hiệu phỏng tân phương
Hiện nay, để vinh danh và tưởng nhớ đến công lao to lớn của ông, cứ mỗi rằm tháng Giêng hằng năm người dân khắp nơi đã về Hương Sơn dâng hương để tưởng nhớ đại danh y. Đồng thời tên của ông còn được đặt cho rất nhiều đường phố trên khắp Việt Nam.
Năm 2011, tên của ông cũng đã được Thủ tướng Chính phủ đặt cho Học viện Quân y Việt Nam với tên mới là Trường Đại học Y - Dược Lê Hữu Trác.
Suốt cả cuộc đời làm thầy thuốc của mình, Lê Hữu Trác đã góp công rất to lớn cho sự phát triển của nền y học Việt Nam. Ông là người có công sưu tầm, phát triển và bổ sung 305 vị thuốc Nam, thu thập tổng hợp 2.854 phương thuốc hay của các bậc tiền bối lưu truyền trong dân gian.
Ông cũng chính là một người thầy vĩ đại truyền cảm hứng mãnh liệt tới các thế hệ trong tương lai. Đồng thời để lại kho tàng y học, dược học, văn học vô giá, dù trải qua hàng trăm năm vẫn vẹn nguyên giá trị và tính ứng dụng.