TRONG NƯỚC
NƯỚC NGOÀI
TÁC GIẢ VĂN HỌC
Tiểu sử và sự nghiệp của Trần Quốc Tuấn (Trần Hưng Đạo) Tiểu sử và sự nghiệp văn chương của nhà văn Thạch Lam Đôi nét về cuộc đời và sự nghiệp của nhà văn Đoàn Giỏi Nhà văn Bảo Ninh - Đôi nét về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác Nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm - Tiểu sử và sự nghiệp thành công Tiểu sử Lưu Trọng Lư và sự nghiệp văn chương đầy dấu ấn Tiểu sử và sự nghiệp sáng tác của nhà văn Bùi Hiển Tiểu sử và sự nghiệp văn chương của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp Tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp của nhà thơ Tế Hanh Tiểu sử tác giả Huỳnh Như Phương, cuộc đời và sự nghiệp Tiểu sử nhà văn William Shakespeare và sự nghiệp vĩ đại Cuộc đời và sự nghiệp người nghệ sĩ đa tài Văn Cao Tiểu sử Martin Luther King, nhà hoạt động nhân quyền Mỹ Tiểu sử và sự nghiệp của nhà phê bình Văn học Hoài Thanh Tiểu sử và sự nghiệp của nhà ngoại giao Ngô Thì Nhậm Tiểu sử và sự nghiệp sáng tác của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng Tiểu sử Nguyễn Công Trứ và những cống hiến to lớn Tiểu sử và sự nghiệp của Cao Bá Quát, danh sĩ vì nước vì dân Tiểu sử và sự nghiệp nhà văn Sô lô khốp (Mikhail Sholokhov) Tiểu sử và sự nghiệp nhà văn Hê minh uê (Ernest Hemingway) Tiểu sử và sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Lưu Quang Vũ Tiểu sử và sự nghiệp của nhà văn, họa sĩ Đỗ Phấn Tiểu sử và sự nghiệp nhà văn Nguyễn Trung Thành (Nguyên Ngọc) Tiểu sử nhà văn Trần Bảo Định và sự nghiệp tiêu biểu
CÁC CHỦ ĐỀ
BÀI MỚI NHẤT
MỚI CẬP NHẬT

Tiểu sử Martin Luther King, nhà hoạt động nhân quyền Mỹ

Martin Luther King là một nhà hoạt động nhân quyền người Mỹ gốc Phi có sức ảnh hưởng lớn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ và là người đoạt giải Nobel Hòa bình năm 1964.

test php

banquyen png
Bài viết này được đăng tại freetuts.net, không được copy dưới mọi hình thức.

Martin Luther King viết tắt là MLK, sinh ngày 15 tháng 01 năm 1929, mất ngày 04 tháng 04 năm 1968, vốn là một mục sư, nhà hoạt động nhân quyền có tiếng nói và sức ảnh hưởng nhất của Hoa Kỳ. Ngoài ra ông còn được mệnh danh là người kiến tạo hòa bình thánh tử đạo.

Trong bài viết hôm nay, hãy cùng freetuts tìm hiểu đôi nét về tiểu sử, cuộc đời và những di sản, thành tựu to lớn mà Martin Luther King đã để lại cho nhân loại nhé.

Đôi nét về cuộc đời của Martin Luther King

martin luther king 1 jpg

Chân dung của Martin Luther King.

Cùng tìm hiểu một số thông tin quan trọng về cuộc đời của nhà hoạt động nhân quyền Martin Luther King để hiểu thêm về con người ông nhé.

Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]

Xuất thân và gia đình của Martin Luther King

Martin Luther King tên đầy đủ là Martin Luther King Jr, phiên âm tiếng Việt là Mác-tin Lu-thơ Kinh, sinh ngày 15 tháng 01 năm 1929 trong một gia đình Mục sư ở Alanta, Georgia. Cha ông là Martin Luther King, Sr, mẹ ông là Alberta Williams King.

Ngay từ thuở nhỏ, ông đã sớm thể hiện mình là một người có năng khiếu hùng biện khi ông đã vinh dự dành giải Elks với bài diễn thuyết có chủ đề là “Người da đen và Hiến pháp”. Trong suốt những năm tháng sau đó, ông tiếp tục dành được nhiều giải thưởng liên quan tới việc diễn thuyết, hùng biện.

Năm 1948, ông tốt nghiệp cử nhân chuyên ngành xã hội học và tiếp tục tốt nghiệp Cử nhân thần học vào năm 1951.

Năm 1952, King kết hôn với bà Coretta Scott, cả hai đã có với nhau bốn người con là Yolanda Denise King, Martin Luther King III, Dexter Scott và Bernice Albertine, cả bốn người đều tích cực tham gia vào các phong trào ủng hộ dân quyền, nhân uyền giống như cha của mình.

Năm 1954, ông trở thành quản nhiệm Nhà thờ Baptist Đại lộ Dexter ở Alabama, một tiểu bang miền Nam của Hoa Kỳ. Năm 1955, ông xuất sắc nhận học vị Tiến sĩ thần học của đại học Boston.

Tham gia đấu tranh chống nạn phân biệt chủng tộc

Năm 1877, Thời kỳ Tái thiết ở Hoa Kỳ bị chấm dứt, những người trong giới chủ đất miền Nam đã đưa ra một thể chế mới với mục đích tước đoạt quyền công dân của những người da đen và hình thành nên làn sóng phân biệt chủng tộc mạn mẽ, dẫn đến hậu quả là xảy ra nhiều cuộc khủng bố, áp bức và bạo hành đối với người da đen. Đặc biệt nhất là “Đạo luật Jim Crow” công khai xác nhận phân biệt chủng tộc với người da đen.

Năm 1954, Martin Luther King trong vai trò mục sư của nhà thờ Baptist đã lãnh đạo mọi người đứng dậy đấu tranh, mở đầu là phong trào tẩy chay xe buýt, nhờ vậy mà Tòa án Liên bang cấp Quận đã ra lệnh chấm dứt hành vi phân biệt chủng tộc với người da đen khi tham gia xe buýt ở Montgomery.

Sau phát súng đầu tiên này, năm 1957 King từng bước thành lập Hội nghị Lãnh đạo Cơ Đốc miền Nam (viết tắt là SCLC) với mục đích tạo một nền móng vững chắc cho công cuộc đấu tranh dành bình đẳng dân sự. Dần dần Phong trào Dân quyền Mỹ đã trở thành một điểm nóng trong giới chính trị Hoa Kỳ vào nhưng năm 1960.

Suốt những năm sau đó, King tiếp tục tổ chức các cuộc biểu tình nhằm dành quyền bầu cử, quyền bình đẳng cho người da đen. Bên cạnh đó ông cũng tham gia vận động hỗ trợ quyền lợi cho cộng đồng người da đỏ bản địa.

Tham gia vào cuộc Tuần hành lịch sử tại Washington

Năm 1963, Martin Luther King đại diện cho tổ chức SCLC tham gia cuộc Tuần hành đến Washington vì Việc làm và tự do, tại đây ông và những người đồng hành khác đã đưa ra những lời thỉnh cầu nhăm chấm dứt nạn phân biệt chủng tộc với người da đen. Cuộc tuần hành nãy đã thành công vang dội và tạo ra được một làn sống mạnh mẽ với hơn 250.000 người đến từ các sắc tộc khác nhau và trở thành cuộc tụ tập lớn nhất lịch sử của thành phố Washington DC.

Tại đây, King cũng đọc bài diễn văn “Tôi có một giác mơ” và nó đã đi vào lịch sử và giúp cho tên tuổi của ông được nhiều người trên toàn thế giới biết đến.

Năm 1965, King bắt đầu lên tiếng và phê phán vai trò của nước Mỹ trong cuộc chiến tranh Việt Nam. Ông cũng cho rằng, chính cuộc chiến này đã làm suy yếu phong trào đấu tranh dân quyền và ảnh hưởng đến các chương trình xã hội khác.

Năm 1968, ông cùng tổ chức SCLC tiếp tục hành động “Chiến dịch cho Dân nghèo” với mục đích là đòi hỏi trợ giúp về kinh tế cho cộng đồng nghèo nhất ở Hoa Kỳ.

Martin Luther King bị ám sát vào năm 1968

Ngày 04 tháng 04 năm 1968, khi King chuẩn bị rời tham gia cuộc tuần hành ủng hộ liên đoàn công nhân vệ sinh của người da đen tại Memphis thì ông bị ám sát. Mặc dù các bác sĩ đã tận tình cứu chữa, nhưng ông đã không qua khỏi và từ trần vào cùng ngày.

Sau khi tin tức ông bị ám sát, suốt những ngày tháng sau đó đã xảy ra nhiều cuộc bạo động trên hơn 100 thành phố của nước Mỹ.

Ngày 07 tháng 04 năm 1968, Tổng thống Johnson đã chọn làm ngày quốc tang để thương tiếc cho cái chết của ông.

Những di sản và giải thưởng của Martin Luther King

Cùng điểm qua những di sản và giải thưởng danh giá mà Luther King đã dành được trong những năm hoạt động sôi nổi của mình nhé.

Di sản

Sau cái chết đột ngột của King, nhiều người đã bày tỏ lòng tiếc thương và xót xa, thậm chí họ còn ví ông với tổng thống Abraham Lincoln vì cả hai đều là những nhà lãnh đạo nhân quyền tài ba.

Sau đó, những phong trào dang dở của ông được bà Coretta Scott King tiếp tục kế nhiệm và phát huy để đấu tranh cho dân quyền và sự công bằng trong xã hội.

Năm 1980, ngôi nhà của ông đã trở thành Di tích Lịch sử Quốc gia Martin Luther King, Jr. Và từ năm 1983, tổng thống Ronald Reagan đã ký sắc lệnh ban hành ngày lễ Martin Luther King để nhằm tôn vinh con người vĩ đại này. Ngày lễ này được cử hành vào ngày thứ hai, thứ ba của tháng một hàng năm.

Năm 1988, thành lập tổ chức gây quỹ nhằm xây dựng Đài tưởng niệm Quốc gia Martin Luther King, và ông cũng là người Mỹ gốc Phi đầu tiên được lập đài tưởng niệm tại công viên quốc gia National Mall.

Giải thưởng

Vì những cống hiến to lớn của mình, Martin Luther King đã dành được nhiều giải thưởng vinh dự và cao quý như:

  • Giải Nobel Hòa bình năm 1964.
  • Giải Pacem in Terris năm 1965, đây là một giải thưởng hòa bình của Công giáo Hoa Kỳ.
  • Huân chương Tự do Mỹ do Ủy ban Do Thái Hoa Kỳ trao tặng vì những đóng góp tích cực của ông.
  • Năm 1977, King được truy tặng Huân chương Tự do của Tổng thống.
  • Năm 1978, ông vinh dự dành giải Nhân quyền của Liên Hợp Quốc và trở trành người đứng thứ 2 top những nhân vật được ngưỡng mộ nhất thế kỷ 20.
  • Theo kênh truyền hình Discovery và AOL, King vinh dự lọt top những người Mỹ vĩ đại nhất mọi thời đại.
  • Chỉ tính đến năm 2006, tại riêng nước Mỹ đã có hơn 730 thành phố sử dụng tên ông để đặt tên cho những con đường nhằm vinh danh nhà hoạt động nhân quyền này.

Phong cách sáng tác của Martin Luther King

Chúng ta có thể dễ dàng thấy được hầu hết các bài diễn thuyết của ông đều có một điểm chung đó chính là đấu tranh dành lại quyền lợi, sự bình đẳng cho cộng đồng người da đen. Vốn xuất thân là một mục sư, nên hầu hết các bài thuyết giao của Mác tin Lu thơ King đều được lập luận một cách rất chi là chặt chẽ, nhiều dẫn chứng sắc bén, lời lẽ đanh thép và đúng sự thật, chính vì vậy đã giúp cho những bài diễn thuyết của ông được đông đảo mọi người biết đến và ủng hộ vì những mục đích cao cả của nó.

Tác phẩm tiêu biểu của Martin Luther King

Cùng điểm qua một số bài diễn thuyết, tác phẩm tiêu biểu đã tạo nên tên tuổi cho Martin Luther King nhé:

  • Stride toward freedom; the Montgomery story - Hãy tiến tới tự do; câu chuyện Montgomery, năm 1958.
  • The Measure of a Man - Thước đo của một người đàn ông, năm 1959.
  • Thư viết từ Nhà tù Birmingham, được coi là bản tuyên ngôn về sứ mệnh của ông.
  • Diễn văn I have a Dream - Tôi có một giác mơ, đây là bài diễn văn được nhiều người yêu thích và trích dẫn nhiều nhất trong lịch sử Hoa Kỳ.
  • Why We Can't Wait - Tại sao chúng ta không thể đợi chờ, năm 1964.
  • Where do we go from here: Chaos or community ? - Chúng ta sẽ đi đâu từ đây: Hỗn loạn hay cộng đồng?
  • A Testament of Hope: The Essential Writings and Speeches of Martin Luther King, Jr - Di chúc hy vọng: Những bài viết và bài phát biểu của Mác-tin Lu-thơ Kinh.

Những câu nói hay, truyền cảm hứng của Martin Luther King

Được mệnh danh là một nhà hoạt động nhân quyền, nhà diễn thuyết tài ba, hãy cùng xem qua một số câu nói trích dẫn cực hay và truyền cảm hứng của Luther King ngay bên dưới đây nhé.

  • Cuộc sống của chúng ta sẽ bắt đầu kết thúc vào ngày mà chúng ta im lặng trước những điều quan trọng.
  • Nếu bạn không giỏi để bay thì hãy chạy, nếu bạn không đủ sức để chạy thì hãy đi bộ, nếu bạn không thể đi bộ hãy bò đi, chỉ cần sau tất cả bạn vẫn tiếp tục tiến về phía trước.
  • Nhiệm vụ của giáo dục là dạy người ta nhưng suy nghĩ sâu sắc, chín chắn. Và thông minh + tư cách đó chính là mục tiêu cuối cùng của sự giáo dục đúng nghĩa.
  • Tình yêu là thứ duy nhất có thể biến kẻ thù thành một người bạn.
  • Dù công việc của bạn là gì hãy cố gắng làm thật tốt nó.
  • Nếu bạn không thể làm những điều gì quá lớn lao, hãy làm bắt đầu từ nhưng điều nhỏ bé một cách tuyệt vời nhất.
  • Khi bạn đúng, đừng nên quá cực đoan, và khi bạn sai cùng đừng quá bảo thủ.

Trên đây, freetuts.net đã chia sẻ toàn bộ thông tin về cuộc đời, sự nghiệp và những di sản, thành tựu to lớn của nhà hoạt động nhân quyền Martin Luther King. Hy vọng qua đây các bạn sẽ phần nào hiểu rõ hơn về nhân vật này.

Nếu mọi người muốn tìm hiểu về tiểu sử của nhiều tác giả, nhân vật nổi tiếng khác, hãy ghé ngay chuyên mục Văn học của chúng tôi nhé, còn rất nhiều bài viết hay đang chờ đón các bạn đó nha.

Cùng chuyên mục:

- Soạn bài Thảo luận ý kiến về một vấn đề của đời sống

- Soạn bài Thảo luận ý kiến về một vấn đề của đời sống

- Soạn bài Viết bài văn kể lại một hoạt động xã hội

- Soạn bài Viết bài văn kể lại một hoạt động xã hội

- Soạn bài Văn hay

- Soạn bài Văn hay

- Soạn bài Thực hành tiếng Việt (Bài 4)

- Soạn bài Thực hành tiếng Việt (Bài 4)

- Soạn bài Tiếng cười có lợi ích gì

- Soạn bài Tiếng cười có lợi ích gì

- Soạn bài Khoe của, con rắn vuông

- Soạn bài Khoe của, con rắn vuông

Bài 4: Soạn bài Vắt cổ chày ra nước, May không đi giày

Bài 4: Soạn bài Vắt cổ chày ra nước, May không đi giày

- Soạn bài Củng cố, mở rộng bài 3

- Soạn bài Củng cố, mở rộng bài 3

- Soạn bài Thảo luận về một vấn đề trong đời sống phù hợp với lứa tuổi

- Soạn bài Thảo luận về một vấn đề trong đời sống phù hợp với lứa tuổi

- Soạn bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta

- Soạn bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta

- Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 64

- Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 64

- Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống

- Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống

- Soạn bài Nam quốc sơn hà

- Soạn bài Nam quốc sơn hà

- Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 68

- Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 68

Bài 3: Soạn bài Hịch tướng sĩ

Bài 3: Soạn bài Hịch tướng sĩ

- Soạn bài Củng cố, mở rộng bài 2

- Soạn bài Củng cố, mở rộng bài 2

- Soạn bài Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội

- Soạn bài Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội

- Soạn bài Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học (bài thơ thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt Đường luật)

- Soạn bài Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học (bài thơ thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt Đường luật)

- Soạn bài Nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình của người khác

- Soạn bài Nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình của người khác

- Soạn bài Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do

- Soạn bài Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do

Top