TRONG NƯỚC
NƯỚC NGOÀI
TÁC GIẢ VĂN HỌC
Tiểu sử và sự nghiệp của Trần Quốc Tuấn (Trần Hưng Đạo) Tiểu sử và sự nghiệp văn chương của nhà văn Thạch Lam Đôi nét về cuộc đời và sự nghiệp của nhà văn Đoàn Giỏi Nhà văn Bảo Ninh - Đôi nét về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác Nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm - Tiểu sử và sự nghiệp thành công Tiểu sử Lưu Trọng Lư và sự nghiệp văn chương đầy dấu ấn Tiểu sử và sự nghiệp sáng tác của nhà văn Bùi Hiển Tiểu sử và sự nghiệp văn chương của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp Tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp của nhà thơ Tế Hanh Tiểu sử tác giả Huỳnh Như Phương, cuộc đời và sự nghiệp Tiểu sử nhà văn William Shakespeare và sự nghiệp vĩ đại Cuộc đời và sự nghiệp người nghệ sĩ đa tài Văn Cao Tiểu sử Martin Luther King, nhà hoạt động nhân quyền Mỹ Tiểu sử và sự nghiệp của nhà phê bình Văn học Hoài Thanh Tiểu sử và sự nghiệp của nhà ngoại giao Ngô Thì Nhậm Tiểu sử và sự nghiệp sáng tác của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng Tiểu sử Nguyễn Công Trứ và những cống hiến to lớn Tiểu sử và sự nghiệp của Cao Bá Quát, danh sĩ vì nước vì dân Tiểu sử và sự nghiệp nhà văn Sô lô khốp (Mikhail Sholokhov) Tiểu sử và sự nghiệp nhà văn Hê minh uê (Ernest Hemingway) Tiểu sử và sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Lưu Quang Vũ Tiểu sử và sự nghiệp của nhà văn, họa sĩ Đỗ Phấn Tiểu sử và sự nghiệp nhà văn Nguyễn Trung Thành (Nguyên Ngọc) Tiểu sử nhà văn Trần Bảo Định và sự nghiệp tiêu biểu
CÁC CHỦ ĐỀ
BÀI MỚI NHẤT
MỚI CẬP NHẬT

Tiểu sử và sự nghiệp của nhà thơ Nguyễn Bính

Giới thiệu tiểu sử của nhà thơ Nguyễn Bính, tại đây bạn cũng sẽ tìm thấy tài liệu tiểu sử sự nghiệp sáng tác văn học của nhà thơ Nguyễn Bính.

test php

banquyen png
Bài viết này được đăng tại freetuts.net, không được copy dưới mọi hình thức.

Nguyễn Bính là người con của quê hương Nam Định, ông được sinh ra trong một gia đình có học thức. Chính vì lẽ đó mà ông đã sớm biết sáng tác thơ. Ông là một tác gia nổi bật trong làng thơ mới ở Việt Nam. Lời thơ của ông giản dị và đậm tình quê hương. Bởi phong cách sáng tác và cách sư dụng nghệ thuật sáng tác đơn thuần và mộc mạc, nên ông được lòng mến mộ của người đọc. Để biết rõ hơn về tác giả Nguyễn Bính và con đường sự nghiệp của ông thì các bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây.

1. Tiểu sử Nguyễn Bính

Nguyễn Bính sinh ngày 13-2-1918, tức mồng ba Tết năm Mậu Ngọ với tên thật là Nguyễn Trọng Bính tại xóm Trạm, thôn Thiện Vịnh, xã Đồng Đội (nay là xã Cộng Hòa), huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định.

Cha Nguyễn Bính tên là Nguyễn Đạo Bình, làm nghề dạy học, còn mẹ ông là bà Bùi Thị Miện, con gái một gia đình khá giả. Ông bà sinh được ba người con trai là Nguyễn Mạnh Phác(Trúc Đường), Nguyễn Ngọc Thụ và Nguyễn Bính.

Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]

Bà Miện bị rắn độc cắn rồi mất năm 1918, lúc đó bà mới 24 tuổi. Để lại cho ông Bình ba đứa con thơ, khi đó Nguyễn Mạnh Phác mới sáu tuổi, Nguyễn Ngọc Thụ ba tuổi và Nguyễn Bính mới sinh được ba tháng. Đúng như câu thơ ông viết:

Còn tôi sống sót là may, Mẹ hiền mất sớm trời đày làm thơ

Mấy năm sau ông Bình cưới bà Phạm Thị Duyên làm vợ kế (bà sinh được bốn người con, hai trai hai gái).

Bà cả Giần là chị ruột của mẹ Nguyễn Bính, nhà bà lại giàu có, nên bà cùng ông Bùi Trình Khiêm là cậu ruột của Nguyễn Bính và là cha của nhà văn Bùi Hạnh Cẩn, đón ba anh em Nguyễn Bính về nuôi cho ăn học. Nguyễn Bính làm thơ từ thuở bé, được cậu Khiêm khen hay nên được cưng

Trúc Đường đỗ bằng Thành chung (Diplôme d’Étude Primaire Supérieurs Franco-Indigène) vào loại giỏi ở Hà Nội, được tuyển vào dạy học tại một trường tư thục ở Hà Đông, bắt đầu viết văn và làm thơ. Nguyễn Bính về ở với anh và được Trúc Đường dạy cho Văn học Pháp. Từ đó Nguyễn Bính gắn bó với Trúc Đường cả về văn chương lẫn đời sống.

Năm 1932, 1933 Nguyễn Bính có theo người bạn học ở thôn Vân lên Đồng Hỷ, Thái Nguyên dạy học.

Bài thơ của ông được đăng báo đầu tiên là bài Cô hái mơ. Năm 1937 Nguyễn Bính gửi tập thơ Tâm hồn tôi tới dự thi và đã được giải khuyến khích của nhóm Tự lực văn đoàn. Họa sĩ Nguyệt Hồ nhớ lại: Tôi quen Nguyễn Bính từ khi anh chưa có tiếng tăm gì, ngày ngày ôm tập thơ đến làm quen với các tòa soạn báo. Tôi thích thơ anh và đã giới thiệu anh với Lê Tràng Kiều, chủ bút Tiểu thuyết lớp năm, đã đăng bài "Cô hái mơ", bài thơ đầu tiên của anh đăng báo. Tôi khuyên anh gửi thơ dự thi, và anh đã chiếm giải thưởng của Tự Lực Văn Đoàn.. chúng tôi thân nhau từ đó, khoảng 1936-1940, quãng đầu đời thơ của anh,...ú Từ năm 1940, Nguyễn Bính bắt đầu nổi tiếng với số lượng thơ khá dày, đề tài phong phú, trong đó chủ yếu là thơ tình. Cũng trong năm này Trúc Đường chuyển ra Hà Nội ở và đang viết truyện dài Nhan sắc, Nguyễn Bính tỏ ý muốn đi Huế tìm đề tài sáng tác. Trúc Đường tán thành nhưng không có tiền, ông đã cho Nguyễn Bính chiếc máy ảnh và về quê bán dãy thềm đá xanh (vật báu duy nhất của gia đình) đưa tất cả số tiền cho Nguyễn Bính.

Vào Huế Nguyễn Bính Gửi thơ ra cho Trúc Đường đọc trước, rồi đăng báo sau. Cuối năm 1941, đầu năm 1942, Trúc Đường nhận được nhiều bài thơ của Nguyễn Bính trong đó có: Xuân tha hương và Oan nghiệt. Sau đó Nguyễn Bính lại trở về Hà Nội, rồi lại đi vào Sài Gòn.

Lần chia tay cuối cùng với Trúc Đường là vào năm 1943, đến năm 1945 tin tức thưa dần. Năm 1946 thì mất liên lạc hẳn. Trong thời gian này Nguyễn Bính đã gặp nhà thơ Đông Hồ, Kiên Giang. Có lúc ông cư ngụ trong nhà Kiên Giang. Đó là thời ông viết những bài Hành Phương Nam, Tặng Kiên Giang, Từ Độ Về Đây,...

Cũng trong thời gian này Nguyễn Văn Thinh (Thủ tướng chính phủ "Nam Kỳ tự trị") có treo giải: Ai đưa được nhà thơ Nguyễn Bính "dinh tê" (vào thành) theo chính phủ ("Nam Kỳ tự trị") sẽ được thưởng 1000 đồng Đông Dương! Nếu nhà thơ tự vào thành cũng được hưởng như thế (1000 đồng Đông Dương hồi đó là cả một cơ nghiệp). Nhiều thi sĩ là bạn Nguyễn Bính viết thư "thuyết khách" mời ông vào. Hồi đó ông đang lang thang ở Rạch Gía, ngày thì ăn ở nhờ một người bạn, đêm ra đình ngủ, ông chỉ có cái bao cói để chui vào cho khỏi muỗi, nên có nhiều người tưởng ông vào thành với Chính phủ Cộng hòa Nam Kỳ.

Năm 1947 Nguyễn Bính đi theo Việt Minh, việc này được Bảo Định Giang nhớ lại: Tôi không nhớ rõ cuối 1947 hay đầu năm 1948, khoảng 3 giờ chiều, em bé giúp việc cho tôi chạy vào nơi tôi làm việc bảo: "Có một người xưng là Nguyễn Bính đến đây muốn gặp chú"... Trên thực tế, Nguyễn Bính đã gia nhập đội ngũ Vệ quốc đoàn từ 3 giờ chiều hôm đó vì Bộ Tư lệnh là đồng chí Trần Văn Trà và đồng chí Nguyễn Văn Vịnh đã chấp nhận yêu cầu của tôi ngay ngày hôm sau. Chẳng những chấp nhận mà các đồng chí còn dặn tôi: "đối đãi đàng hoàng, chăm sóc chu đáo tác giả Lỡ bước sang ngang"

Nhưng theo lời giới thiệu của Đỗ Đình Thọ trong tập Thơ tình Nguyễn Bính, xuất bản năm 1991 thì Nguyễn Bính đã đến với cách mạng khá sớm - ngay từ 1945 trước ngày khởi nghĩa tháng tám.

Một thời gian sau, nhờ sự mai mối của ông Lê Duẩn, ông kết hôn với bà Nguyễn Hồng Châu (một cán bộ Việt Minh), ông sinh một con gái với bà này, đặt tên là Nguyễn Bính Hồng Cầu. Sau đó ông lại kết hôn với bà Mai Thị Mới, ở ấp Hương Mai, xã Khánh Lâm, huyện U Minh và lại sinh một con gái được đặt tên là Nguyễn Hương Mai. Trong thời gian này máy bay Pháp lượn vòng từ đập đá dài theo kênh Chắc Băng xuống Thới Bình, rải truyền đơn kêu gọi đích danh tác giả "Lỡ bước sang ngang" - Nguyễn Bính "quay về với chính nghĩa Quốc gia để được trọng đãi".

Năm 1954 theo Hiệp định Gèneve, Nguyễn Bính cũng như bao cán bộ Việt Minh khác tập kết ra Bắc. Ông về công tác tại Nhà xuất bản Văn nghệ, sau đó ông làm chủ bút báo Trăm hoa.

2. Nét đặc sắc trong thơ Nguyễn Bính

Thơ Nguyễn Bính có cái tôi bình dị, mộc mạc, dễ đi vào lòng của người nông dân. Tình yêu thơ của ông thể hiện qua những vần thơ dịu dàng, đậm đà bản sắc dân tộc. Đôi khi là sự kết hợp với những cái mới mẻ từ phương Tây. Điều ấy đã làm cho vần thơ của ông sống mãi trong những người yêu thơ tình.

Thơ Nguyễn Bính là đặc trưng cho sự mượt mà và giản dị. Ông vận dụng vần thơ lục bát truyền thống của dân tộc để bộc lộ lên những hình ảnh mộc mạc và gần gũi.

Những hình ảnh ông đưa vào những bài thơ đều là hình ảnh của quê hương, xóm làng. Một bức tranh về làng quê Bắc bộ có bến nước, cây đa, sân đình.

Tình yêu luôn là nguồn cảm hứng bất tận với những người thi sĩ. Ông cũng không ngoại lệ. Ông chính là một thi sĩ đồng quê đúng nghĩa.

3. Phong cách nghệ thuật thơ Nguyễn Bính

Nguyễn Bính được mệnh danh là thi sĩ của đồng quê. Thơ của ông tuy là Thơ mới nhưng mang đậm phong cách dân gian. Thơ mới Nguyễn Bính là dấu nối thơ hiện đại và thơ dân gian. Có thể nói thơ ông đích thực là một thứ thơ dân gian hiện đại. Thơ mới dân gian của ông mang nhiều màu sắc và ánh sáng lạ trong bầu trời thơ mới trước Cách mạng tháng Tám.

Thơ của ông mang cái vỏ mộc mạc của ca dao, của những câu hát đồng quê. Hồn thi sĩ tìm đến ca dao để trở về với cội nguồn dân tộc hàng ngàn năm ấp ủ ở làng quê Việt.

4. Nhận định về thơ Nguyễn Bính

Nguyễn Bính được mệnh danh là nhà thơ của nhiều thời.

Từ khi xuất hiện trong làng thơ mới, Nguyễn Bính là một trong số nhà thơ có số lượng độc giả đông đảo. Vũ Quần Phương đã nói rằng :"Thơ Nguyễn Bính “còn sống mãi, làm việc mãi cho tương lai",“Người Việt Nam còn yêu thơ Nguyễn Bính mãi, càng văn minh hiện đại lại càng trân trọng”.

Thơ Nguyễn Bính là một minh chứng rõ ràng và rất thuyết phục về quy luật với văn học dân gian và văn học viết, văn hóa dân gian và văn hóa phương Tây. Thơ của ông mang đậm chất truyền thống nhưng vẫn rất mới, rất riêng.

5. Tác phẩm tiêu biểu

Trong suốt 30 năm sáng tác của mình, ông đã để lại một khối lượng khổng lồ các tác phẩm.

  1. Qua nhà (Yêu đương 1936)
  2. Những bóng người trên sân ga (Thơ 1937)
  3. Cô hái mơ (Thơ 2007)
  4. Tương tư
  5. Chân quê (Thơ 1940)
  6. Lỡ bước sang ngang (Thơ 1940), 34 bài
  7. Tâm hồn tôi (Thơ 1940), 23 bài
  8. Hương cố nhân (Thơ 1941)
  9. Hồn trinh nữ (Thơ 1958)
  10. Một nghìn cửa sổ (Thơ 1941)
  11. Sao chẳng về đây (Thơ 1941)
  12. Người con gái ở lầu hoa (Thơ 1942), 24 bài
  13. Mười hai bến nước (Thơ 1942), 12 bài
  14. Mây tần (Thơ 1942), 9 bài
  15. Bóng giai nhân (Kịch Thơ 1942)
  16. Truyện Tỳ Bà (Truyện Thơ 1942)
  17. Ông lão mài gươm (Thơ 1947)
  18. Chiến dịch mùa xuân (Thơ, 1949)
  19. Đồng Tháp Mười (Thơ 1955)
  20. Trả ta về (Thơ 1955)
  21. Gửi người vợ miền Nam (Thơ 1955)
  22. Trong bóng cờ bay (Truyện Thơ 1957)
  23. Nước giếng thơi (Thơ 1957)
  24. Tiếng trống đêm xuân (Truyện Thơ 1958)
  25. Tình nghĩa đôi ta (Thơ 1960)
  26. Cô Son (Chèo cổ 1961)
  27. Đêm sao sáng (Thơ 1962)
  28. Người lái đò sông Vỹ (Chèo 1964)

Ngoài những tác phẩm kể trên, còn một số bài thơ viết trong năm 1964, 1965 và 1966 chưa kịp xuất bản.

Thơ Nguyễn Bính có nhiều bài được phổ nhạc và cũng có nhiều nhạc sĩ phổ nhạc cho thơ của ông:

  1. Cách xa được Song Ngọc phổ nhạc
  2. Chân quê được Trung Đức phổ nhạc
  3. Chuyện tình hoa mai được Anh Bằng phổ nhạc
  4. Cô hái mơ được Phạm Duy phổ nhạc
  5. Cô lái đò được Nguyễn Đình Phúc phổ nhạc
  6. Gái xuân được Từ Vũ phổ nhạc
  7. Ghen được Trọng Khương phổ nhạc
  8. Hôn nhau lần cuối được Văn Phụng phổ nhạc
  9. Hương đồng gió nội được Song Ngọc phổ nhạc
  10. Khúc hát chiều tà được Lã Văn Cường phổ nhạc
  11. Lỡ bước sang ngang được Song Ngọc phổ nhạc
  12. Một lần cuối được Văn Phụng phổ nhạc
  13. Mưa xuân được Huy Thục phổ nhạc
  14. Người hàng xóm được Anh Bằng phổ thành ca khúc Bướm Trắng
  15. Nhạc xuân được Đức Quỳnh phổ nhạc
  16. Nụ tầm xuân được Phạm Duy phổ nhạc
  17. Thoi tơ được Đức Quỳnh phổ nhạc
  18. Thời trước được Văn Phụng phổ nhạc thành bài Trăng sáng vườn chè
  19. Tiểu đoàn 307 được Nguyễn Hữu Trí phổ nhạc
  20. Viếng hồn trinh nữ được Trịnh Lâm Ngân phổ thành ca khúc Hồn trinh nữ

Lời kết: Chúng ta vừa tìm hiểu về nhà thơ Nguyễn Bính và những tác phẩm của ông. Qua đó thấy được nét độc đáo trong ngòi bút của nhà thơ.

Cùng chuyên mục:

- Soạn bài Thảo luận ý kiến về một vấn đề của đời sống

- Soạn bài Thảo luận ý kiến về một vấn đề của đời sống

- Soạn bài Viết bài văn kể lại một hoạt động xã hội

- Soạn bài Viết bài văn kể lại một hoạt động xã hội

- Soạn bài Văn hay

- Soạn bài Văn hay

- Soạn bài Thực hành tiếng Việt (Bài 4)

- Soạn bài Thực hành tiếng Việt (Bài 4)

- Soạn bài Tiếng cười có lợi ích gì

- Soạn bài Tiếng cười có lợi ích gì

- Soạn bài Khoe của, con rắn vuông

- Soạn bài Khoe của, con rắn vuông

Bài 4: Soạn bài Vắt cổ chày ra nước, May không đi giày

Bài 4: Soạn bài Vắt cổ chày ra nước, May không đi giày

- Soạn bài Củng cố, mở rộng bài 3

- Soạn bài Củng cố, mở rộng bài 3

- Soạn bài Thảo luận về một vấn đề trong đời sống phù hợp với lứa tuổi

- Soạn bài Thảo luận về một vấn đề trong đời sống phù hợp với lứa tuổi

- Soạn bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta

- Soạn bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta

- Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 64

- Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 64

- Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống

- Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống

- Soạn bài Nam quốc sơn hà

- Soạn bài Nam quốc sơn hà

- Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 68

- Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 68

Bài 3: Soạn bài Hịch tướng sĩ

Bài 3: Soạn bài Hịch tướng sĩ

- Soạn bài Củng cố, mở rộng bài 2

- Soạn bài Củng cố, mở rộng bài 2

- Soạn bài Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội

- Soạn bài Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội

- Soạn bài Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học (bài thơ thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt Đường luật)

- Soạn bài Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học (bài thơ thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt Đường luật)

- Soạn bài Nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình của người khác

- Soạn bài Nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình của người khác

- Soạn bài Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do

- Soạn bài Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do

Top