Lịch sử và sự nghiệp của nhà văn Nam Cao
Nam Cao sinh năm 1915, mất năm 1951, ông là một nhà văn, nhà báo tiêu biểu trong thế kỷ 20. Những nhân vật trong truyện ngắn của ông trở thành những hình tượng điển hình và được các bạn trẻ sử dụng trong ngôn ngữ hàng ngày. Để hiểu rõ hơn về tiểu sử và sự nghiệp của nhà văn Nam Cao, mời các bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây.
1. Tiểu sử nhà văn Nam Cao
Nhà văn Nam Cao tên thật là Trần Hữu Tri, ông sinh ngày 29 tháng 10 năm 1915 tại tỉnh Hà Nam, Việt Nam. Xuất thân trong một gia đình công giáo nghèo có cha làm thợ mộc, mẹ làm vườn và dệt vải. Ông là con trai trưởng trong gia đình có 8 người con và là người duy nhất được cha cho theo học đến bậc Thành Chung tại Nam Định (bậc THCS bây giờ).
Nam Cao đã từng làm rất nhiều nghề để kiếm sống và đến với con đường văn học chủ yếu là vì cuộc sống mưu sinh.
Năm 18 tuổi, ông cho ra đời tác phẩm đầu tay là Hai cái xác và Cảnh cuối cùng, các tác phẩm này của ông được in trên báo Tiểu thuyết thứ bảy. Ngoài ra ông còn sử dụng thêm bút danh khác là Thúy Rư để sáng tác các truyện như Nghèo, Những cánh hoa tàn, Một bà hào hiệp. Nhìn chung, các sáng tác đầu đời của ông chịu ảnh hưởng của trào lưu văn học lãng mạn đương thời.
Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]
Nam Cao là người ít nói, trầm tính nhưng đối với người dân và quê hương mình thì ông rất gần gũi, gắn bó và nặng tình nghĩa.
Đời sống nội tâm của ông rất phong phú, ông luôn đấu tranh với chính bản thân mình, luôn tìm cách khắc phục những khuyết điểm và sai lầm của mình để hướng tới những điều toàn vẹn và làm cuộc sống tốt đẹp, hoàn thiện hơn.
2. Sự nghiệp của nhà văn Nam Cao
Năm 1941, nhà văn Nam Cao cho ra đời tập truyện Đôi lứa xứng đôi có tên trong bản thảo Cái lò gạch cũ. Sau này khi in lại Nam Cao đã đổi tên truyện thành Chí Phèo và đây được xem là tác phẩm để lại nhiều ấn tượng và là một hiện tượng văn học để lại đến bây giờ.
Năm 1943, nhà văn Nam Cao tham gia Hội văn hóa cứu quốc và ông là một trong những thành viên đầu tiên của tổ chức này. Cũng năm này, ông cho ra đời tác phẩm Đời thừa. Tác phẩm này của ông sử dụng ngôn ngữ phê phán, diễn tả một cách thiết thực về cuộc sống và xã hội lúc bấy giờ, đây là tác phẩm được đưa vào chương trình văn học giảng dạy.
Năm 1945, sau khi Cách mạng tháng 8 thành công, nhà văn Nam Cao được cử làm Chủ tịch xã của chính quyền địa phương phủ Lý Nhân. Ông cho in truyện ngắn Mò sâm banh và được báo Tiên Phong phát hành.
Năm 1946, Nam Cao hoạt động trong Hội văn hóa cứu quốc tại Hà Nội. Sau đó ông vào miền Nam làm phóng viên, tại đây ông viết và cho in ấn truyện ngắn Nỗi truân chuyên của khách má hồng trên tạp chí Tiên phong. Tiếp đó ông trở ra Bắc, nhận làm báo Giữ nước và Cờ chiến thắng ở Hà Nam.
Năm 1947, nhà văn Nam Cao lên Việt Bắc và làm thư ký cho tòa soạn báo Cứu quốc, cho ra đời tác phẩm Nhật ký ở rừng.
Năm 1948, ông gia nhập Đảng Cộng Sản Việt Nam.
Năm 1950, nhà văn Nam Cao làm việc cho tòa soạn tạp chí Văn nghệ, Tháng 6, ông được cử làm Ủy viên tiêu biểu ban văn nghệ của Trung ương Đảng và tham gia chiến dịch biên giới.
Năm 1951, trong khi đang làm việc tại tỉnh Ninh Bình, Nam Cao bị quân Pháp phục kích bắt và xử bắn.
Năm 1956, lần đầu tiểu thuyết Sống mòn của ông được xuất bản.
Nhà văn Nam Cao có một vợ và năm người con, trong đó có một người mất trong nạn đói năm 1945.
Đầu năm 1966, một chương trình mang tên Tìm lại Nam Cao được UNESSCO Việt Nam tổ chức với quy mô lớn, gồm nhiều đơn vị tham gia như Hội nhà văn Việt Nam, báo Nhân Dân, Bộ Lao động, Thương binh- Xã hội,... Kết quả là sau gần một nửa thế kỷ nằm trong nấm mồ vô danh thì hài cốt của nhà văn, liệt sĩ Nam Cao được về nơi vĩnh hằng yên nghỉ tại quê nhà xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam.
Quan điểm và phong cách nghệ thuật
Với nhà văn Nam Cao, đã là nhà văn thì phải biết đấu tranh và tích cực phấn đấu, không được trốn tránh với cuộc đời của mình. Các bài tiểu thuyết, truyện phải phản ánh thật xác thực cuộc sống.
Theo ông, là nhà văn cần có lương tâm và trách nhiệm, các tác phẩm văn chương phải giúp con người gần gũi nhau hơn, lời văn phải ý nghĩa, đề cao con người và giá trị nhân đạo sâu sắc.
Văn chương không chỉ mô tả cuộc sống hiện thực mà còn giúp mọi người thấy được các mặt tốt, xấu, đúng, sai trong cuộc sống. Có thể nói qua việc mô tả và phân tích về cuộc sống sẽ thấy được những bản chất tốt đẹp của con người cũng như hoàn cảnh, tâm lý và tính cách con người trong xã hội.
Trong lối dẫn lời văn của nhà văn Nam Cao luôn có cốt truyện mang tính triết lý sâu sắc. Phong cách trần thuật tạo nên sự thành công trong cách biến hóa các nhân vật, diễn tả đầy đủ tâm lý đa dạng và phức tạp của nhân vật tạo nên các hình tượng văn học mang tính đạo đức cao.
Lối văn của ông sử dụng ngôn ngữ chân thực, tinh tế và giàu chất trữ tình, đằm thắm.
Một số tác phẩm tiêu biểu
Các tác phẩm như Chí Phèo, Lão Hạc: Viết về những người nông dân nghèo khổ bị dồn ép tới bước đường cùng làm mất đi bản chất lương thiện vốn có. Đồng thời lên án những tội ác của thực dân phong kiến và sự tàn ác của xã hội lúc bấy giờ. Bên cạnh đó, các tác phẩm luôn đề cao những phẩm chất tốt đẹp của người nông dân thật thà, lương thiện, chất phác.
Một số tác phẩm khác như Sống mòn, Đời thừa: Các tác phẩm viết về tầng lớp có tri thức nghèo, có ước mơ, hoài bão, có lý tưởng nhưng bị ngăn cách bởi tiền tài, địa vị trong xã hội nên lâm vào con đường cùng, không có lối thoát.
Cho dù nhà văn Nam Cao viết về người nông dân hay tầng lớp tri thức, ngoài ý nghĩa tựa đề thì lời văn của ông luôn chứa đựng những nội dung triết học sâu sắc, có thể khái quát được những quy luật của cuộc sống như bản chất con người, hoàn cảnh và tâm lý tình cảm.
Qua bài viết này, hy vọng sẽ mang lại cho quý bạn đọc những kiến thức cơ bản về tiểu sử và sự nghiệp của nhà văn Nam Cao.
Chúc các bạn luôn vui vẻ!