TRONG NƯỚC
NƯỚC NGOÀI
TÁC GIẢ VĂN HỌC
Tiểu sử và sự nghiệp của Trần Quốc Tuấn (Trần Hưng Đạo) Tiểu sử và sự nghiệp văn chương của nhà văn Thạch Lam Đôi nét về cuộc đời và sự nghiệp của nhà văn Đoàn Giỏi Nhà văn Bảo Ninh - Đôi nét về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác Nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm - Tiểu sử và sự nghiệp thành công Tiểu sử Lưu Trọng Lư và sự nghiệp văn chương đầy dấu ấn Tiểu sử và sự nghiệp sáng tác của nhà văn Bùi Hiển Tiểu sử và sự nghiệp văn chương của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp Tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp của nhà thơ Tế Hanh Tiểu sử tác giả Huỳnh Như Phương, cuộc đời và sự nghiệp Tiểu sử nhà văn William Shakespeare và sự nghiệp vĩ đại Cuộc đời và sự nghiệp người nghệ sĩ đa tài Văn Cao Tiểu sử Martin Luther King, nhà hoạt động nhân quyền Mỹ Tiểu sử và sự nghiệp của nhà phê bình Văn học Hoài Thanh Tiểu sử và sự nghiệp của nhà ngoại giao Ngô Thì Nhậm Tiểu sử và sự nghiệp sáng tác của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng Tiểu sử Nguyễn Công Trứ và những cống hiến to lớn Tiểu sử và sự nghiệp của Cao Bá Quát, danh sĩ vì nước vì dân Tiểu sử và sự nghiệp nhà văn Sô lô khốp (Mikhail Sholokhov) Tiểu sử và sự nghiệp nhà văn Hê minh uê (Ernest Hemingway) Tiểu sử và sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Lưu Quang Vũ Tiểu sử và sự nghiệp của nhà văn, họa sĩ Đỗ Phấn Tiểu sử và sự nghiệp nhà văn Nguyễn Trung Thành (Nguyên Ngọc) Tiểu sử nhà văn Trần Bảo Định và sự nghiệp tiêu biểu
CÁC CHỦ ĐỀ
BÀI MỚI NHẤT
MỚI CẬP NHẬT

Cuộc đời và sự nghiệp người nghệ sĩ đa tài Văn Cao

Văn Cao là một người nghệ đa tài và thành công trong nhiều lĩnh vực từ âm nhạc cho đến thơ ca, hội họa. Ông là tác giả của bài Tiến quân ca, quốc ca của nước ta.

test php

banquyen png
Bài viết này được đăng tại freetuts.net, không được copy dưới mọi hình thức.

Văn Cao có tên khai sinh là Nguyễn Văn Cao, sinh ngày 15 tháng 11 năm 1923, mất ngày 10 tháng 07 năm 1995. Ông vừa là một người nghệ sĩ vô cùng tài hoa, vừa là một người chiến sĩ quả cảm, trung thành với Đảng, với cách mạng. Bên cạnh đó, ông còn là cha đẻ của bài hát “Tiến quân ca” - Quốc ca bất hủ của nước Việt Nam ta.

Trong bài viết hôm nay, hãy cùng freetuts tìm hiểu đôi nét về cuộc đời và sự nghiệp của Văn Cao để hiểu hơn về bậc kỳ tài này nhé!

Đôi nét về cuộc đời của Văn Cao

van cao 1 jpg

Chân dung nhạc sĩ, nhà thơ, họa sĩ Văn Cao.

Cùng tìm hiểu về tiểu sử và đôi nét về cuộc đời của Văn Cao - người nghệ sĩ tài hoa bậc nhất của Việt nam nhé.

Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]

Tiểu sử của Văn Cao

Văn Cao có tên đầy đủ là Nguyễn Văn Cao, ông sinh ra và lớn lên trong một gia đình viên chức khá giả ở Lạch Tray, Hải Phòng. Lúc nhỏ, ông học ở tiểu học tại trường Bonnal, sau đó là trường trung học dòng Saint Josef, đây cũng là nơi ông bắt đầu bén duyên với âm nhạc.

Cuối năm 1930, thời điểm đó ở Hải Phòng tập trung nhiều nhạc sĩ nổi tiếng như Hoàng Qúy, Lê Thương, Văn Cao nhờ có tài năng âm nhạc nên cũng được tham gia vào nhóm Đồng Vọng do các nhạc sĩ Hoàng Qúy, Tô Vũ, Đỗ Nhuận thành lập. Khoảng thời gian này, ông đa sáng tác ra bài hát đầu tay của mình là “Buồn tàn thu” và sau đó là nhiều bài hát hướng đạo với chủ đề vui tươi khác.

Năm 1938, khi vừa tròn 15 tuổi, gia đình Văn Cao gặp biến cố, kinh tế sa sút nên ông quyết định bỏ học khi mới chỉ kết thức năm thứ hai của bậc thành trung.

Năm 1940, Văn Cao đi vào miền Nam và trong lúc dừng chân ở Huế, ông đã sáng tác bài thơ đầu tay với tên gọi là “Một đêm đàn lạnh trên sông Huế”.

Năm 1942, ông quyết định rời quê hương Hải Phòng lên Hà Nội để tiếp tục con theo đuổi con đường âm nhạc của mình, bắt đầu bằng việc theo học dự thính tại trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương.

Ngoài âm nhạc, ông còn làm thơ, viết truyện và bắt đầu việc làm họa sĩ, đến năm 1943, một số tác phẩm tranh sơn dầu của ông được vinh dự xuất hiện trong triển lãm Salon Unique và có nhiều tác phẩm được đông đảo giới mộ điệu đánh giá cao và tạo ra một làn sống chấn động trong dư luận.

Tham gia hoạt động Cách mạng

Cuối năm 1944, Văn Cao tình cờ gặp lại Vũ Qúy, một cán bộ Việt Minh, và cùng nhờ vậy, ông bắt đầu tham gia vào Việt Minh với nhiệm vụ đầu tiên là sáng tác một hành khúc và đó chính là bài “Tiến quân ca”, sau này đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh duyệt làm quốc ca của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa.

Cùng thời gian này, ông đã thành lập Đội danh dự Việt Minh, một đội vũ trang chuyên làm nhiệm vụ là ám sát và bảo vệ an toàn cho các đội viên đang hoạt động tuyên truyền bên ngoài. Ông cùng các đồng đội của mình đã lập được nhiều chiến công vang dội và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của đội đề ra.

Đến năm 1945, sau Quốc khánh, Đội danh dự Việt Minh giải thể, Văn Cao trở lại với con đường nhà báo của mình.

Năm 1946, Văn Cao tham gia Hội Văn hóa Cứu quốc và được bổ nhiệm làm Ủy viên Chấp hành. Đến tháng 12 cùng năm, ông được giao nhiệm vụ phụ trách Đội điều tra Công an Liên Khu 10 với nhiệm vụ điều tra tình hình phức tạp tại Lào Cai lúc bấy giờ.

Năm 1947, Văn Cao lập gia đình với bà Nghiêm Thúy Băng và cả hai có với nhau 5 người con. Cùng thời gian đó, ông đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, và sau đó đã giải tán đội điều tra và rời khỏi ngành Công an vì nó không phù hợp với bản thân mình.

Cuối năm 1949, ông chuyển hướng sang phụ trách Đoàn nhạc sĩ Việt Nam và tiếp tục cho ra đời những ca khúc bất hủ như Làng Tôi, Tiến về Hà Nội,...

Biến cố Nhân Văn - Giai Phẩm năm 1956

Sau năm 1954, khi hiệp định Geneve được ký kết, Văn Cao quay trở lại Hà Nội làm việc trong Đài phát thanh, đến năm 1956, ông phát hành bài thơ “Anh có nghe không được” và nhận về nhiều chỉ trích, hậu quả đến cuối năm 1956, hai tờ báo Nhân Văn, Giai Phẩm bị đình bản, Văn Cao phải đi học tập chính trị và giai đoạn này, tên tuổi của ông hầu như biến mất hoàn toàn. Các tác phẩm âm nhạc khác của ông trừ bài “Tiến quân ca” đều không được phép biểu diễn ở miền Bắc.

Đến cuối thập niên 1980, Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh đã ban hành nhiều chính sách đổi mới, nhờ vậy các sáng tác của Văn Cao được quay trở lại sân khấu.

Văn Cao qua đời năm 1995

Sau nhiều năm chiến đấu với căn bệnh ung thư phổi quái ác, đến ngày 10 tháng 07 năm 1995, Văn Cao đã qua đời tại Bệnh viện Hữu Nghị, Hà Nội, ông hưởng thọ 72 tuổi.

Sự nghiệp hoạt động nghệ thuật của Văn Cao

Cùng tìm hiểu lý do tại sao Văn Cao được gọi là một người nghệ sĩ tài hoa, một bậc kỳ tài hiếm có của Việt Nam ta nhé.

Văn Cao - Một nhạc sĩ tài ba

Nếu so với những nhạc sĩ tài năng khác như Trịnh Công Sơn và Phạm Duy thì Văn Cao không có quá nhiều bài hát, nhưng thực sự ca khúc nào của ông cũng đều rất nổi tiếng và được đông đảo khán giả đón nhận.

Phong cách âm nhạc của ông được chia làm hai chủ đề rõ ràng đó chính là những bài hát viết về tình yêu và chủ đề về nhạc cách mạng. Ngoài ra ông cũng còn viết nhạc cho nhiều bộ phim như “Chị Dậu”, “Anh bộ đội cụ Hồ”.

Một số ca khúc âm nhạc gắn liền với tên tuổi của ông như:

  • Tiến quân ca, sáng tác năm 1944 và đã trở thành quốc ca của nước Việt Nam.
  • Bài hát “Trường ca sông Lô” sáng tác năm 1947, được coi là đỉnh cao của nhạc kháng chiến.
  • Bài hát “Mùa xuân đầu tiên”, sáng tác vào giáp tết Bính Thìn năm 1976.
  • Bài hát “Tiến về Hà Nội”, sáng tác vào năm 1949 đã trở thành “khúc ca khải hoàn” của người Hà Nội vào thời điểm ấy.
  • Bài hát “Không quan Việt Nam”, sau này được sử dụng làm bài hát chính thức đại diện cho “Không lực Việt Nam Cộng hòa”.

Văn Cao - Một cây đại thụ trên văn đàn Việt Nam

Ngoài là một nhạc sĩ nổi tiếng, Văn Cao còn được biết đến là một cây bút vô cùng sáng giá trong làng Văn học của Việt Nam khi đã cống hiến cho độc giả nhiều bài thơ rất hay và ý nghĩa, điển hình như một số tác phẩm sau:

  • Bài thơ “Một đêm đàn lạnh trên sông Huế”, bài thơ đầu tay của ông.
  • Thơ “Quê lòng
  • Thơ “Đêm mưa
  • Thơ “Ai về Kinh Bắc
  • Truyện ngắn “Dọn nhà
  • Truyện ngắn “Siêu nước nóng
  • Trường ca thơ “Những người trên cửa biển
  • Tập thơ “

Văn Cao - Một người họa sĩ tài hoa

Tài năng hội họa của Văn Cao được ít người biết đến, nhưng quả thật ông là một người họa sĩ rất tài năng. Những bức tranh của ông được treo trong nhiều triển lãm và được đông đảo giới chuyên môn đánh giá cao. Điển hình như một số bức tranh sau:

  • Tranh vẽ chân dung bà Băng
  • Tranh vẽ chân dung Đặng Thai Mai
  • Tranh vẽ Cô gái và đàn dương cầm
  • Tranh vẽ Cổng làng
  • Tranh vẽ Chợ vùng cao
  • Tranh vẽ Thanh niên vùng cao
  • Tranh vẽ Cây đàn đỏ

Thành tựu của Văn Cao

Cùng xem qua trong suốt những năm dài cống hiến hết mình cho nghệ thuật nước nhà, Văn Cao đã gặt hái được những thành tựu nào nhé.

Văn Cao ảnh hưởng đến sự phát triển của nghệ thuật nước nhà

Điều đầu tiên, phải nói rằng âm nhạc của Văn Cao đã mở đường cho thể loại tân nhạc Việt Nam, cụ thể là nhạc trữ tình, nhạc cách mạng và trường ca. Bên cạnh đó, trong lĩnh vực thơ ca, ông cũng là người tiên phong và đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển dòng thơ Việt Nam hiện đại, tiêu biểu là thể loại trường ca thơ.

Mọi người còn ví ông là một bậc kỳ tài hiếm có trong lịch sử, một danh dân văn hóa tiêu biểu của nước ta thời hiện đại bởi sự sử dụng ngôn từ quá phong phú và đầy tính biến hóa.

Văn Cao dành được nhiều giải thưởng cao quý về văn hóa, nghệ thuật

Với những gì mà cố nhạc sĩ Văn Cao đã cống hiến cho nước nhà, ông đã dành được nhiều giải thưởng danh giá, cao quý như:

  • Huân chương Hồ Chí Minh
  • Huân chương Kháng chiến hạng nhất
  • Huân chương Độc lập hạng nhất
  • Huân chương Độc lập hạng Ba
  • Giải thưởng Hồ chí Minh năm 1996 cho Văn học nghệ thuật

Văn Cao được người đời vinh danh

Sau khi nhạc sĩ Văn Cao qua đời, nhiều thành phố lớn như TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng, Hà Nội đều có những tuyến đường được mang tên ông. Đây được coi là một sự vinh danh và tưởng nhớ của mọi người dành cho người nhạc sĩ, nghệ sĩ tài hoa này vì những gì mà ông đã cống hiến và để lại cho chúng ta.

Những câu nói hay nhất của Văn Cao

Cùng freetuts điểm qua một số câu nói hay, bất hủ của người nghệ sĩ tài ba Văn Cao nhé:

  • Giữa sự sống và sự chết, tôi chọn sự sống, tuy nhiên để bảo vệ sự sống, tôi chọn sự chết.
  • Cái mới không phải là những cái không có sẵn, sự làm mới những cái sẵn có cũng rất là sáng tạo.
  • Cuộc đời và nghệ thuật của một nhà thơ là nhưng dòng sông lớn, càng chảy càng thay đổi, càng chảy càng thêm mở mang hơn.
  • Tôi là tác giả của “Quốc ca”, chính vì vậy tôi phải gìn giữ vì dù sao tên tuổi của bản thân cũng gắn liền với một thứ thiêng liêng và cao quý của đất nước Việt Nam.
  • Dân nhạc tài hoa ai thường chẳng có ba bốn cô gái xinh đẹp vây quanh, tuy nhiên tôi phải giữ gìn vì tên tuổi của mình phải thật trong sạch và tôi phải xứng đáng với vợ của mình.
  • Mình rất cần tiền nhưng cững vô cùng chán tiền.

Nhận định về Văn Văn Cao

Cùng xem qua các tác giả, nghệ sĩ khác đã có nhận xét gì về Văn Cao nhé:

  • Nhạc sĩ Phạm Duy từng đưa ra nhận xét rằng “Cuộc kháng chiến trường kỳ của Việt Nam sẽ không thể thành công nếu không có sự góp sức của nhạc văn Cao và thơ của Hoàng Cầm. Văn Cao tuy thấp bé hơn tôi, sống khép kín hơn tôi nhưng cậu ta tài hoa hơn tôi nhiều, chính Văn Cao đã đưa nhạc tình của những năm 1943 - 1944 vượt qua khỏi khuôn khổ cũ mèm. Văn Cao là cha đẻ của trường ca, còn tôi và những nhạc sĩ khác chỉ là người kế thừa và phát triển nó.”
  • Nghệ sĩ Tạ Ty từng nói rằng “Văn cao nhập cuộc chơi không chỉ với tài năng đơn độc mà nó là cả một cơn thác lũ nghệ thuật lấp kín bầu trời Kinh đô Văn nghệ Việt Nam. Ở Văn Cao, qua mỗi câu thơ là những hạt ngọc, mỗi nốt nhạc là một sợi tơ mang nhiều màu sắc tạo thành một vùng hào quang rực rỡ”.
  • Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã nói rằng “Trong âm nhạc, Văn Cao như một ông hoàng. Âm nhạc của anh Văn là âm nhạc của thần tiên với những nốt bay bổng. Trong khi tôi đi la đà giữa coi người thì anh cứ bay và tôi cứ chìm khuất”.
  • Nhà thơ Vũ Bằng từng viết rằng “Văn Cao là một con người tài hoa trăm năm có một”.

Hỏi đáp về Văn Cao

Cố nhạc sĩ Văn Cao sinh năm nào? mất năm nào?

Nhạc sĩ Văn Cao sinh ngày 15 tháng 11 năm 1923 tại Hải Phòng, mất ngày 10 tháng 07 nam 1995 tại Hà Nội.

Văn Cao quê quán ở đâu?

Văn Cao sinh ra ở Hải Phòng nhưng quê quán của ông ở An Lễ, Vụ Bản, tỉnh Nam Định.

Trên đây, freetuts.net đã chia sẻ các thông tin về tiểu sử, cuộc đời cũng như sự nghiệp sáng tác lừng lẫy của nghệ sĩ Văn Cao, hy vọng bài viết này sẽ đem lại nhiều tư liệu tham khảo hữu ích cho các bạn.

Đừng quên rằng tại chuyên mục Văn Học của chúng tôi còn rất nhiều bài viết về tiểu sử của các tác giả, nghệ sĩ nổi tiếng khác đang chờ các bạn khám phá đó nha! Chào tạm biệt và hẹn gặp lại.

Cùng chuyên mục:

Cách viết văn bản thuyết minh, dàn ý chi tiết và văn mẫu hay

Cách viết văn bản thuyết minh, dàn ý chi tiết và văn mẫu hay

Dàn ý nghị luận xã hội về tình mẫu tử và bài văn mẫu hay

Dàn ý nghị luận xã hội về tình mẫu tử và bài văn mẫu hay

Dàn ý nghị luận xã hội về tình yêu tuổi học trò, văn mẫu hay

Dàn ý nghị luận xã hội về tình yêu tuổi học trò, văn mẫu hay

Nghị luận xã hội về lòng tự trọng của con người, dàn ý, văn mẫu

Nghị luận xã hội về lòng tự trọng của con người, dàn ý, văn mẫu

Viết văn bản nghị luận phân tích đánh giá một truyện kể

Viết văn bản nghị luận phân tích đánh giá một truyện kể

Dàn ý nghị luận xã hội về vấn đề an toàn giao thông và văn mẫu

Dàn ý nghị luận xã hội về vấn đề an toàn giao thông và văn mẫu

Tiểu sử nhà văn Trần Bảo Định và sự nghiệp tiêu biểu

Tiểu sử nhà văn Trần Bảo Định và sự nghiệp tiêu biểu

Nghị luận xã hội về hiện tượng biến đổi khí hậu, dàn ý, văn mẫu

Nghị luận xã hội về hiện tượng biến đổi khí hậu, dàn ý, văn mẫu

Nghị luận xã hội về hiện tượng biến đổi khí hậu là một trong những...

Tiểu sử và sự nghiệp nhà văn Nguyễn Trung Thành (Nguyên Ngọc)

Tiểu sử và sự nghiệp nhà văn Nguyễn Trung Thành (Nguyên Ngọc)

Nhà văn Nguyễn Trung Thành (Nguyên Ngọc) có tên thật là Nguyễn Văn Báu...

Tiểu sử và sự nghiệp của nhà văn, họa sĩ Đỗ Phấn

Tiểu sử và sự nghiệp của nhà văn, họa sĩ Đỗ Phấn

Đỗ Phấn không chỉ là một họa sĩ rất tài ba và cũng là một…

Tiểu sử và sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Lưu Quang Vũ

Tiểu sử và sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Lưu Quang Vũ

Lưu Quang Vũ (1948 - 1988), ông là một nhà thơ, nhà văn, kiêm nhà…

Tiểu sử và sự nghiệp nhà văn Hê minh uê (Ernest Hemingway)

Tiểu sử và sự nghiệp nhà văn Hê minh uê (Ernest Hemingway)

Hê minh uê (Ernest Miller Hemingway) là một nhà văn, nhà báo...

Tiểu sử và sự nghiệp nhà văn Sô lô khốp (Mikhail Sholokhov)

Tiểu sử và sự nghiệp nhà văn Sô lô khốp (Mikhail Sholokhov)

Sô lô khốp hay còn gọi là Sholokhov (1905 - 1984) vốn là một nhà...

Tiểu sử và sự nghiệp của Cao Bá Quát, danh sĩ vì nước vì dân

Tiểu sử và sự nghiệp của Cao Bá Quát, danh sĩ vì nước vì dân

Cao Bá Quát sinh năm 1808, mất năm 1855, có tên chữ là Chu Thần....

Tiểu sử Nguyễn Công Trứ và những cống hiến to lớn

Tiểu sử Nguyễn Công Trứ và những cống hiến to lớn

Nguyễn Công Trứ sinh năm 1778, mất năm 1859, ông vừa là một nhà chính…

15+ Mở bài Đất Nước Nguyễn Khoa Điềm

15+ Mở bài Đất Nước Nguyễn Khoa Điềm

15 Mở bài Câu cá mùa thu (Thu điếu) hay, đạt điểm cao nhất

15 Mở bài Câu cá mùa thu (Thu điếu) hay, đạt điểm cao nhất

Mở bài Câu cá thu (Thu điếu) là một phần quan trọng nhất trong...

16 Mở bài Chiếc thuyền ngoài xa hay, ngắn gọn, ấn tượng nhất

16 Mở bài Chiếc thuyền ngoài xa hay, ngắn gọn, ấn tượng nhất

Mở bài Chiếc thuyền ngoài xa là một phần quan trọng giúp...

16 + Mở bài Hồn Trương Ba da hàng thịt hay, sáng tạo nhất

16 + Mở bài Hồn Trương Ba da hàng thịt hay, sáng tạo nhất

Tiểu sử và sự nghiệp sáng tác của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng

Tiểu sử và sự nghiệp sáng tác của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng

Nguyễn Huy Tưởng sinh ngày 06 tháng 05 năm 1912, mất ngày 25 tháng 07...

Top