TRONG NƯỚC
NƯỚC NGOÀI
TÁC GIẢ VĂN HỌC
Tiểu sử và sự nghiệp của Trần Quốc Tuấn (Trần Hưng Đạo) Tiểu sử và sự nghiệp văn chương của nhà văn Thạch Lam Đôi nét về cuộc đời và sự nghiệp của nhà văn Đoàn Giỏi Nhà văn Bảo Ninh - Đôi nét về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác Nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm - Tiểu sử và sự nghiệp thành công Tiểu sử Lưu Trọng Lư và sự nghiệp văn chương đầy dấu ấn Tiểu sử và sự nghiệp sáng tác của nhà văn Bùi Hiển Tiểu sử và sự nghiệp văn chương của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp Tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp của nhà thơ Tế Hanh Tiểu sử tác giả Huỳnh Như Phương, cuộc đời và sự nghiệp Tiểu sử nhà văn William Shakespeare và sự nghiệp vĩ đại Cuộc đời và sự nghiệp người nghệ sĩ đa tài Văn Cao Tiểu sử Martin Luther King, nhà hoạt động nhân quyền Mỹ Tiểu sử và sự nghiệp của nhà phê bình Văn học Hoài Thanh Tiểu sử và sự nghiệp của nhà ngoại giao Ngô Thì Nhậm Tiểu sử và sự nghiệp sáng tác của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng Tiểu sử Nguyễn Công Trứ và những cống hiến to lớn Tiểu sử và sự nghiệp của Cao Bá Quát, danh sĩ vì nước vì dân Tiểu sử và sự nghiệp nhà văn Sô lô khốp (Mikhail Sholokhov) Tiểu sử và sự nghiệp nhà văn Hê minh uê (Ernest Hemingway) Tiểu sử và sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Lưu Quang Vũ Tiểu sử và sự nghiệp của nhà văn, họa sĩ Đỗ Phấn Tiểu sử và sự nghiệp nhà văn Nguyễn Trung Thành (Nguyên Ngọc) Tiểu sử nhà văn Trần Bảo Định và sự nghiệp tiêu biểu
CÁC CHỦ ĐỀ
BÀI MỚI NHẤT
MỚI CẬP NHẬT

Tiểu sử và cuộc đời sự nghiệp nhà thơ Thanh Hải

Giới thiệu tiểu sử của nhà thơ Thanh Hải tại đây bạn cũng sẽ tìm thấy tài liệu tiểu sử sự nghiệp sáng tác văn học của nhà thơ Thanh Hải.

test php

banquyen png
Bài viết này được đăng tại freetuts.net, không được copy dưới mọi hình thức.

Nhà thơ Thanh Hải được sinh ra và lớn lên tại một vùng quê của Thừa Thiên Huế. Có lẽ vì thế mà trong con người ông đậm chất mộng mơ và thơ ca của con người xứ Huế. Ông tham gia vào cách mạng khá sớm và sáng tác nhiều bài thơ trong thời chiến. Có lẽ vì vậy mà ông được coi là nhà thơ cách mạng. Ngay bây giờ mình và các bạn sẽ cùng nhau tìm hiểu về nhà thơ Thanh Hải nhé.

Tiểu sử nhà thơ Thanh Hải

Nhà thơ Thanh Hải sinh ngày 4 tháng 11 năm 1930 tại xã Phong Bình, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Ông xuất thân trong một gia đình trí thức, nhưng nghèo. Cha ông làm nghề dạy học, mẹ ông là nông dân. Ông là anh cả trong gia đình gồm ba anh em. Hai em của ông là Phạm Bá Chất và Phạm Bá Liên đều đóng góp cho cách mạng.

Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]

Ông là người con yêu gia đình, một nhà thơ yêu nước vì cuộc sống nên khi Thanh Hải 17 tuổi, ông đã tham gia cách mạng ở huyện Hương Thủy làm chính trị viên Đoàn Văn công Thừa Thiên Huế

Vào năm 1954-1964, ông ở lại quê hương hoạt động, làm cán bộ tuyên huấn tỉnh. Trong các năm 1964-1967, ông phụ trách báo Cờ giải phóng của thành phố Huế. Sau đó, ông làm Ủy viên chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam, Chi hội phó chi Hội văn nghệ giải phóng Bình Trị Thiên.

Từ sau năm 1975, ông làm Tổng thư ký Hội Văn nghệ Bình Trị Thiên, đồng thời là Ủy viên thường vụ Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Việt Nam, Ủy viên Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam.

Nhà thơ Thanh Hải qua đời vào ngày 15 tháng 12 năm 1980. Bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" được in trong tập thơ "Huế mùa xuân".

Phong cách nghệ thuật của nhà thơ Thanh Hải

Thơ của Thanh Hải mang một phong cách nghệ thuật rất riêng. Ông thường xuyên thể hiện lòng yêu thiên nhiên và tình yêu đối với cuộc sống tươi đẹp này. Qua những lời thơ tươi vui đầy màu sắc của mình, tác giả đã cho người đọc thấy được vẻ đẹp của quê hương đất nước.

Thông qua lời thơ bình dị nhưng sâu sắc, nhẹ nhàng nhưng mang đậm triết lý cuộc đời, ông đã thể hiện được tình yêu sâu sắc đối với cuộc sống này. Chúng ta sinh ra cần phải yêu và trân quý cuộc đời của chính mình. Việc đặt niềm tin vào cuộc sống và hưởng thụ nó một cách đầy hứng khởi và vui vẻ, điều này sẽ làm cho cuộc đời chúng ta trở nên ý nghĩa hơn rất nhiều.

Nhận định về nhà thơ Thanh Hải

Nhà thơ Thanh Hải được nhận định là một nhà thơ chiến sĩ, Nhà thơ cách mạng.

Nhà phê bình Hoài Thanh đã có đôi lời nói về Thanh Hải như sau: “Thanh Hải chưa phải là một nhà thơ lớn. Nhưng một khi tiếng nói của cách mạng vút lên được thành thơ thì dẫu chưa phải một nhà thơ lớn vẫn rất quý”. Thông qua lời nhận xét này của Hoài Thanh, chúng ta lại một lần nữa khẳng định được Thanh Hải chính là một nhà thơ chiến sĩ, nhà thơ cách mạng.

Bằng lời thơ giản dị nhưng sâu sắc, tác giả đã vạch trần được những tội ác của kẻ thù. Lên án chiến tranh đã tạo nên sự chia cách, thể hiện sự khao khát thống nhất Bắc Nam. Tác giả đã nêu cao được tinh thần kháng chiến của dân tộc Việt Nam nói chung và của người dân Nam Bộ nói riêng.

Nguồn cảm hứng của nhà thơ Thanh Hải

Nhà thơ Thanh Hải được biết đến là một nhà thơ Cách mạng nên nguồn cảm hứng sáng tác của ông hầu như đều là những gì thuộc về kháng chiến.

Đầu tiên là hình ảnh người chiến sĩ trung kiên đầy xúc động. Khi viết về họ, nhà thơ dành cho họ những lời yêu mến, kính trọng và xót xa. Đó là những con người đẹp nhất. Chính vì vậy đã có người gọi thơ ông là thơ về những người đồng chí trung kiên. Những nhân vật ấy được nhà thơ miêu tả một cách cụ thể thông qua từng bài thơ.

Nhà thơ Thanh Hải không viết nhiều và không kể nhiều, ông chỉ có một số ít bài nói về các anh hùng, chiến sĩ. Tuy nhiên, người đọc đã nhìn thấy được sự khâm phục và lòng ngợi ca mà ông dành cho họ. Ông muốn truyền tải đến thế hệ mai sau phải biết ơn và trân trọng những gương mặt người chiến sĩ trung kiên ấy.

Nguồn cảm hứng của nhà thơ Thanh Hải là vị cha già của dân tộc Hồ Chí Minh. Nhà thơ đã thể hiện rất thành công khi viết về hình ảnh Bác Hồ đã dành tình cảm cho đồng bào miền Nam. Tác giả đã gửi gắm nỗi nhớ thương của mình cũng như tất cả các đồng chí khác và toàn thể nhân dân miền Nam cho Bác, khi Bác chưa kịp vào thăm miền Nam ruột thịt mà đã phải ra đi về cõi vĩnh hằng.

Không chỉ dừng lại ở đó, hình ảnh người mẹ, người vợ, những người phụ nữ đã hi sinh trong thời kì kháng chiến cũng là nguồn cảm hứng của nhà thơ Thanh Hải.

Trong lòng nhà thơ luôn chứa đựng tình yêu quê hương tha thiết. Ông giới thiệu đến người đọc hình ảnh đẹp đẽ của quê hương đất nước bằng những vần thơ tự nhiên nhưng thơ mộng. Tác giả đã thổi hồn vào những hình ảnh tưởng như rất đỗi bình thường, tạo cho quê hương mình một nét rất riêng và đặc biệt.

Thanh Hải và bài thơ Mùa xuân nho nhỏ

Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ ra đời vào năm 1980, trong hoàn cảnh đất nước đã được thống nhất. Nhân dân ta đang xây dựng một đất nước mới, giai đoạn này đang còn rất khó khăn. Ông viết bài thơ này trước khi mất khoảng một tháng. Đây có lẽ bài thơ mà Thanh Hải muốn nhắn gửi đến đất nước, tương lai.

Bài thơ đã bộc lộ được cảm xúc của tác giả trước mùa xuân thiên nhiên của đất nước khi đã bước vào thời kì hòa bình. Tác giả khát vọng, muốn trở thành một mùa xuân nho nhỏ dân hiến cho cuộc đời.

Trong bài thơ, tác giả đã sử dụng nhiều nghệ thuật đặc sắc. Bằng nghệ thuật đảo cú pháp, tác giả đã cho người đọc thấy được sự rộn ràng, tươi đẹp của mùa xuân xứ Huế.

Tác phẩm tiêu biểu của nhà thơ Thanh Hải

Trong cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của mình, tác giả Thanh Hải đã sáng tác được các tập thơ sau:

  • Những đồng chí trung kiên (1962)
  • Dấu võng Trường Sơn (1977)
  • Huế mùa xuân (tập 1-1970, tập 2-1975) tập thơ
  • Mùa xuân nho nhỏ (11/1980), khoảng 1 tháng trước khi ông qua đời. Lúc đó ông đang ốm nặng và phải điều trị ở bệnh viện Bạch Mai
  • Ánh Mắt (1956)
  • Mưa xuân đất này (1982) tập thơ.

Những giải thưởng của tác giả Nguyễn Thanh Hải

  • Giải thưởng văn học Nguyễn Đình Chiểu (1965)
  • Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật (đợt 2, năm 2000, truy tặng)
  • Giải nhất cuộc thi thơ của tuần báo Thống nhất (1959).
  • Giải nhì cuộc thi thơ của tuần báo Thống nhất (1962).

Lời kết: Qua bài viết này các bạn đã hiểu rõ hơn về nhà thơ Thanh Hải và cuộc đời sự nghiệp của ông. Để góp ý về bài viết các bạn hãy để lại phần bình luận bên dưới nhé. Xin chào và hẹn gặp lại các bạn.

Cùng chuyên mục:

- Soạn bài Thảo luận ý kiến về một vấn đề của đời sống

- Soạn bài Thảo luận ý kiến về một vấn đề của đời sống

- Soạn bài Viết bài văn kể lại một hoạt động xã hội

- Soạn bài Viết bài văn kể lại một hoạt động xã hội

- Soạn bài Văn hay

- Soạn bài Văn hay

- Soạn bài Thực hành tiếng Việt (Bài 4)

- Soạn bài Thực hành tiếng Việt (Bài 4)

- Soạn bài Tiếng cười có lợi ích gì

- Soạn bài Tiếng cười có lợi ích gì

- Soạn bài Khoe của, con rắn vuông

- Soạn bài Khoe của, con rắn vuông

Bài 4: Soạn bài Vắt cổ chày ra nước, May không đi giày

Bài 4: Soạn bài Vắt cổ chày ra nước, May không đi giày

- Soạn bài Củng cố, mở rộng bài 3

- Soạn bài Củng cố, mở rộng bài 3

- Soạn bài Thảo luận về một vấn đề trong đời sống phù hợp với lứa tuổi

- Soạn bài Thảo luận về một vấn đề trong đời sống phù hợp với lứa tuổi

- Soạn bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta

- Soạn bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta

- Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 64

- Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 64

- Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống

- Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống

- Soạn bài Nam quốc sơn hà

- Soạn bài Nam quốc sơn hà

- Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 68

- Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 68

Bài 3: Soạn bài Hịch tướng sĩ

Bài 3: Soạn bài Hịch tướng sĩ

- Soạn bài Củng cố, mở rộng bài 2

- Soạn bài Củng cố, mở rộng bài 2

- Soạn bài Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội

- Soạn bài Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội

- Soạn bài Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học (bài thơ thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt Đường luật)

- Soạn bài Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học (bài thơ thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt Đường luật)

- Soạn bài Nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình của người khác

- Soạn bài Nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình của người khác

- Soạn bài Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do

- Soạn bài Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do

Top