TRONG NƯỚC
NƯỚC NGOÀI
CÁC CHỦ ĐỀ
BÀI MỚI NHẤT
MỚI CẬP NHẬT

Tiểu sử nhà thơ Hồ Xuân Hương, sự nghiệp sáng tác

Hồ Xuân Hương được mệnh danh là "Bà chúa thơ nôm" với rất nhiều tác phẩm văn học nổi tiếng. Sự nghiệp văn chương của bà rất thành công nhưng cuộc đời lại không gặp nhiều may mắn. Tuy vậy bà không bi quan mà lại lấy những nỗi đau ấy để làm động lực cho các sáng tác của mình.

test php

banquyen png
Bài viết này được đăng tại freetuts.net, không được copy dưới mọi hình thức.

1. Tiểu sử nhà thơ Hồ Xuân Hương

nha tho ho xuan huong jpg

Hồ Xuân Hương sinh năm 1772 mất năm 1822. Quê quán ở làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Bà có tên thật là Hồ Phi Mai hay còn có nghĩa là Hoa mai bay trên hồ.

Năm lên 13 tuổi cha mất, bà theo mẹ về làng Thọ Xương gần kinh đô Thăng Long sinh sống và đi học. Vì điều kiện kinh tế quá khó khăn nên bà chỉ đi học một thời gian sau đó thì phải đi ở đợ để kiếm sống.

Thuở nhỏ, Hồ Xuân Hương đã nổi tiếng chăm chỉ, thông minh và làm thơ rất hay. Sinh ra và lớn lên trong giai đoạn xã hội phong kiến Việt Nam có nhiều biến động tiêu cực, bà đã chứng kiến được cảnh người phụ nữ bị chà đạp với tư tưởng lúc bấy giờ là “trọng nam khinh nữ”. Chính điều này đã ít nhiều ảnh hưởng lên các sáng tác của bà sau này.

Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]

Hồ Xuân Hương rất xinh đẹp, tính tình nghệ sĩ, quen biết rất rộng rãi nhưng cuộc đời và tình duyên của bà khá lận đận và gặp nhiều bất hạnh. Bà có 2 đời chồng nhưng ngang trái thay bà đều làm vợ lẻ của hai người chồng đó.

Người chồng đầu có tên là Tổng Cóc, là một người giàu có, yêu thơ nhưng lại ăn chơi và tiêu xài rất hoang phí. Bà vợ cả của ông thì rất ghen tuông, tìm mọi cách để hãm hại nên Hồ Xuân Hương đã bỏ nhà ra đi khi đang mang thai để tránh bị vợ cả và dân làng soi mói.

Sau đó một thời gian bà đã sinh được một đứa con gái nhưng không may lại mất khi vừa mới hạ sinh. Bà lấy chồng hai là ông phủ Vĩnh Tường, cũng sống kiếp vợ lẽ và sinh cho ông một người con, éo le thay chỉ mới sống chung với nhau hơn 2 năm thì người chồng thứ hai của bà cũng mất và bà sống một mình, cô độc đến cuối cuộc đời.

2. Sự nghiệp văn học của nhà thơ Hồ Xuân Hương

Sở dĩ Hồ Xuân Hương được mệnh danh là “bà chúa thơ nôm” là vì rất nhiều người thán phục cách sử dụng chữ Nôm của bà. Hai lần mất chồng và thấm thía nỗi đau của những người phụ nữ phải chịu cảnh vợ lẽ nên bà đã sáng tác ra rất nhiều bài thơ thể hiện nỗi xót xa và đồng cảm sâu sắc với số phận của những người phụ nữ lúc bấy giờ.

Hầu hết những bài thơ của bà đều được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú đường luật (tám câu bảy chữ) và thất ngôn tứ tuyệt (bốn câu bảy chữ).

Một số tác phẩm thơ nôm tiêu biểu của bà là:

  • Bà Lang khóc chồng
  • Bạch Đằng giang tạm biệt
  • Bài ca theo điệu xuân đình lan
  • Bánh trôi nước
  • Cảnh làm lẽ
  • Cái quạt giấy 1, 2

Trong đó bài thơ “Bánh trôi nước” được rất nhiều thế hệ độc giả yêu thích và được đưa vào sách giáo khoa Trung học cơ sở giảng dạy. Trong bài thơ này Hồ Xuân Hương đã lấy hình tượng bánh trôi nước để biểu tượng cho số phận trọng nam khinh nữ, đa thê thiếp khiến cho người phụ nữ phải chịu biết bao nhiêu cảnh bất hạnh, đau thương đồng thời ca ngợi vẻ đẹp phẩm chất, tâm hồn trong sáng, tình nghĩa, sắt son của của người phụ nữ Việt Nam.

Ngoài ra bà còn nổi tiếng với rất nhiều sáng tác bằng chữ Hán, tuy nhiên hiện nay chỉ còn lại rất ít bài, tiêu biểu như:

  • Hải ốc trù
  • Nhãn phóng thanh
  • Độ Hoa Phong
  • Trạo ca thanh
  • Thuỷ vân hương

Con người Hồ Xuân Hương phóng túng, tài hoa, có cá tính mạnh mẽ, sắc sảo vì vậy phong cách nghệ thuật của bà rất sáng tạo và đặc biệt vừa thanh vừa tục, kết hợp với nét phóng túng - tiềm ẩn, đậm đà chất văn học dân gian nên thơ của bà luôn gây nguồn cảm hứng vô tận cho hậu thế từ ngôn ngữ cho đến hình tượng.

Đặc biệt, bà còn có biệt tài sử dụng điệp khúc, âm điệu, tiết tấu thích hợp với từng ý, từng hoàn cảnh với thái độ rất tự nhiên, duyên dáng và giàu khả năng gợi cảm.

Có thể nói Hồ Xuân Hương được coi là hiện tượng độc đáo " Nhà thơ phụ nữ viết về phụ nữ" độc đáo có một không hai trong văn học sử Việt Nam. Với tư tưởng mới mẻ cùng lối làm thơ phá cách, ngôn ngữ bình dị và sáng tạo nên các tác phẩm của bà đã đem lại nhiều ý nghĩa, giá trị và sức sống lâu bền đến hiện tại.

Cùng chuyên mục:

Hoán dụ là gì? Phân biệt hoán dụ và ẩn dụ kèm bài tập

Hoán dụ là gì? Phân biệt hoán dụ và ẩn dụ kèm bài tập

Trong bộ môn ngữ văn lớp 6, các em học sinh sẽ được học về…

Phân tích Làng Kim Lân, dàn ý và mẫu văn chọn lọc hay nhất

Phân tích Làng Kim Lân, dàn ý và mẫu văn chọn lọc hay nhất

Nghị luận về học đi đôi với hành, dàn ý và văn mẫu siêu hay

Nghị luận về học đi đôi với hành, dàn ý và văn mẫu siêu hay

Văn tả người, 20 mẫu văn tả người thân chọn lọc hay nhất

Văn tả người, 20 mẫu văn tả người thân chọn lọc hay nhất

Văn tả người thân như tả bố, mẹ, anh, chị, em,... là một bài tập…

Phân tích Chiếc thuyền ngoài xa và mẫu văn chọn lọc hay nhất

Phân tích Chiếc thuyền ngoài xa và mẫu văn chọn lọc hay nhất

Viết nghị luận về bạo lực học đường, dàn ý và mẫu văn hay

Viết nghị luận về bạo lực học đường, dàn ý và mẫu văn hay

Văn tả con gà trống, lập dàn ý và bài văn mẫu chọn lọc

Văn tả con gà trống, lập dàn ý và bài văn mẫu chọn lọc

Phân tích bài thơ Tràng Giang, lên dàn ý và mẫu văn hay

Phân tích bài thơ Tràng Giang, lên dàn ý và mẫu văn hay

Phân tích nhân vật Vũ Nương, lập dàn ý và mẫu văn hay

Phân tích nhân vật Vũ Nương, lập dàn ý và mẫu văn hay

Mở bài chung cho nghị luận văn học chọn lọc hay nhất

Mở bài chung cho nghị luận văn học chọn lọc hay nhất

Câu tường thuật trong Tiếng Việt, phân loại và bài tập liên quan

Câu tường thuật trong Tiếng Việt, phân loại và bài tập liên quan

Viết bài luận về bản thân, cách lên dàn ý và bài văn mẫu

Viết bài luận về bản thân, cách lên dàn ý và bài văn mẫu

Điệp ngữ là gì? Kiến thức liên quan và các dạng bài tập

Điệp ngữ là gì? Kiến thức liên quan và các dạng bài tập

Phân tích bài thơ Viếng Lăng Bác và bài văn mẫu hay nhất

Phân tích bài thơ Viếng Lăng Bác và bài văn mẫu hay nhất

Viết đoạn văn về ước mơ của em, dàn ý và mẫu văn hay nhất

Viết đoạn văn về ước mơ của em, dàn ý và mẫu văn hay nhất

Viết đoạn văn tả cô giáo, dàn ý và văn mẫu chọn lọc hay nhất

Viết đoạn văn tả cô giáo, dàn ý và văn mẫu chọn lọc hay nhất

Viết đoạn văn tả cô giáo của em là một đề bài tập làm văn…

Ẩn dụ là gì? Vài trò và các hình thức ẩn dụ thường gặp

Ẩn dụ là gì? Vài trò và các hình thức ẩn dụ thường gặp

Soạn bài Những ngôi sao xa xôi ngắn gọn hay nhất

Soạn bài Những ngôi sao xa xôi ngắn gọn hay nhất

Phân tích bài thơ Ngắm trăng (Vọng Nguyệt), và văn mẫu chọn lọc

Phân tích bài thơ Ngắm trăng (Vọng Nguyệt), và văn mẫu chọn lọc

Nghị luận về tình yêu thương, lập dàn ý và bài văn mẫu hay

Nghị luận về tình yêu thương, lập dàn ý và bài văn mẫu hay

Top