TRONG NƯỚC
NƯỚC NGOÀI
TÁC GIẢ VĂN HỌC
Tiểu sử và sự nghiệp của Trần Quốc Tuấn (Trần Hưng Đạo) Tiểu sử và sự nghiệp văn chương của nhà văn Thạch Lam Đôi nét về cuộc đời và sự nghiệp của nhà văn Đoàn Giỏi Nhà văn Bảo Ninh - Đôi nét về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác Nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm - Tiểu sử và sự nghiệp thành công Tiểu sử Lưu Trọng Lư và sự nghiệp văn chương đầy dấu ấn Tiểu sử và sự nghiệp sáng tác của nhà văn Bùi Hiển Tiểu sử và sự nghiệp văn chương của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp Tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp của nhà thơ Tế Hanh Tiểu sử tác giả Huỳnh Như Phương, cuộc đời và sự nghiệp Tiểu sử nhà văn William Shakespeare và sự nghiệp vĩ đại Cuộc đời và sự nghiệp người nghệ sĩ đa tài Văn Cao Tiểu sử Martin Luther King, nhà hoạt động nhân quyền Mỹ Tiểu sử và sự nghiệp của nhà phê bình Văn học Hoài Thanh Tiểu sử và sự nghiệp của nhà ngoại giao Ngô Thì Nhậm Tiểu sử và sự nghiệp sáng tác của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng Tiểu sử Nguyễn Công Trứ và những cống hiến to lớn Tiểu sử và sự nghiệp của Cao Bá Quát, danh sĩ vì nước vì dân Tiểu sử và sự nghiệp nhà văn Sô lô khốp (Mikhail Sholokhov) Tiểu sử và sự nghiệp nhà văn Hê minh uê (Ernest Hemingway) Tiểu sử và sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Lưu Quang Vũ Tiểu sử và sự nghiệp của nhà văn, họa sĩ Đỗ Phấn Tiểu sử và sự nghiệp nhà văn Nguyễn Trung Thành (Nguyên Ngọc) Tiểu sử nhà văn Trần Bảo Định và sự nghiệp tiêu biểu
CÁC CHỦ ĐỀ
BÀI MỚI NHẤT
MỚI CẬP NHẬT

Tiểu sử và sự nghiệp của nhà ngoại giao Ngô Thì Nhậm

Ngô Thì Nhậm (1746 - 1803) không chỉ là một nhà quân sự, nhà ngoại giao có tiếng tăm mà ông còn là một nhà văn vô cùng nổi tiếng dưới thời Hậu Lê và Tây Sơn.

test php

banquyen png
Bài viết này được đăng tại freetuts.net, không được copy dưới mọi hình thức.

Ngô Thì Nhậm hay có tên gọi khác là Ngô Thời Nhiệm, ông sinh ngày 25 tháng 10 năm 1746, mất năm 1803. Ông vốn là một nhà quân sự, nhà ngoại giao và nhà văn vô cùng nổi tiếng dưới thời Hậu Lê và Tây Sơn. Ông cũng là người đã giúp triều Tây Sơn đánh tan quan Thanh xâm lược.

Trong bài viết hôm nay, hãy cùng freetuts đi sâu tìm hiểu về tiểu sử và những điểm nổi bật trong sự nghiệp của Ngô Thì Nhậm để hiểu hơn và tác giả này nhé!

Tiểu sử Ngô Thì Nhậm

ngo thi nham 1 jpg

Chân dung nhà ngoại giao Ngô Thì Nhậm (Ngô Thời Nhiệm)

Ngô Thì Nhậm hay còn có tên gọi là Ngô Thời Nhiệm vì thời điểm đó, tên của ông phạm húy với vua Tự Đức. Ông sinh ngày 15 tháng 10 năm 1746, không rõ ngày mất chỉ rõ năm mất là 1803. Tự của ông là Hy Doãn, hiệu là Đạt Hiên.

Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]

Ngô Thì Nhậm sinh ra và lớn lên trong một gia đình danh giá ở Bắc Hà, làng Tả Thanh Oai, cha của ông là Ngô Thì Sĩ. Ngay từ nhỏ, ông đã sớm bộc lộ mình là một người rất thông minh khi mới chỉ mười sáu tuổi đã viết cuốn sách “Nhị thập tứ sử toát yếu”. Năm mười chín tuổi thì đỗ đầu kỳ thi Hương.

Sự nghiệp của Ngô Thì Nhậm dưới thời Hậu Lê, Tây Sơn

Cùng tìm hiểu đôi nét về sự nghiệp lừng lẫy của Ngô Thì Nhậm dưới thời Hậu Lê và Tây Sơn để xem ông đã cống hiến gì cho hai triều đại này nhé.

Dưới thời Hậu Lê

Năm 1768, khi mới chủ 23 tuổi, Ngô Thì Nhậm đã đỗ kỳ thì Nguyên và được cất nhắc làm chức Hiến sát phó sứ Hảu Dương.

Năm 1775, ông thi đỗ Tiến sĩ tam giáp, và đạt được học vị cao nhất thời đó và được chúa Trịnh Sâm đánh giá cao, bổ nhiệm làm quan Hộ khoa cấp sụ trung ở bộ Hộ.

Năm 1776, ông giữa chức giám sát Ngự sử dài, sau đó được thăng chức lên làm Đốc đồng trần Kinh Bắc. Trong khoảng thời gian này, ông đã hiến rất nhiều kế sách hay trong việc giữ nước và trị nước nhưng vì triều đại đang bước vào thời kỳ khủng hoảng nên không thể áp dụng được.

Năm 1780, ông được thăng chức làm Công bộ Hữu thị Lang, cùng lúc đó, cha của ông mất nên ông bị vu oan là “sát tứ phụ nhi thị lang” - có nghĩa là giết bốn cha để được lên chức Thị Lang.

Dưới thời Tây Sơn

Năm 1788, Nguyễn Huệ kéo quân ra Bắc với mục đích tìm kiếm lại quan lại thuộc triều đình cũ, nay dã đầu quân cho nhà Tây Sơn, cùng lúc đó, Ngô Thì Nhậm là người đầu tiên dám trình diện ở bộ Lễ, từ đó ông được Nguyễn Huệ tín nhiệm tuyệt đối.

Cuối năm 1788, vua Lê Chiêu Thống cầu cứu 29 vạn quân Thanh kéo sáng Đại Việt mong dựng lại nhà Lê. Ngô Thì Nhậm thức thời đã đề xuất kế lui binh về tuyến Tam Điệp - Biện Sơn, nhờ vậy mà nhà Tây Sơn mới có thể đánh tan được quân Thanh.

Đến năm 1790, nhờ những công lao hiển hách của Ngô Thì Nhậm, vua Quang Trung đã tiến cử ông giữ chức Binh bộ thượng thư, chuyên đảm nhiệm về các chính sách ngoại giao với Trung Hoa.

Suốt những năm sau đó, ông liên tục soạn thảo ra những văn kiện ngoại giao vừa giúp giữ hòa khí hai nước, vừa khẳng định chủ quyền và lãnh thổ của Đại Việt. Ông cũng hai lần đi sứ qua nhà Thanh.

Đến năm 1792, vua Quang Trung mất, ông không còn được trọng dụng nên quyết định từ quan trở về lập thiện viện để chuyên nghiên cứu Phật học, ông lấy pháp danh là Hải Lượng thiền sư.

Tác phẩm tiêu biểu của Ngô Thì Nhậm

Ngô Thì Nhậm không chỉ là một vị quan lỗi lạc khi đã có nhiều đóng góp trong lĩnh vực quan sự, chính trị, ngoại giao và cả văn học. Suốt cuộc đời của mình, ông đã đóng góp hơn 600 bài thơ, 15 tác phẩm nổi tiếng, điển hình như một số tác phẩm mà freetuts đã tổng hợp ngay bên dưới đây:

  • Tác phẩm Trúc Lâm Tông Chỉ Nguyên Thanh, sáng tác năm 1796
  • Tác phẩm Bng giao hảo thoại
  • Tác phẩm Kim mã hành dư
  • Tập văn thơ Hàn các anh hoa
  • Tâp thơ Yên đài thu vịnh
  • Tập thơ Hoàng hoa đồ phả
  • Tác phẩm Hải Dương chí lược.
  • Tác phẩm Xuân Thu quản kiến.

Những câu nói nổi tiếng của Ngô Thì Nhậm

Vốn là một nhà nho có tư chất thông minh hơn người nên cách đối đáp của Ngô Thì Nhậm cũng được nhiều người kính nể bởi sự khôn khéo và thâm thúy. Hãy cùng xem lại một só câu ứng đối nổi tiếng của ông được tổng hợp ngay bên dưới đây nhé.

  • Khi Đặng Trần Thường khúm núm đến xin ông tiến cử mình với vua Quang Trung, ông đã thẳng thừng nói rằng “Ở đây cần dùng người có tài, có đức để giúp vua cai trị đất nước, còn những kẻ muốn vào luôn ra cúi thì miễn tiếp, xin hãy đi nơi khác”.
  • Khi Trần Thường đưa ra câu đối làm khó ông là “Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai đã biết ai”, ông đã thông minh đối đáp lại rằng “Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế” khiến hắn vô cùng tức giận.
  • Khi ông bị trúng độc, ông đã kịp để lại bài thơ nhằm vạch tội Trần Thường như sau “Thương thay Đặng Trần Thường/ Tổ yến nhà xử đường/ Vị ương cung chuyện cũ/ Tránh sao kiếp tai ương?”. Nhờ 4 câu thơ này mà hắn đã bị vua Gia Long xử tử.

Hỏi đáp về Ngô Thì Nhậm

Cụ Ngô Thì Nhậm mất ngày tháng năm nào?

Không có sử sách nào ghi chép lại rõ ngày tháng Ngô Thì Nhậm mất, mà chỉ có biết năm ông mất là 1803.

Ai đã giết cụ Ngô Thì Nhậm?

Theo sử sách ghi chép thì sau khi nhà Tây Sơn mất, ông bị giải về Hà Nội xử phạt đánh bằng roi ở Văn Miếu do Đặng Trần Thường chủ trì, hắn đã sai người dùng roi tẩm thuốc độc để đánh ông, chính vì vậy ông ông đã qua đời ngay sau đó.

Trên đây, freetuts.net đã chia sẻ đôi nét về tiểu sử và sự nghiệp của Ngô Thì Nhậm dưới thời Hậu Lê, Tây Sơn, hy vọng qua đây, các bạn sẽ có thêm nhiều thông tin về nhà ngoại giao, nhà văn xuất sắc này.

Nếu các bạn muốn tìm hiểu thêm nhiều tác giả, nhân vật nổi tiếng khác, hãy ghé thăm chuyên mục Văn học của chúng tôi ngay nhé!

Cùng chuyên mục:

- Soạn bài Thảo luận ý kiến về một vấn đề của đời sống

- Soạn bài Thảo luận ý kiến về một vấn đề của đời sống

- Soạn bài Viết bài văn kể lại một hoạt động xã hội

- Soạn bài Viết bài văn kể lại một hoạt động xã hội

- Soạn bài Văn hay

- Soạn bài Văn hay

- Soạn bài Thực hành tiếng Việt (Bài 4)

- Soạn bài Thực hành tiếng Việt (Bài 4)

- Soạn bài Tiếng cười có lợi ích gì

- Soạn bài Tiếng cười có lợi ích gì

- Soạn bài Khoe của, con rắn vuông

- Soạn bài Khoe của, con rắn vuông

Bài 4: Soạn bài Vắt cổ chày ra nước, May không đi giày

Bài 4: Soạn bài Vắt cổ chày ra nước, May không đi giày

- Soạn bài Củng cố, mở rộng bài 3

- Soạn bài Củng cố, mở rộng bài 3

- Soạn bài Thảo luận về một vấn đề trong đời sống phù hợp với lứa tuổi

- Soạn bài Thảo luận về một vấn đề trong đời sống phù hợp với lứa tuổi

- Soạn bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta

- Soạn bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta

- Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 64

- Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 64

- Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống

- Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống

- Soạn bài Nam quốc sơn hà

- Soạn bài Nam quốc sơn hà

- Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 68

- Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 68

Bài 3: Soạn bài Hịch tướng sĩ

Bài 3: Soạn bài Hịch tướng sĩ

- Soạn bài Củng cố, mở rộng bài 2

- Soạn bài Củng cố, mở rộng bài 2

- Soạn bài Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội

- Soạn bài Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội

- Soạn bài Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học (bài thơ thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt Đường luật)

- Soạn bài Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học (bài thơ thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt Đường luật)

- Soạn bài Nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình của người khác

- Soạn bài Nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình của người khác

- Soạn bài Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do

- Soạn bài Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do

Top