TRONG NƯỚC
NƯỚC NGOÀI
TÁC GIẢ VĂN HỌC
Tiểu sử và sự nghiệp của Trần Quốc Tuấn (Trần Hưng Đạo) Tiểu sử và sự nghiệp văn chương của nhà văn Thạch Lam Đôi nét về cuộc đời và sự nghiệp của nhà văn Đoàn Giỏi Nhà văn Bảo Ninh - Đôi nét về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác Nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm - Tiểu sử và sự nghiệp thành công Tiểu sử Lưu Trọng Lư và sự nghiệp văn chương đầy dấu ấn Tiểu sử và sự nghiệp sáng tác của nhà văn Bùi Hiển Tiểu sử và sự nghiệp văn chương của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp Tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp của nhà thơ Tế Hanh Tiểu sử tác giả Huỳnh Như Phương, cuộc đời và sự nghiệp Tiểu sử nhà văn William Shakespeare và sự nghiệp vĩ đại Cuộc đời và sự nghiệp người nghệ sĩ đa tài Văn Cao Tiểu sử Martin Luther King, nhà hoạt động nhân quyền Mỹ Tiểu sử và sự nghiệp của nhà phê bình Văn học Hoài Thanh Tiểu sử và sự nghiệp của nhà ngoại giao Ngô Thì Nhậm Tiểu sử và sự nghiệp sáng tác của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng Tiểu sử Nguyễn Công Trứ và những cống hiến to lớn Tiểu sử và sự nghiệp của Cao Bá Quát, danh sĩ vì nước vì dân Tiểu sử và sự nghiệp nhà văn Sô lô khốp (Mikhail Sholokhov) Tiểu sử và sự nghiệp nhà văn Hê minh uê (Ernest Hemingway) Tiểu sử và sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Lưu Quang Vũ Tiểu sử và sự nghiệp của nhà văn, họa sĩ Đỗ Phấn Tiểu sử và sự nghiệp nhà văn Nguyễn Trung Thành (Nguyên Ngọc) Tiểu sử nhà văn Trần Bảo Định và sự nghiệp tiêu biểu
CÁC CHỦ ĐỀ
BÀI MỚI NHẤT
MỚI CẬP NHẬT

Tiểu sử và sự nghiệp văn chương của nhà văn Thạch Lam

Tìm hiểu đôi nét về cuộc đời và sự nghiệp của nhà văn Thạch Lam, một cây bút giàu cảm xúc và tài hoa đã đóng góp rất nhiều tác phẩm truyện ngắn hay và ý nghĩa.

test php

banquyen png
Bài viết này được đăng tại freetuts.net, không được copy dưới mọi hình thức.

Nhà văn Thạch Lam có tên thật là Nguyễn Tường Lân, sinh ngày 07 tháng 07 năm 1910 tại Hà Nội, mất ngày 27 tháng 06 năm 1942 khi mới chỉ tròn 31 tuổi vì căn bệnh Lao phổi. Ông là một cây bút sáng giá đã có nhiều đóng góp trong làng truyện ngắn của Việt Nam.

Trong bài viết hôm nay, hãy cùng freetuts đi sâu tìm hiểu về tiểu sử cũng như sự nghiệp văn chương của nhà văn Thạch Lam, một cây bút giàu cảm xúc nhất nền văn học hiện đại.

Đôi nét về cuộc đời của Thạch Lam

thach lam 1 jpg

Nhà văn Thạch Lam - Một cây bút giàu cảm xúc và rất đỗi tài hoa.

Thạch Lam có tên khai sinh là Nguyễn Tường Lân, ông là người con thứ 6 trong một gia đình công chức có gốc quan lại quyền quý. Tuy được sinh ra tại Hà Nội nhưng hầu hết cả tuổi thơ của ông gắn liền với quê ngoại ở phố huyện Cẩm Giàng - Hải Dương.

Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]

Thuở nhỏ, cha ông mất sớm, vì thương mẹ một mình làm lụng vất vả nuôi 7 đứa con nên ông đã xin đổi tên và khai tăng thêm 4 tuổi để có thể theo học ban hành chung. Sau đó ông thi vào trường Trung học Albert Sarraut để tiếp tục theo học Tú tài.

Sau khi đỗ Tú tài I, Thạch Lam đã xin thôi học và gia nhập Tự Lực văn đoàn để theo đổi nghề bào, đến năm 1935, với sự tài năng của mình ông được giữ chức Chủ bút tờ báo Ngày nay.

Vợ của Thạch Lam tên là Nguyễn Thị Sáu, cả hai có với nhau ba người con, hai trai và một gái tên là Nguyễn Tường Đằng, Nguyễn Tường Giang và Nguyễn Tường Nhung.

Vì thuở nhỏ, ông phải vất vả, lao lực vì kiếm miếng cơm, manh áo qua ngày mà cuối cùng Thạch Lam đã mắc bệnh nan y lúc bấy giờ đó chính là Lao phổi. Hậu quả là vào ngày 27 tháng 06 năm 1942, khi mới chỉ vừa tròn 31 tuổi, ông đã ra đi mãi mãi và để lại niềm tiếc thương khôn nguôi cho mọi người.

Sự nghiệp văn chương của Thạch Lam

Cùng tìm hiểu về phong cách sáng tác và những tác phẩm tiêu biểu đã làm nên tên tuổi cho nhà văn Thạch Lam ngay bên dưới đây nhé.

Phong cách sáng tác của nhà văn Thạch Lam

Nhà văn Thạch Lam vốn chuyên viết về mảng truyện ngắn, tùy bút với chủ đề là sự đồng cảm đối với những số phận hẩm hiu trong xã hội, điển hình là những người phụ nữ lam lũ, chịu thương, chịu khó như cô Tâm hàng xén, hay mẹ Lê một người đàn bà góa bụa, nghèo khổ mà còn đông con…

Ông luôn quan niệm rằng, văn chương không phải là cách đem đến cho độc giả sự thoát ly mà ngược lại văn chương là một thứ vũ khí sắc bén, thanh cao mà chúng ta có thể dựa vào nó để lên án, tố cáo những tội ác hay sự giả dối trong xã hội. Chính vì vậy, chúng ta có thể cảm nhận được hầu hết các tác phẩm của ông đều mang tính hiện thực, cùng với một vẻ đẹp tâm hồn cùng tấm lòng nhân ái.

Tác phẩm tiêu biểu của nhà văn Thạch Lam

Tuy nhà văn Thạch Lam có sự nghiệp văn chương rất ngắn vì lý do bệnh tật, nhưng ông vẫn cống hiến cho độc giả rất nhiều tác phẩm hay và ý nghĩa, điển hình là một số truyện ngắn, tùy bút mà freetuts đã tổng hợp ngay bên dưới đây.

Truyện ngắn gió lạnh đầu mùa, xuất bản năm 1937.

Truyện ngắn Nắng trong vườn xuất bản năm 1938.

Truyện dài Ngày mới, xuất bản năm 1939.

Truyện ngắn Hồn cô hàng Xén.

Truyện ngắn Đằng sau bức màn.

Truyện ngắn Sợi tóc, xuất bản năm 1942.

Tùy bút Hà Nội băm sáu phố phường, xuất bản năm 1943.

Truyện ngắn Dưới bóng cây Hoàng Lan.

Truyện ngắn Hồn trở về quê

Tính cách của nhà văn Thạch Lam

Thạch Lam là một người rất có chính kiến, lúc bấy giờ, đa số các anh trai ông đều dựng vợ gả chồng nhờ mai mối, duy chỉ có mình ông là tự lựa chọn bạn đời cho mình.

Và theo như lời chị gái ông là Nguyễn Thị Thế kể thì Thạch Lam là một người thích sự yên lặng, và rất chi là khó tính, duy chỉ có mỗi vợ ông là bà Nguyễn Thị Sáu chiều chuộng được ông.

Ngoài ra, ông cũng được nhận xét là một người mơ mộng, tế nhị, đa sầu, đa cảm và đặc biệt rất quý trọng bạn bè, bằng hữu.

Câu nói hay của nhà văn Thạch Lam

Thạch Lam vốn là một tác giả tài hoa, nên những lời ông nói ra đều chứa đựng nhiều ý nghĩa sâu xa, điển hình như một số câu nói sau:

  • Xét cho cùng, ở đời này ai cũng khổ cả. Mỗi người khổ một cách khác nhau. Tuy nhiên, bí quyết là biết tìm niềm vui trong cái khổ, vì nếu như chỉ được sống thôi cũng đáng quý lắm rồi, chính vì thế con người không nên phí phạm sự sống, coi thường sự sống”.
  • Bị lừa hay không vốn không quan hệ lắm, vì mình cần làm một việc xét ra phải làm, theo ý mình,...”
  • Chẳng ai muốn làm một việc như thế, nhưng vì người ta không còn sự lựa chọn nào khác nên mới phải làm như vậy, nếu ta không giúp đỡ họ thì họ phải sống ra sao?

Các nhận xét về nhà văn Thạch Lam

Cùng xem qua những nhà văn khác nhận xét về Thạch Lam như thế nào nhé:

  • Nhà văn Vũ Bằng nhận xét rằng “Thạch Lam là một người yêu sự sống hơn bất kỳ ai. Anh luôn cẩn thận từng lời ăn tiếng nói kể cả với cô bán hàng vì sợ lỡ lời khiến người khác tủi thân. Bên cạnh đó ông cũng là một nhà văn tài hoa nhưng lại rất khiêm tốn, và có nhân cách rất lớn”.
  • Theo từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam nhận xét rằng “Thạch Lam là một cây bút thiên về tình cảm, ông thường ghi lại cảm xúc của mình trước những hoàn cảnh, số phận hẩm hiu của người nghèo, đặc biệt là những người phụ nữ tội nghiệp trong xã hội cũ luôn chịu đựng và hi sinh bản thân mình”.
  • Nhà văn Nguyễn Tuân từng nói rằng “Lời văn của Thạch Lam vừa giàu hình ảnh, vừa có sự đồng điệu, giản dị nhưng không kém phần sâu sắc, đọc văn của ông sẽ để lại cho người đọc nhiều suy ngẫm”.
  • Nhà văn Vũ Ngọc Phan nhận xét rằng “Thạch lam có một trường phái văn học riêng, lối viết của ông điềm tĩnh, tỉ mỉ vô cùng, phải là người giàu cảm xúc lắm mới viết được những lời văn chứa chan tình cảm ấy”.
  • Nhà văn Nguyễn Tuân nhận xét về Thạch Lam rằng “Thạch Lam đã làm cho tiếng Việt trở nên gọn gàng hơn, mềm mại hơn và tươi mới hơn cả, và theo ông thì đây chính là cái chuẩn trong những tiêu chuẩn quan trọng nhất của ngành văn nghệ”.

Hỏi đáp về nhà văn Thạch Lam

Nhà văn Thạch Lam có tất cả bao nhiêu tác phẩm?

Hiện không có ai thống kê được nhà văn Thạch Lam có tất cả bao nhiêu tác phẩm, vì đa số các sáng tác của ông được đăng lên báo rồi sau đó mới in thành sách. Chúng ta chỉ biết đến một số tác phẩm tiêu biểu như: Hai đứa trẻ, Gặp gió lạnh đầu mùa, Sợi tóc, Hồn cô Hàng Xén, Dưới bóng cây Hoàng Lan….

Thuở nhỏ, nhà văn Thạch Lam sống ở đâu?

Mặc dù sinh ra ở Hà Nội, nhưng từ nhỏ Thạch Lam đã sống ở quê ngoại là phố huyện Cẩm Giàng, Quảng Ninh.

Thạch Lam còn được mệnh danh là gì?

Ngoài bút danh trên, ông còn có các bút danh khác là Việt Sinh, Thiện Sỹ.

Nhà văn Thạch Lam thành công nhất với thể loại văn học nào?

Mặc dù là một tác giả tài năng, đa tài và cũng từng thử sức qua nhiều thể loại từ truyện ngắn, truyện dài, tùy bút, bút ký…nhưng có lẽ Thạch Lam thành công nhất ở thể loại bút ký.

Thạch Lam là nhà văn đi theo chủ nghĩa hiện thực hay lãng mạn?

Theo nhiều đánh giá và nhận xét thì Thạch Lam là một nhà văn theo chủ nghĩa hiện thực nhân đạo.

Qua bài viết trên, freetuts.net đã chia sẻ cho các bạn những thông tin chi tiết về cuộc đời cũng như sự nghiệp văn chương rực rỡ của nhà văn Thạch Lam, một cây bút sáng giá trong nền văn học hiện đại Việt Nam.

Hy vọng qua đây, các bạn sẽ có thêm những cái nhìn sâu sắc hơn về nhà văn tài năng này nhé. Đừng quên rằng tại chuyên mục Văn học của chúng tôi còn rất nhiều tác giả khác đang chờ các bạn khám phá đấy nha.

Cùng chuyên mục:

Cách viết văn bản thuyết minh, dàn ý chi tiết và văn mẫu hay

Cách viết văn bản thuyết minh, dàn ý chi tiết và văn mẫu hay

Dàn ý nghị luận xã hội về tình mẫu tử và bài văn mẫu hay

Dàn ý nghị luận xã hội về tình mẫu tử và bài văn mẫu hay

Dàn ý nghị luận xã hội về tình yêu tuổi học trò, văn mẫu hay

Dàn ý nghị luận xã hội về tình yêu tuổi học trò, văn mẫu hay

Nghị luận xã hội về lòng tự trọng của con người, dàn ý, văn mẫu

Nghị luận xã hội về lòng tự trọng của con người, dàn ý, văn mẫu

Viết văn bản nghị luận phân tích đánh giá một truyện kể

Viết văn bản nghị luận phân tích đánh giá một truyện kể

Dàn ý nghị luận xã hội về vấn đề an toàn giao thông và văn mẫu

Dàn ý nghị luận xã hội về vấn đề an toàn giao thông và văn mẫu

Tiểu sử nhà văn Trần Bảo Định và sự nghiệp tiêu biểu

Tiểu sử nhà văn Trần Bảo Định và sự nghiệp tiêu biểu

Nghị luận xã hội về hiện tượng biến đổi khí hậu, dàn ý, văn mẫu

Nghị luận xã hội về hiện tượng biến đổi khí hậu, dàn ý, văn mẫu

Nghị luận xã hội về hiện tượng biến đổi khí hậu là một trong những...

Tiểu sử và sự nghiệp nhà văn Nguyễn Trung Thành (Nguyên Ngọc)

Tiểu sử và sự nghiệp nhà văn Nguyễn Trung Thành (Nguyên Ngọc)

Nhà văn Nguyễn Trung Thành (Nguyên Ngọc) có tên thật là Nguyễn Văn Báu...

Tiểu sử và sự nghiệp của nhà văn, họa sĩ Đỗ Phấn

Tiểu sử và sự nghiệp của nhà văn, họa sĩ Đỗ Phấn

Đỗ Phấn không chỉ là một họa sĩ rất tài ba và cũng là một…

Tiểu sử và sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Lưu Quang Vũ

Tiểu sử và sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Lưu Quang Vũ

Lưu Quang Vũ (1948 - 1988), ông là một nhà thơ, nhà văn, kiêm nhà…

Tiểu sử và sự nghiệp nhà văn Hê minh uê (Ernest Hemingway)

Tiểu sử và sự nghiệp nhà văn Hê minh uê (Ernest Hemingway)

Hê minh uê (Ernest Miller Hemingway) là một nhà văn, nhà báo...

Tiểu sử và sự nghiệp nhà văn Sô lô khốp (Mikhail Sholokhov)

Tiểu sử và sự nghiệp nhà văn Sô lô khốp (Mikhail Sholokhov)

Sô lô khốp hay còn gọi là Sholokhov (1905 - 1984) vốn là một nhà...

Tiểu sử và sự nghiệp của Cao Bá Quát, danh sĩ vì nước vì dân

Tiểu sử và sự nghiệp của Cao Bá Quát, danh sĩ vì nước vì dân

Cao Bá Quát sinh năm 1808, mất năm 1855, có tên chữ là Chu Thần....

Tiểu sử Nguyễn Công Trứ và những cống hiến to lớn

Tiểu sử Nguyễn Công Trứ và những cống hiến to lớn

Nguyễn Công Trứ sinh năm 1778, mất năm 1859, ông vừa là một nhà chính…

15+ Mở bài Đất Nước Nguyễn Khoa Điềm

15+ Mở bài Đất Nước Nguyễn Khoa Điềm

15 Mở bài Câu cá mùa thu (Thu điếu) hay, đạt điểm cao nhất

15 Mở bài Câu cá mùa thu (Thu điếu) hay, đạt điểm cao nhất

Mở bài Câu cá thu (Thu điếu) là một phần quan trọng nhất trong...

16 Mở bài Chiếc thuyền ngoài xa hay, ngắn gọn, ấn tượng nhất

16 Mở bài Chiếc thuyền ngoài xa hay, ngắn gọn, ấn tượng nhất

Mở bài Chiếc thuyền ngoài xa là một phần quan trọng giúp...

16 + Mở bài Hồn Trương Ba da hàng thịt hay, sáng tạo nhất

16 + Mở bài Hồn Trương Ba da hàng thịt hay, sáng tạo nhất

Tiểu sử và sự nghiệp sáng tác của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng

Tiểu sử và sự nghiệp sáng tác của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng

Nguyễn Huy Tưởng sinh ngày 06 tháng 05 năm 1912, mất ngày 25 tháng 07...

Top