Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp của nhà văn Phạm Quang Sáng
Giới thiệu tiểu sử của nhà thơ Nguyễn Quang Sáng, tại đây bạn cũng sẽ tìm thấy tài liệu tiểu sử sự nghiệp sáng tác văn học của nhà thơ Nguyễn Quang Sáng.
Nhắc đến nhà văn lớn của Việt Nam, chúng ta không thể không nhắc đến nhà văn Nguyễn Quang Sáng, một người con của quê hương Nam Bộ. Ông là một ngòi bút nổi bật trong nền văn học nước nhà, là một người nghệ sĩ tài hoa trên phương diễn văn chương và cả về điện ảnh. Để biết rõ hơn về vị nghệ sĩ đa tài này, các bạn hãy cùng mình tham khảo bài viết dưới đây nhé.
1. Tiểu sử của nhà văn Nguyễn Quang Sáng
Nguyễn Quang Sáng, còn có bút danh là Nguyễn Sáng, sinh ngày 12 tháng 1 năm 1932 tại xã Mỹ Luông (nay là thị trấn Mỹ Luông), huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.
Từ tháng 4 năm 1946, ông xung phong vào bộ đội, làm liên lạc viên cho đơn vị Liên Chi 2. Đến năm 1948, được bộ đội cho đi học thêm văn hóa ở Trường trung học kháng chiến Nguyễn Tất Tố. Năm 1950, về công tác tại Phòng Chính trị Bộ Tư lệnh phân khu miền Tây Nam Bộ, làm cán bộ nghiên cứu tôn giáo (chủ yếu là Phật giáo và Hòa Hảo).
Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]
Năm 1955, ông theo đơn vị tập kết ra Bắc, chuyển ngành với quân hàm Chuẩn úy, về làm cán bộ Phòng Văn nghệ Đài Phát thanh Tiếng nói Việt Nam. Từ năm1958, công tác ở Hội Nhà văn Việt Nam, làm biên tập viên tuần báo Văn nghệ biên tập nhà xuất bản Văn học, cán bộ sáng tác.
Năm 1966, ông vào chiến trường miền Nam, làm cán bộ sáng tác của Hội Văn nghệ Giải phóng. Năm 1972, trở ra Hà Nội, tiếp tục làm việc ở Hội nhà văn.
Sau ngày đất nước thống nhất 30/4/1975, ông về Thành phố Hồ Chí Minh, giữ chức Tổng Thư ký (về sau đổi tên gọi thành Chủ tịch) Hội Nhà văn Thành phố Hồ Chí Ming các khóa l, II, III.
Nhà văn Nguyễn Quang Sáng là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ năm 1957; Ủy viên Ban Chấp hành Hội khóa II, III và là Phó tổng thư ký Hội khóa IV.
Ông mất tại nhà riêng ở Quận 7, thành phố Hồ Chí Minh vào lúc 17 giờ ngày 13 tháng 2 năm 2014. Hưởng thọ 82 tuổi.
Nguyễn Quang Sáng là Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam và hội viên Hội Nhà văn Việt Nam (1957).
Ông là cha ruột của đạo diễn Nguyễn Quang Dũng, người từng làm giám khảo của chương trình truyền hình Vietnam idol.
2. Phong cách sáng tác của Nguyễn Quang Sáng
Nguyễn Quang Sáng là người con của quê hương Nam Bộ, chính vì lẽ đó mà những sáng tác của ông mang phong cách thấm đượm màu sắc và nhịp sống của vùng quê hương Nam Bộ.
Trong những tác phẩm của mình, ông có xu hướng viết về con người và cảnh vật xung quanh ông. Điều này làm cho độc giả cảm thấy được sự gần gũi. Bằng những hình ảnh và màu sắc bi tráng, kèm theo đó là tình huống câu chuyện kịch tính, giàu chất thơ ca. Tất cả điều này tạo nên cho văn xuôi Nguyễn Quang Sáng có nét ấn tượng rất riêng trong lòng người đọc.
3. Nhận định về nhà văn Nguyễn Quang Sáng
Nguyễn Quang Sáng được mệnh danh là cây đại thụ của văn học Nam Bộ: Không phải tự nhiên mà đồng nghiệp và độc giả lại ví ông như thế. Lời văn của ông mang hơi thở của người con Nam Bộ. Giọng văn hùng hồn, khí phách giống như tính cách của người miền Nam. Những sáng tác của ông rất riêng, không thể lẫn đi đâu được. Những nhân vật xuất hiện trong tác phẩm của ông cũng cho người đọc thấy được sự gần gũi khi ông sử dụng những tên gọi rất đỗi đời thường.
Nguyễn Quang Sáng là một nhà văn mang đậm khí chất của anh hai Nam Bộ, làm hết sức thì chơi cũng hết mình. Ông đã từng kể lại những ngày ông được biết đến khi ở ngoài Bắc đó là vì chơi bóng bàn giỏi chứ không phải là vì tác phẩm được cất đi. Ông giao lưu với tất thảy mọi người ở trong xã hội. Điều này lại càng cho ông cảm thấy được những tâm tư tình cảm của nhiều người khác nhau.
Nguyễn Quang Sáng đúng chuẩn là một nhà văn thắp lên ngọn lửa và giữ trọn tình yêu cho quê hương.
4. Nhà văn Nguyễn Quang Sáng và tác phẩm Chiếc lược ngà
Chiếc lược ngà có thể được coi là một danh tác của nhà văn Phạm Quang Sáng. Ông viết nên chuyện này vào khoảng thời gian năm 1966, trên chiến trường miền Nam những ngày đất nước đang còn sôi sục chiến đấu với kẻ thù.
Câu chuyện kể về ông Sáu đang đi đánh giặc trên chiến trường, ông luôn luôn nhớ về vợ con. Khi trở về thì đứa con gái không nhận ra cha mình vì những vết sẹo trên khuôn mặt, điều này làm cho ông thấy buồn bã. Nhưng khi con gái của ông là bé Thu bắt đầu nhận ra được lí do của những vết sẹo ấy thì cũng là lúc ông phải quay lại chiến trường. Bé Thu đòi ông tặng một món quà, ông Sáu hứa sẽ tặng cho con mình một chiếc lược được làm bằng ngà voi khi trở về.
Nhưng lời hứa đấy đã không hoàn thành được, vì ông bị hi sinh. Trước khi nhắm mắt, ông đã kịp đưa cho nhà văn Nguyễn Quang Sáng, là người bạn thân của mình chiếc lược ấy, và nhờ người đồng chí hãy trao tận tay chiếc lược ngà cho cô bé Thu. Chiếc lược ấy không đơn thuần là một chiếc lược, mà nó là cả một bầu trời tình yêu thương người cha gửi đến cho đứa con thân yêu của mình.
Tác phẩm Chiếc lược ngà để để lại cho người đọc một sự xúc động, bồi hồi. Bởi nó diễn tả một tình cảm thắm thiết và sâu nặng của hai cha con anh Sáu. Tình cảm ấy lại càng đẹp đẽ và mãnh liệt hơn trong hoàn cảnh chiến tranh tàn khốc. Thông qua tác phẩm của mình, nhà văn Nguyễn Quang Sáng còn cho khán giả thấy được sự éo le và ác độc của chiến tranh. Nó xảy ra để rồi phải cướp đi bao nhiêu tính mạng, làm cho các cuộc chia ly kéo dài. Qua đó, tác giả cũng lên án hành động phi nghĩa chiến tranh.
5. Giọng văn trong các tác phẩm của Nguyễn Quang Sáng
Bằng giọng văn mộc mạc và giản dị, những tác phẩm của Nguyễn Quang Sáng đã thể hiện được những vấn đề thực tại, nêu lên được những giá trị chân thật về đời sống, con người và xã hội.
Những giá trị nhân văn sâu sắc được nhà văn khéo léo đưa vào tác phẩm của mình, qua đó truyền tải lại cho người đọc hiểu hơn về những điều đó.
Bằng giọng văn lúc da diết, lúc hùng hồn của mình, ông đã cho người đọc thấy được sự mất mát to lớn mà chiến tranh gây ra. Qua những câu chuyện ấy, ông muốn cho cả thế giới biết rằng Việt Nam tôi tuy nhỏ bé nhưng không bao giờ chịu khuất phục trước bất cứ loại kẻ thù nào.
6. Những tác phẩm tiêu biểu của nhà văn Phạm Quang Sáng
Trong cuộc đời văn chương của mình, nhà văn Nguyễn Quang Sáng đã để lại cho nền văn học nước nhà một khối lượng đồ sộ cho kho tàng văn học Việt Nam.
- Con chim vàng (tập truyện ngắn, 1956)
- Người quê hương (tập truyện ngắn, 1968)
- Nhật ký người ở lại (tiểu thuyết, 1961)
- Đất lửa (tiểu thuyết, 1963)
- Câu chuyện bên trận địa pháo (truyện vừa, 1966)
- Chiếc lược ngà (tập truyện ngắn, 1966)
- Bông cẩm thạch (tập truyện ngắn, 1969)
- Cái áo thằng hình rơm (truyện vừa, 1975)
- Mùa gió chướng (tiểu thuyết, 1975)
- Người con đi xa (tập truyện ngắn, 1977)
- Dòng sông thơ ấu (tiểu thuyết, 1985)
- Bàn thờ tổ của một cô đào (tập truyện ngắn, 1985)
- Tôi thích làm vua (tập truyện ngắn, 1988)
- 25 truyện ngắn (1990)
- Paris – tiếng hát Trịnh Công Sơn (1990)
- Con mèo của Foujita (tập truyện ngắn, 1991)
- Nhà văn về làng (tập truyện ngắn, Nhà xuất bản văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, 2008)
Ông không chỉ thành công trong việc viết văn mà còn cho người đam mê điện ảnh thấy được tài năng của mình khi thực hiện viết các kịch bản phim nhưng lại được đông đảo mọi người đón nhận. Những kịch bản phim ấn tượng của ông là:
- Mùa gió chướng (1977)
- Cánh đồng hoang (1978)
- Pho tượng (1981)
- Cho đến bao giờ (1982)
- Mùa nước nổi (1986)
- Dòng sông hát (1988)
- Câu nói dối đầu tiên (1988)
- Thời thơ ấu (1995)
- Giữa dòng (1995)
- Như một huyền thoại (1995)
7. Vinh danh nhà văn Nguyễn Quang Sáng
Bằng những nỗ lực và phấn đấu của mình trong sự nghiệp, nhà văn Nguyễn Quang Sáng đã gặt hái được những thành công và được nhà nước công nhận thông qua các giải thưởng như sau:
- Tư Quắn – truyện ngắn, giải thưởng cuộc thi truyện ngắn tạp chí văn nghệ quân đội (1959)
- Dòng sông thơ ấu – giải thưởng Hội đồng văn học thiếu nhi Hội Nhà văn (1985)
- Con mèo của Foujita – tập truyện ngắn, Nhà xuất bản văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam 1994
- Cánh đồng hoang (kịch bản phim) bộ phim được tặng Huy chương vàng liên hoan phim toàn quốc (1980), Huy chương vàng liên hoan phim quốc tế ở Moskva(1981)
- Mùa gió chướng (kịch bản phim) Huy chương bạc liên hoan phim toàn quốc (Hà Nội 1980)
- Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học – Nghệ thuật đợt II năm 2001.
- Vểnh râu giành giải Mai vàng cho Nhà thơ xuất sắc năm 1997
Lời kết: Các bạn vừa được tìm hiểu về nhà văn nổi tiếng của Việt Nam là ông Phạm Quang Sáng. Hi vọng rằng đây là tài liệu hay, có thể hỗ trợ các bạn trong công việc học tập của mình. Các bạn hãy để lại nhận xét ở phần bình luận nhé. Xin chào các bạn.