TRONG NƯỚC
NƯỚC NGOÀI
TÁC GIẢ VĂN HỌC
Tiểu sử và sự nghiệp của Trần Quốc Tuấn (Trần Hưng Đạo) Tiểu sử và sự nghiệp văn chương của nhà văn Thạch Lam Đôi nét về cuộc đời và sự nghiệp của nhà văn Đoàn Giỏi Nhà văn Bảo Ninh - Đôi nét về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác Nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm - Tiểu sử và sự nghiệp thành công Tiểu sử Lưu Trọng Lư và sự nghiệp văn chương đầy dấu ấn Tiểu sử và sự nghiệp sáng tác của nhà văn Bùi Hiển Tiểu sử và sự nghiệp văn chương của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp Tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp của nhà thơ Tế Hanh Tiểu sử tác giả Huỳnh Như Phương, cuộc đời và sự nghiệp Tiểu sử nhà văn William Shakespeare và sự nghiệp vĩ đại Cuộc đời và sự nghiệp người nghệ sĩ đa tài Văn Cao Tiểu sử Martin Luther King, nhà hoạt động nhân quyền Mỹ Tiểu sử và sự nghiệp của nhà phê bình Văn học Hoài Thanh Tiểu sử và sự nghiệp của nhà ngoại giao Ngô Thì Nhậm Tiểu sử và sự nghiệp sáng tác của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng Tiểu sử Nguyễn Công Trứ và những cống hiến to lớn Tiểu sử và sự nghiệp của Cao Bá Quát, danh sĩ vì nước vì dân Tiểu sử và sự nghiệp nhà văn Sô lô khốp (Mikhail Sholokhov) Tiểu sử và sự nghiệp nhà văn Hê minh uê (Ernest Hemingway) Tiểu sử và sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Lưu Quang Vũ Tiểu sử và sự nghiệp của nhà văn, họa sĩ Đỗ Phấn Tiểu sử và sự nghiệp nhà văn Nguyễn Trung Thành (Nguyên Ngọc) Tiểu sử nhà văn Trần Bảo Định và sự nghiệp tiêu biểu
CÁC CHỦ ĐỀ
BÀI MỚI NHẤT
MỚI CẬP NHẬT

Tiểu sử nhà thơ Trần Tế Xương, sự nghiệp sáng tác văn học

Trần Tế Xương một nhà thơ trào phúng - trữ tình khá nổi tiếng, ông đã để lại cho nền văn học Việt Nam rất nhiều tác phẩm có giá trị văn chương và nghệ thuật cao. Tuy nhiên ông lại là người không may mắn trong con đường thi cử, trải qua 8 khoa thi đều hỏng mặc dù đã khá kiên trì theo đuổi.

test php

banquyen png
Bài viết này được đăng tại freetuts.net, không được copy dưới mọi hình thức.

1. Tiểu sử nhà thơ Trần Tế Xương

tran te xuong jpg

Trần Tế Xương hay còn có tên gọi khác là Tú Xương, ông sinh ngày 10-08-1871, mất ngày 20-01-1907. Tên thật của ông là Trần Duy Uyên, tự là Mặc Trai, hiệu là Mộng Tích, Trần Tế Xương là cái tên được đặt khi ông đi thi Hương.

Trần Tế Xương có quê quán ở làng Vị Xuyên, huyện Mĩ Lộc, tỉnh Nam Định (nay thuộc phường Vị Hoàng, thành phố Nam Định).

Ông sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền thống nho học, từ nhỏ ông đã nổi tiếng rất thông minh, có tài đối thơ rất hay khiến ai ai cũng phải thán phục.

Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]

Tuy nhiên vì sinh ra trong hoàn cảnh nước mất, nhà tan nên tuổi thơ của ông là những chuỗi ngày đen tối, điều này đã ảnh hưởng ít nhiều đến tính cách cũng như tư tưởng của ông.

Học hành tài giỏi nhưng đường thi cử của ông rất lận đận. Đi thi từ năm 15 tuổi nhưng mãi tới lần thứ 4 tức vào năm 1894 ông mới đỗ Tú tài, tiếp sau đó ông lại trượt thêm 5 lần khoa thi cử nhân nên dấu ấn thi rớt luôn in đậm trong tiềm thức của ông.

Trần Tế Xương cưới vợ và sinh được 8 người con - 6 trai và 2 gái. Cuộc sống của gia đình ông rất khó khăn vì con đông, nhà nghèo, công việc lại không ổn định nên mọi chi tiêu trong gia đình đều do một tay vợ ông – bà Phạm Thị Mẫn hay còn gọi bà Tú chăm lo và quán xuyến.

Năm 1907, ông đột ngột qua đời trong một cơn cảm lạnh, để lại sự tiếc nuối cho nhiều người yêu quý con người cũng như tài năng của ông.

2. Sự nghiệp sáng tác của Trần Tế Xương

Tuy sự nghiệp sáng tác không quá dài nhưng Trần Tế Xương đã để lại cho văn học dân tộc một sự nghiệp thơ ca rất đáng nể với số lượng tác phẩm trên 150 bài bằng chữ Nôm với đủ các thể loại như thất ngôn bát cú, thất ngôn tứ tuyệt, lục bát, …

Hầu hết, nội dung các tác phẩm của ông đều nói về khoa cử, nho học với hình ảnh của một nền nho học đang thoái hóa trầm trọng và cảnh nghèo khó của các gia đình trong hoàn cảnh đất nước loạn lạc, lên án xã hội thực dân - nửa phong kiến.

Ngoài ra, ông còn dũng cảm dùng ngòi bút trào phúng và giọng văn châm biếm sâu cay để đả kích, phê phán bọn thực dân Pháp và bọn quan lại, tay sai đồng thời vạch trần thói gian ác, thủ đoạn bần tiện bán rẻ lương tâm chạy theo tiền bạc của chúng.

Đặc biệt, Trần Tế Xương còn dành hẳn một đề tài để viết về người vợ của mình để bày tỏ tình yêu thương và sự trân trọng đối với sự hy sinh cao cả của người vợ một nắng hai sương chăm chỉ, chịu khó, sống một cuộc đời vì gia đình, vì chồng vì con. Qua đó ông muốn ca ngợi hình ảnh người phụ Việt Nam ngày xưa luôn tần tảo, thương chồng, thương con, nhẫn nại quên mình…

Trong đó, bài thơ chân thành và xúc động nhất đó chính là bài thơ Thương vợ, được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật. Bài thơ này cũng được Bộ Giáo Dục và Đào Tạo đưa vào chương trình Trung học cơ sở để nghiên cứu và giảng dạy.

Một số tác phẩm tiêu biểu khác của Trần Tế Xương đó là:

  • Vịnh khoa thi Hương
  • Giễu người thi đỗ
  • Ông cò
  • Phường nhơ
  • Thương vợ
  • Văn tế sống vợ
  • Bác Cử Nhu
  • Hát bội
  • Ðùa ông Phủ
  • Cô hầu gửi quan lớn, …

Nét đặc sắc trong phong cách nghệ thuật của Trần Tế Xương đó chính là sự kết hợp hài hòa và ấn tượng giữa các yếu tố hiện thực, trào phúng và trữ tình nhằm thể hiện nỗi lòng của nhà thơ với đất nước, cuộc đời và con người.

Để vinh danh công ơn cũng như tưởng nhớ đến ông, thành phố Đà Nẵng đã có con đường mang tên ông nằm phường Hải Châu 2, quận Hải Châu. Ngoài ra, ông còn được Nguyễn Công Hoan suy tôn ông là “bậc thần thơ thánh chữ” vì đã sáng tác nên những vần thơ tuyệt tác để đời.

Dù ra đi khi tuổi đời còn khá trẻ - chỉ mới 37 tuổi, nhưng Trần Tế Xương đã để lại cho văn học dân tộc một sự nghiệp thơ ca đáng tự hào. Cho đến ngày nay những sáng tác của ông vẫn còn được truyền tụng rất nhiều, và cũng có nhiều giai thoại kể về cuộc đời và sự nghiệp của ông.

Cùng chuyên mục:

- Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống

- Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống

- Soạn bài Nam quốc sơn hà

- Soạn bài Nam quốc sơn hà

- Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 68

- Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 68

Bài 3: Soạn bài Hịch tướng sĩ

Bài 3: Soạn bài Hịch tướng sĩ

- Soạn bài Củng cố, mở rộng bài 2

- Soạn bài Củng cố, mở rộng bài 2

- Soạn bài Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội

- Soạn bài Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội

- Soạn bài Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học (bài thơ thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt Đường luật)

- Soạn bài Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học (bài thơ thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt Đường luật)

- Soạn bài Nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình của người khác

- Soạn bài Nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình của người khác

- Soạn bài Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do

- Soạn bài Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do

- Soạn bài Làm một bài thơ sáu chữ hoặc bảy chữ

- Soạn bài Làm một bài thơ sáu chữ hoặc bảy chữ

- Soạn bài Chái bếp

- Soạn bài Chái bếp

- Soạn bài Thực hành tiếng Việt

- Soạn bài Thực hành tiếng Việt

- Soạn bài Những chiếc lá thơm tho

- Soạn bài Những chiếc lá thơm tho

- Soạn bài Ôn tập (Bài 3)

- Soạn bài Ôn tập (Bài 3)

- Soạn bài Viết văn bản kiến nghị về một vấn đề của đời sống

- Soạn bài Viết văn bản kiến nghị về một vấn đề của đời sống

- Soạn bài Đi cấp cứu trên tàu Viễn Dương

- Soạn bài Đi cấp cứu trên tàu Viễn Dương

- Soạn bài Thực hành tiếng Việt (Bài 5)

- Soạn bài Thực hành tiếng Việt (Bài 5)

- Soạn bài Loại vi trùng quý hiếm

- Soạn bài Loại vi trùng quý hiếm

- Soạn bài Cái chúc thư

- Soạn bài Cái chúc thư

Bài 5: Soạn bài Ông Giuốc-Đanh mặc lễ phục

Bài 5: Soạn bài Ông Giuốc-Đanh mặc lễ phục

Top