TRONG NƯỚC
NƯỚC NGOÀI
TÁC GIẢ VĂN HỌC
Tiểu sử và sự nghiệp của Trần Quốc Tuấn (Trần Hưng Đạo) Tiểu sử và sự nghiệp văn chương của nhà văn Thạch Lam Đôi nét về cuộc đời và sự nghiệp của nhà văn Đoàn Giỏi Nhà văn Bảo Ninh - Đôi nét về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác Nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm - Tiểu sử và sự nghiệp thành công Tiểu sử Lưu Trọng Lư và sự nghiệp văn chương đầy dấu ấn Tiểu sử và sự nghiệp sáng tác của nhà văn Bùi Hiển Tiểu sử và sự nghiệp văn chương của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp Tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp của nhà thơ Tế Hanh Tiểu sử tác giả Huỳnh Như Phương, cuộc đời và sự nghiệp Tiểu sử nhà văn William Shakespeare và sự nghiệp vĩ đại Cuộc đời và sự nghiệp người nghệ sĩ đa tài Văn Cao Tiểu sử Martin Luther King, nhà hoạt động nhân quyền Mỹ Tiểu sử và sự nghiệp của nhà phê bình Văn học Hoài Thanh Tiểu sử và sự nghiệp của nhà ngoại giao Ngô Thì Nhậm Tiểu sử và sự nghiệp sáng tác của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng Tiểu sử Nguyễn Công Trứ và những cống hiến to lớn Tiểu sử và sự nghiệp của Cao Bá Quát, danh sĩ vì nước vì dân Tiểu sử và sự nghiệp nhà văn Sô lô khốp (Mikhail Sholokhov) Tiểu sử và sự nghiệp nhà văn Hê minh uê (Ernest Hemingway) Tiểu sử và sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Lưu Quang Vũ Tiểu sử và sự nghiệp của nhà văn, họa sĩ Đỗ Phấn Tiểu sử và sự nghiệp nhà văn Nguyễn Trung Thành (Nguyên Ngọc) Tiểu sử nhà văn Trần Bảo Định và sự nghiệp tiêu biểu
CÁC CHỦ ĐỀ
BÀI MỚI NHẤT
MỚI CẬP NHẬT

Tiểu sử và sự nghiệp của nhà thơ Tản Đà

Giới thiệu tiểu sử của nhà thơ Tản Đà, tại đây bạn cũng sẽ tìm thấy tài liệu tiểu sử sự nghiệp sáng tác văn học của nhà thơ Tản Đà.

test php

banquyen png
Bài viết này được đăng tại freetuts.net, không được copy dưới mọi hình thức.

Tản Đà - dấu gạch nối giữa hai thời đại văn học của dân tộc trung đại và hiện đại. Với lời thơ phóng khoáng, ngông nghênh nhưng lại có phần cảm thương và ưu ái của mình, ông đã để lại cho người đọc và những người có tâm hồn thi ca sự ấn tượng độc đáo và sâu sắc. Để có thể viết ra được những vần thơ như thế thì ông đã phải trải qua cuộc sống như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu rõ hơn về Tản Đà qua bài viết sau.

1. Tiểu sử nhà thơ Tản Đà

Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu sinh ngày19 tháng 5 năm 1889 (20 tháng 4 năm Kỷ Sửu, Thành Thái nguyên niên), tại làng Khê Thượng huyện Bất Bạt tỉnh Sơn Tây (nay là xã Sơn Đà, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội), nguyên quán ở làng Lủ tức làng Kim Lũ, huyện Thanh Trì thuộc phủ Thường Tín, tỉnh Hà Đông (nay là phường Đại Kim, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội).

Ông thuộc dòng dõi quyền quý, có truyền thống khoa bảng. Tổ tiên ông xưa kia có nhiều đời làm quan dưới triều Lê. Sau Gia Long lên ngôi, dòng họ này thề sẽ không đi thi, không làm quan với tân triều. Đến thời cha ông là Nguyễn Danh Kế, do hoàn cảnh gia đình cực khổ, lại phải nuôi mẹ già, đành lỗi ước với tổ tiên. Nguyễn Danh Kế thi đỗ cử nhân, làm quan cho triều Nguyễn đến chức Ngự sử trong Kinh, giữ việc án lý, nổi tiếng là người có tài văn án trong triều. Ông Kế vốn là người phong lưu tài tử, thường lui tới chốn bình khang và quen với bà Lưu Thị Hiền ở phố.

Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]

Bà Lưu Thị Hiền có nghệ danh Nhữ Thị Nhiêm, là một đào hát tài sắc ở Hàng Thao - Nam Định, bà lấy lẽ ông Nguyễn Danh Kế khi ông làm tri phủ Xuân Trường (Nam Định). Bà là người hát hay, có tài làm thơ chữ Nôm. Tản Đà là con trai út của cuộc lương duyên giữa tài tử và giai nhân này.

Trong những người anh em còn lại, có người anh ruột (cùng cha khác mẹ) với Tản Đà là Nguyễn Tái Tích là người có nhiều những ảnh hưởng to lớn tới cuộc đời sau này của Tản Đà. Ông Tích sinh năm 1864, nối nghiệp cha đi thi đỗ Phó bảng và ra làm quan. Ông là người thanh liêm chính trực, nên đường hoạn lộ cũng không yên ổn, sau làm ở cục Tu thư, rồi Hiệu trưởng trường Tân Quy, Đốc học Vĩnh Yên. Tản Đà từ nhỏ sống với ông, phải nhiều lần di chuyển tới những nơi ông Tích được bổ nhiệm: Yên Mô - Ninh Bình, Vụ Bản - Nam Định, Quảng Oai- Sơn Tây, Vĩnh Tường - Vĩnh Yên.

2. Thời niên thiếu của Tản Đà

Thời niên thiếu của Tản Đà trải nhiều giai đoạn khóc cười. Năm lên 3 tuổi, bố mất, cuộc sống gia đình trở nên cùng túng. Năm sau, vì bất hoà với nhà chồng, bà Nghiêm bỏ đi, trở lại nghề ca xướng. 8 năm sau, xảy ra chuyện chị ruột ông cũng theo mẹ làm nghề đó (năm Tản Đà 13 tuổi). Những sự kiện đã để lại nhiều dấu ấn khó phai trong tâm hồn.

Tản Đà hấp thụ nền Nho giáo từ nhỏ, được ông Tích nhiệt tình hướng vào con đường cử nghiệp. Theo hồi ký trong 1 bài thơ thì 5 tuổi ông học Tam tự kinh, Ấu học ngũ ngôn thi, Dương tiết,... 6 tuổi học Luận ngữ, kinh, truyện và chữ quốc ngữ, 10 tuổi biết làm câu đối, 11 tuổi làm thơ văn. Ông rất thích làm văn, lại được anh hết lòng chỉ dẫn, nên 14 tuổi đã thạo các lối từ, chương, thi, phú. Lúc còn học ở trường Quy thức - một trường học thực nghiệm cải cách của Pháp mở ở Hà Nội-, ông viết bài "Âu Á nhị châu hiện thế" bằng chữ Hán, được các báo ở Hồng Kông đăng trong mục xã thuyết. Năm 15 tuổi, ông đã nổi tiếng là thần đồng của tỉnh Sơn Tây.

Giai đoạn niên thiếu của Tản Đà phần lớn dành cho chuyện thi cử, đến năm 19 tuổi, ông mới có những rung cảm tình ái đầu đời. Đó là mối tình với con gái nhà tư sản Đỗ Thận. Năm sau ông lại yêu con gái ông tri huyện phủ Vĩnh Tường. Nhưng 2 mối tình này đều không được trả lời.

Năm 1909 (Kỷ Dậu), ông tham dự kỳ thi hương ở Nam Định, rồi trượt trong lần đi thi đầu tiên này. Ông về lại nhà ở Phủ Vĩnh Tường ôn tập. Trong thời gian này, ông say mê một cô gái bán tạp hoá ở phố hàng Bồ. Vì nhà nghèo, không có tiền hỏi cưới, ông đành nuôi hy vọng bằng cách tiếp tục đường khoa cử. Kỳ thi xảy đến, ông dùng bằng Ấm sinh để thi hậu bổ, nhưng bị rớt vì môn vấn đáp bằng tiếng Pháp. Mùa thu năm ấy, ông lại đi thi hương, nhưng lại trượt. Chuyện tình với cô bán sách tan vỡ, cô đi lấy chồng. Ông chán nản bỏ về Hòa Bình tìm khuây lãng. Tại đây nhờ sự giới thiệu của anh rể là nhà thơ trào phúng Nguyễn Thiện Kế, Tản Đà kết giao với nhà tư sản Bạch Thái Bưởi. Hai người bạn mới gặp đã như quen, cùng vào dãy Hương Sơn, ngọn Chùa Tiên, đêm ngày uống rượu, làm thơ, đọc sách, thưởng trăng, sống theo lối "tịch cốc". Lúc này lần đầu tiên ông đọc Tân thư, sách của Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu, tìm hiểu về cách mạng Tân Hợi. Nhiều bài thơ và tư tưởng đặc biệt của ông ra đời trong giai đoạn này.

Năm 1913, anh cả Nguyễn Tài Tích mất. Tản Đà về Vình Yên làm nghề báo, tờ báo ông cộng tác đầu tiên là "Đông Dương tạp chí" của Nguyễn Văn Vĩnh, phụ trách mục "Một lối văn nôm".

Đến năm 1915, ông lấy vợ là bà Nguyễn Thị Tùng, con gái ông Nguyễn Mạnh Hương tri huyện ở tỉnh Hà Đông, trở thành anh em cột chèo với nhà văn Phan Khôi. Ông Hương là thân sinh của nhà văn Nguyễn Tiến Lãng. Cũng năm này ông có tác phẩm hay, đăng trên "Đông dương tạp chí", nhanh chóng có được tiếng vang trên văn đàn. Năm 1916, ông lấy bút danh Tản Đà là tên ghép giữa núi Tản, sông Đà, và chính thức chọn con đường của một người viết văn, làm báo chuyên nghiệp.

3. Sự nghiệp của Tản Đà

Từ 1915 đến 1926 là những năm tháng đắc ý nhất của Tản Đà. Năm 1915, cuốn sách đầu tiên của Tản Đà được xuất bản, gây tiếng vang lớn, đó là tập thơ "Khối tình con I".

Sau thành công đó, ông viết liền cuốn "Giấc mộng con" (cho in năm 1917) và một số vở tuồng: "Người cá", "Tây Thi", "Dương Qúy Phi", "Thiên Thai" (diễn lần đầu năm 1916 tại Hải Phòng).

Năm 1917, Phạm Quỳnh sáng lập ra "Nam Phong tạp chí", và bài của Tản Đà có trên tạp chí này từ số đầu tiên. Năm 1918, Phạm Quỳnh ca ngợi cuốn "Khối tình con I" và phê phán cuốn "Giấc mộng con I", cả khen lẫn chê đều dùng những lời lẽ sâu cay, biến Tản Đà trở thành một hiện tượng trên văn đàn. Sau bài phê phán tư tưởng của "Giấc mộng con", Tản Đà thôi cộng tác với Nam Phong tạp chí và mở một số cuộc hội đàm để chống lại những lời phê phán đó, sự kiện này cũng được nhiều giới quan tâm.

Từ 1919 tới 1921, Tản Đà viết một loạt sách; truyện thì có "Thần tiền", "Đàn bà Tàu" (1919); sách giáo khoa, luân lý thì có "Đài gương", "Lên sáu" (1919), "Lên tám" (1920), thơ thì có tập "Còn chơi" (1921). Thời kỳ này ông quen với một nhà tư sản nữa là ông Bùi Huy Tín, cùng nhau du lịch khắp Bắc, Trung kỳ và làm chủ bút "Hữu thanh tạp chí" một thời gian.

Năm 1922, Tản Đà thành lập "Tản Đà thư điếm" (sau đổi thành "Tản Đà thư cục"), đây là nhà xuất bản riêng đầu tiên của ông. Tại đây đã xuất và tái bản hết những sách quan trọng trong sự nghiệp của Tản Đà; "Tản Đà tùng văn" (tuyển cả thơ và văn xuôi, trong đó có truyện "Thề Non Nước", 1922); "Truyện thế gian" tập I và II (1922), "Trần ai tri kỷ" (1924), "Quốc sử huấn nông (1924), và tập "Thơ Tản Đà" (1925). Ngoài ra thư cục này còn cho xuất bản sách của Ngô Tất Tố, Đoàn Tư Thuật.

Năm 38 tuổi (1926), Hữu Thanh tạp chí đình bản, Tản Đà cho ra đời "An Nam tạp chí" số đầu tiên với tòa soạn ở phố Hàng Lọng. Sự ra đời của "An Nam tạp chí", tờ báo mà Tản Đà dành hết tâm huyết, đã bắt đầu quãng đời lận đận của ông.

4. Phong cách văn thơ của Tản Đà

Phong cách cái tôi trữ tình trong thơ Tản Đà

Trong thơ của mình, Tản Đà thể hiện cái tôi ngông nghênh, mộng và say.

Tản Đà thể hiện cái tôi đa tình của mình, giang hồ nhưng lại yêu cái đẹp.

Bằng cách thể hiện cái tôi ấy mà thơ của Tản Đà chính là sản phẩm độc đáo trong làng thơ Việt Nam.

Ông đã dân tộc hóa các thể loại thơ Đường luật và trở về với thơ ca dân tộc.

Ngôn ngữ thơ Tản Đà

Lời thơ của ông là sự đan xen giữa ngôn từ tượng trưng, ước lệ với ngôn từ đời thường, khẩu ngữ.

Sự trùng khít giữa dòng thơ với câu thơ và tính trực giác trong tư duy thơ Tản Đà.

Giọng điệu thơ Tản Đà

Thơ Tản Đà mang giọng điệu ngông nghênh, phóng túng.

Với một số bài thơ thì ông lại sử dụng giọng điệu cảm thương, ưu ái.

5. Những nhận định về nhà thơ Tản Đà

Hoài Thanh đã ưu ái dành tặng cho Tản Đà một biệt danh và gọi ông là Con người của hai thế kỉ. và trích đăng hai bài thơ của Tản Đà để mở màn cho Hội Tao Đàn Thơ Mới.

Nhà văn Ngô Tất Tố đã nhận định về Tản Đà như sau: “Tôi đã nghĩ đi nghĩ lại. Trong cái trang Thi sĩ của cuốn Việt Nam văn học sử này, dẫu sao mặc lòng, ông Tản Đà vẫn là một người đứng đầu của thời đại này”(Ngô Tất Tố: Tản Đà ở Nam Kỳ - Tao Đàn, 1939).

Thơ văn Tản Đà “có thể xem như một gạch nối giữa hai thời đại văn học của dân tộc: trung đại và hiện đại”.

Lời kết: Vậy là các bạn vừa được tham khảo về tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Tản Đà, thông qua đó chúng ta có thể biết được những phong cách nghệ thuật độc đáo của ông.

Cùng chuyên mục:

Cách viết báo cáo nghiên cứu về vấn đề tự nhiên hoặc xã hội

Cách viết báo cáo nghiên cứu về vấn đề tự nhiên hoặc xã hội

Hướng dẫn cách viết báo cáo nghiên cứu về vấn đề tự nhiên hoặc xã…

Dàn ý giới thiệu về một tác phẩm nghệ thuật văn học và văn mẫu

Dàn ý giới thiệu về một tác phẩm nghệ thuật văn học và văn mẫu

Cách làm bài văn nghị luận về tác phẩm văn học chi tiết nhất

Cách làm bài văn nghị luận về tác phẩm văn học chi tiết nhất

Cách viết văn bản thuyết minh, dàn ý chi tiết và văn mẫu hay

Cách viết văn bản thuyết minh, dàn ý chi tiết và văn mẫu hay

Dàn ý nghị luận xã hội về tình mẫu tử và bài văn mẫu hay

Dàn ý nghị luận xã hội về tình mẫu tử và bài văn mẫu hay

Dàn ý nghị luận xã hội về tình yêu tuổi học trò, văn mẫu hay

Dàn ý nghị luận xã hội về tình yêu tuổi học trò, văn mẫu hay

Nghị luận xã hội về lòng tự trọng của con người, dàn ý, văn mẫu

Nghị luận xã hội về lòng tự trọng của con người, dàn ý, văn mẫu

Viết văn bản nghị luận phân tích đánh giá một truyện kể

Viết văn bản nghị luận phân tích đánh giá một truyện kể

Dàn ý nghị luận xã hội về vấn đề an toàn giao thông và văn mẫu

Dàn ý nghị luận xã hội về vấn đề an toàn giao thông và văn mẫu

Tiểu sử nhà văn Trần Bảo Định và sự nghiệp tiêu biểu

Tiểu sử nhà văn Trần Bảo Định và sự nghiệp tiêu biểu

Nghị luận xã hội về hiện tượng biến đổi khí hậu, dàn ý, văn mẫu

Nghị luận xã hội về hiện tượng biến đổi khí hậu, dàn ý, văn mẫu

Nghị luận xã hội về hiện tượng biến đổi khí hậu là một trong những...

Tiểu sử và sự nghiệp nhà văn Nguyễn Trung Thành (Nguyên Ngọc)

Tiểu sử và sự nghiệp nhà văn Nguyễn Trung Thành (Nguyên Ngọc)

Nhà văn Nguyễn Trung Thành (Nguyên Ngọc) có tên thật là Nguyễn Văn Báu...

Tiểu sử và sự nghiệp của nhà văn, họa sĩ Đỗ Phấn

Tiểu sử và sự nghiệp của nhà văn, họa sĩ Đỗ Phấn

Đỗ Phấn không chỉ là một họa sĩ rất tài ba và cũng là một…

Tiểu sử và sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Lưu Quang Vũ

Tiểu sử và sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Lưu Quang Vũ

Lưu Quang Vũ (1948 - 1988), ông là một nhà thơ, nhà văn, kiêm nhà…

Tiểu sử và sự nghiệp nhà văn Hê minh uê (Ernest Hemingway)

Tiểu sử và sự nghiệp nhà văn Hê minh uê (Ernest Hemingway)

Hê minh uê (Ernest Miller Hemingway) là một nhà văn, nhà báo...

Tiểu sử và sự nghiệp nhà văn Sô lô khốp (Mikhail Sholokhov)

Tiểu sử và sự nghiệp nhà văn Sô lô khốp (Mikhail Sholokhov)

Sô lô khốp hay còn gọi là Sholokhov (1905 - 1984) vốn là một nhà...

Tiểu sử và sự nghiệp của Cao Bá Quát, danh sĩ vì nước vì dân

Tiểu sử và sự nghiệp của Cao Bá Quát, danh sĩ vì nước vì dân

Cao Bá Quát sinh năm 1808, mất năm 1855, có tên chữ là Chu Thần....

Tiểu sử Nguyễn Công Trứ và những cống hiến to lớn

Tiểu sử Nguyễn Công Trứ và những cống hiến to lớn

Nguyễn Công Trứ sinh năm 1778, mất năm 1859, ông vừa là một nhà chính…

15+ Mở bài Đất Nước Nguyễn Khoa Điềm

15+ Mở bài Đất Nước Nguyễn Khoa Điềm

15 Mở bài Câu cá mùa thu (Thu điếu) hay, đạt điểm cao nhất

15 Mở bài Câu cá mùa thu (Thu điếu) hay, đạt điểm cao nhất

Mở bài Câu cá thu (Thu điếu) là một phần quan trọng nhất trong...

Top