Tiểu sử Lưu Trọng Lư và sự nghiệp văn chương đầy dấu ấn
Tìm hiểu về tiểu sử và sự nghiệp cũng như những tác phẩm nổi tiếng của nhà thơ Lưu Trọng Lư, một tác giả đi đầu và có nhiều đóng góp trong phong trào Thơ mới.
Lưu Trọng Lư sinh ngày 19 tháng 06 năm 1911, mất ngày 10 tháng 08 năm 1991, ông là một nhà thơ, nhà văn đồng thời là nhà soạn kịch vĩ đại đã có rất nhiều đóng góp cho nền văn chương Việt Nam.
Trong bài viết hôm nay, hãy cũng freetuts tìm hiểu đôi nét về tiểu sử và những dấu ấn quan trọng trong sự nghiệp văn chương của nhà thơ Lưu Trọng Lư nhé.
Tiểu sử về nhà thơ Lưu Trọng Lư
Chân dung nhà thơ Lưu Trọng Lư.
Lưu Trọng Lư sinh ra và lớn lên trong một gia đình gia giáo có truyền thống hiếu học tại làng Cao Lao Hạ, xã Hạ Trạch, Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. Thuở nhỏ ông theo học tại quê nhà nhưng sau khi lớn lên thì ông vào Huế để tiếp tục học tại trường Quốc học Huế. nhưng vì cơm áo gạo tiền nên ông chỉ học đến năm thứ 3 thì quyết định nghỉ học để đi dạy thêm bên ngoài và viết văn, viết báo.
Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]
Đến năm 1932, Lưu Trọng Lư là một trong những cây bút tiên phong mở đường và cổ vũ cho phong trào Thơ mới hình thành và phát triển ở Việt Nam lúc bấy giờ.
Năm 1933, ông cho ra mắt tập thơ truyện đầu tay có tên là “Người sơn nhân”.
Đến năm 1941, ông được nhà thơ Hoài Thanh và Hoài Chân viết bài giới thiệu trong quyển “Thi nhân Việt Nam” - một cuốn sách chuyên tổng hợp và phê bình phong trào thơ mới, cũng chính nhờ vậy mà tên tuổi của ông ngày càng trở nên nổi tiếng hơn.
Sau Cách mạng tháng tám năm 1945, ông quyết định tham gia Văn hóa cứu quốc ở Huế và những năm tháng sau đó, ông tích cực hoạt động trong các phong trào tuyên truyền văn hóa, nghệ thuật ở chiến trường Bình Trị Thiên và Liên Khu IV.
Đến năm 1954, ông trở về giữ chức vụ Tổng Thư ký Hội nghệ sĩ sân khấu Việt Nam và là một trong những hội viên ưu tú của Hội Nhà văn Việt Nam.
Ngày 10 tháng 08 năm 1991, vì tuổi cao sức yếu, ông đã mất tại Hà Nội khi tròn 80 tuổi.
Sự nghiệp văn chương của nhà thơ Lưu Trọng Lư
Cùng tìm hiểu về một số dấu ấn quan trọng trong sự nghiệp văn chương của nhà thơ Lưu Trọng Lư thông qua một số tác phẩm tiêu biểu cùng với phong cách sáng tác của ông ngay bên dưới đây nhé.
Phong cách sáng tác văn chương của Lưu Trọng Lư
Mặc dù Lưu Trọng Lư là một người tiên phong trong phong trào Thơ mới nhưng thơ của ông không quá Tây như các tác giả khác cùng thời mà nó là cả một sự kết hợp hài hòa giữa cái cổ điển và yếu tố hiện đại, vừa đậm chất phương Đông nhưng cũng có xen lẫn chút phương Tây, điều này đã góp phần làm nên một phong cách rất đặc biệt, rất riêng mà chỉ có Lưu Trọng Lư mới có được.
Và phong cách này cũng có sự khác biệt rõ rệt trong hai giai đoạn, giai đoạn trước Cách mạng tháng tám năm 1945, đa số các tác phẩm của ông được viết theo hướng thơ mới, nhưng sau năm 1945, phong cách thơ của ông hoàn toàn thay đổi chủ yếu viết về những đề tài gắn liền với hiện thực cuộc sống, từ đó thể hiện được ý thức, trách nhiệm của ông đối với vận mệnh dân tộc.
Tuy có điểm khác nhau là thế, nhưng chung quy lại, các tác phẩm của ông đều có một điểm chung đó chính là được sáng tác bằng cả tấm lòng, cả nhiệt huyết và luôn hướng đến cái đẹp.
Tác phẩm tiêu biểu của nhà thơ Lưu Trọng Lư
Lưu Trọng Lư là một tác giả rất đa tài và thành công ở nhiều mảng như thơ, văn xuôi, kịch sân khấu, và ngay bên dưới đây là một số tác phẩm tiêu biểu nhất đã giúp khẳng định tên tuổi của ông trong làng Văn học Việt Nam.
- “Tiếng Thu” là một tập thơ gồm 52 bài thơ, được sáng tác vào năm 1939, đây cũng là tác phẩm đã giúp tên tuổi của ông được các nhà thơ khác biết đến và ngưỡng mộ.
- Thơ “Tỏa sáng đôi bờ”, sáng tác năm 1959.
- Bài thơ “Nắng mới”, in trong tập Tiếng Thu.
- Truyện ngắn “Người sơn nhân”, sáng tác năm 1933.
- Truyện ngắn “Những nét đan thanh”, sáng tác năm 1934.
- Truyện dài “Khói lam chiều" sáng tác năm 1941
- Truyện ngắn “Hổ với Mọi”
- Hồi ký “Nửa đêm sực tỉnh”
- Truyện vừa “Truyện cô Nhụy”
- Truyện ngắn “Chạy loạn”
- Truyện ngắn “Huế - một buổi chiều”
- Truyện ngắn “Em là gái trong khung cửa”
- Kịch thơ “Hồng Gấm, tuổi hai mươi tới rồi”
- Cải lương “Nữ diễn viên miền Nam”
- Cải lương “Cây thanh trà”
Thành tựu và giải thưởng của Lưu Trọng Lư
Lưu Trọng Lư đã cống hiến cả cuộc đời của mình cho sự phát triển của nền văn học Việt Nam, và chính những đóng góp to lớn ấy, ông cũng đạt được nhiều thành tựu và giải thương danh giá như:
- Năm 2000, ông được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật.
- Bài thơ Tiếng Thu được nhạc sĩ Lê Thương, Phạm Duy phổ nhạc thành một bài hát rất hay cùng tên.
- Được tôn vinh trong cuốn “Thi nhân Việt Nam 1932 -1941” của Hoài Thanh và Hoài Chân.
- Nhận được sự công nhận của các thi nhân khác và được đông đảo độc giả yêu mến, đồng thời có rất nhiều tác phẩm được đưa vào chương trình Ngữ Văn THPT như bài thơ “Nắng mới”....
Nhận định về nhà thơ Lưu Trọng Lư
Ngay bên dưới đây là một số nhận định của các nhà thơ khác về Lưu Trọng Lư, mời các bạn cùng xem qua nhé.
- Nhà văn Hoài Thanh nhận xét về Lưu Trọng Lư rằng: “Mỗi khi cảm thấy buồn, ông lại tìm đến những bài thơ của Lưu Trọng Lư, bởi vì thơ của ông thật không hẳn là thơ mà nó là cả một công trình nghệ thuật vĩ đại với sự kết hợp hài hòa giữa chính tiếng lòng thổn thức cùng”, hay “Lưu Trọng Lư có làm thơ đâu, thực ra ổng chỉ thả hồn mình vào trong những trang giấy mà thôi”.
- Nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân từng khẳng định rằng “Lưu Trọng Lư là một cây bút mới tiên phong trong phong trào văn chương ở miền Trung nói riêng và cả nước ta nói chung. Và đặc biệt, sự lãng mạn là phong cách nổi bật nhất của nhà thơ này trước giai đoạn năm 1945, bên cạnh đó chúng ta cũng có thể nhìn thấy một số tác phẩm mang nội dung tố cáo những vấn đề phi nhân tính của cuộc sống đương thời lúc bấy giờ, vừa mang tính tả thực vừa phê phán”
- Nhà thơ Nguyễn Thế Kiên nhận xét rằng “ Với Lưu Trọng Lư, nỗi buồn là một thứ tài sản vô cùng có giá trị, bởi vì đa số những bài thơ của ông đều mang nỗi sầu buồn. Tuy nhiên, đặc biệt ở chỗ thơ viết về nỗi buồn nhưng không có sự não nề hay một lời than thở nào, thay vào đó, ông rất trân trọng nỗi buồn ấy và coi đó là mặc định trong mỗi kiếp người, để rồi nâng cấp nó thành những tác phẩm có giá trị”.
Xem thêm: Mẫu mở bài Nắng mới của Lưu Trọng Lư
Hỏi đáp về nhà thơ Lưu Trọng Lư
Nhà thơ Lưu Trọng Lư được mệnh danh là gì?
Có nhiều nhận xét rằng Lưu Trọng Lư là một cây bút tiên phong trong phong trào thơ mới, một người nghệ sĩ đa tài với việc làm thơ, viết văn và sáng tác kịch.
Nhà thơ Lưu Trọng Lư quê ở đâu?
Lưu Trọng Lư quê ở làng Cao Lao Hạ, xã Trạch Hạ, Bố Trạch, Quảng Bình.
Trên đây, freetuts.net đã chia sẻ đôi nét về tiểu sử cũng như sự nghiệp văn chương của nhà thơ Lưu Trọng Lư, hy vọng các bạn đã có thêm nhiều thông tin thú vị về tác giả này.
Nếu muốn tìm hiểu thêm về các tác giả trong và ngoài nước khác, hãy truy cập chuyên mục Văn học chúng tôi ngay nhé, còn rất nhiều bài viết thú vị đang chờ các bạn khám phá đó nha.