TRONG NƯỚC
NƯỚC NGOÀI
TÁC GIẢ VĂN HỌC
Tiểu sử và sự nghiệp của Trần Quốc Tuấn (Trần Hưng Đạo) Tiểu sử và sự nghiệp văn chương của nhà văn Thạch Lam Đôi nét về cuộc đời và sự nghiệp của nhà văn Đoàn Giỏi Nhà văn Bảo Ninh - Đôi nét về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác Nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm - Tiểu sử và sự nghiệp thành công Tiểu sử Lưu Trọng Lư và sự nghiệp văn chương đầy dấu ấn Tiểu sử và sự nghiệp sáng tác của nhà văn Bùi Hiển Tiểu sử và sự nghiệp văn chương của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp Tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp của nhà thơ Tế Hanh Tiểu sử tác giả Huỳnh Như Phương, cuộc đời và sự nghiệp Tiểu sử nhà văn William Shakespeare và sự nghiệp vĩ đại Cuộc đời và sự nghiệp người nghệ sĩ đa tài Văn Cao Tiểu sử Martin Luther King, nhà hoạt động nhân quyền Mỹ Tiểu sử và sự nghiệp của nhà phê bình Văn học Hoài Thanh Tiểu sử và sự nghiệp của nhà ngoại giao Ngô Thì Nhậm Tiểu sử và sự nghiệp sáng tác của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng Tiểu sử Nguyễn Công Trứ và những cống hiến to lớn Tiểu sử và sự nghiệp của Cao Bá Quát, danh sĩ vì nước vì dân Tiểu sử và sự nghiệp nhà văn Sô lô khốp (Mikhail Sholokhov) Tiểu sử và sự nghiệp nhà văn Hê minh uê (Ernest Hemingway) Tiểu sử và sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Lưu Quang Vũ Tiểu sử và sự nghiệp của nhà văn, họa sĩ Đỗ Phấn Tiểu sử và sự nghiệp nhà văn Nguyễn Trung Thành (Nguyên Ngọc) Tiểu sử nhà văn Trần Bảo Định và sự nghiệp tiêu biểu
CÁC CHỦ ĐỀ
BÀI MỚI NHẤT
MỚI CẬP NHẬT

Tiểu sử và con đường sự nghiệp của nhà thơ Y Phương

Giới thiệu tiểu sử của nhà thơ Y Phương, tại đây bạn cũng sẽ tìm thấy tài liệu tiểu sử sự nghiệp sáng tác văn học của nhà thơ Y Phương.

test php

banquyen png
Bài viết này được đăng tại freetuts.net, không được copy dưới mọi hình thức.

Được sinh ra và lớn lên trong cái nôi văn hóa của người Tày ở vùng đất Cao Bằng, nhà thơ Y Phương mang trong mình sự hiểu biết về văn hóa và con người vùng cao. Chính vì lẽ đó, thơ của Y Phương luôn thu hút bạn đọc bởi sự sáng tạo và những điều mới mẻ. Ông luôn muốn mang nét văn hóa của dân tộc hòa chung cùng những nền văn hóa của các dân tộc khác trên đất nước Việt Nam. Những tài năng của ông được thể hiện như thế nào và nguồn gốc của những tác phẩm độc đáo từ đâu. Các bạn cùng tham khảo bài viết giới thiệu về tiểu sử và cuộc đời sự nghiệp của nhà thơ Y Phương nhé.

1. Tiểu sử nhà thơ Y Phương

Y Phương tên thật là Hứa Vĩnh Sước, ông sinh ngày 24 tháng 12 năm 1948 tại làng Hiếu Lễ, xã Lăng Hiếu, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Chính vì thế ông còn có tên gọi khác là Người trai làng Hiếu Lễ.

Ông được sinh ra và lớn lên trong một gia đình dân tộc Tày, cha của ông là cụ Hứa Văn Cường, một thầy tào chữa bệnh cho nhiều người. Mẹ của ông là bà Nông Thọ Lộc, bà là một người phụ nữ đảm đang.

Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]

Từ lúc nhỏ, Y Phương muốn được học nghề của cha, muốn được chữa bệnh cứu người. Nhung vì cha ông thấy cậu không hợp với nghề nên đã không mặn mà truyền lại nghề cho cậu. Y Phương biết những bài cúng, bài than và học chữ từ cha mình.

9 tuổi, Y Phương mới bắt đầu học trường cấp một thị trấn Trùng Khánh và tập nói tiếng Kinh. Niềm đam mê văn chương đã có trong ông từ rất sớm. Bạn bè thời ấu thơ của ông là sách. Mỗi sáng được mẹ cho 5 xu để ăn quà, ông đã dành dụm số tiền ít ỏi này mua sách đọc.

Cải cách ruộng đất diễn ra, mặc dù sau đó đã được sửa sai nhưng để lại không ít chuyện đau buồn cho người dân. Y Phương cũng là một nạn nhân của cuộc cách mạng ấy, gia đình bị quy kết thành phần, tất cả những người có chữ, nhất là chữ Pháp, đều bị gọi đi làm cỏ vê (làm khổ sai, cải tạo). Dù học chưa hết cấp III, Y Phương đã ý thức “lí lịch” không đẹp đẽ của gia đình, ông quyết tâm làm lại cuộc đời bằng việc xung phong đi bộ đội. Là con một, Hứa Vĩnh Sước đã trải qua cuộc đời người lính đặc công, và đến với thơ ca thật tình cờ.

Những bài thơ đầu tiên được in báo năm 1973 là “Bếp nhà trời”, “Dáng một con sông” khiến Y Phương có cảm giác hạnh phúc và sung sướng.

Năm 1968, Y Phương nhập ngũ, phục vụ quân đội đến năm 1981 thì chuyển về công tác tại Cao Bằng.

Năm 1976- 1979, ông học trường Điện ảnh Việt Nam, rồi học khóa II (1982-1986) Trường Viết văn Nguyễn Du.

Năm 1986, ông về công tác tại Sở văn hóa Thông tin Cao Bằng.

Năm 1991, ông làm Phó giám đốc Sở Văn hóa Thông tin.

Từ năm 1993, ông là chủ tịch Hội văn học Nghệ thuật Cao Bằng, Uỷ viên BCH, Trưởng ban kiểm tra Hội nhà văn Việt Nam khóa VI.

Hiện nay, ông đang công tác tại Hội Nhà văn Việt Nam.

2. Phong cách nghệ thuật trong sáng tác của Y Phương

Trên con đường sáng tác nghệ thuật của mình, nhà thơ Y Phương đã mang một phong cách nghệ thuật trong sáng tác thật độc đáo:

Nhà thơ Y Phương được sinh ra tại vùng đất Cao Bằng, nơi đây có đồi núi trập trùng. Với cảnh thiên nhiên hùng vĩ vừa đẹp nhưng lại bí ẩn như vậy thì một người yêu sách như Y Phương không thể nào làm lơ được. Chính bởi nơi mình sinh ra đặc biệt nên đã thấm nhuần trong con người Y Phương chất nghệ sĩ dồi dào.

Ông bén duyên với thi ca một cách thật ngẫu nhiên và tình cờ. Ông đã từng trải nghiệm qua rất nhiều nghề nhưng : “ Tất cả sự thể nghiệm ấy chỉ cho ông câu trả lời giễu cợt: Nếu không thành nhà thơ thì ông sẽ chẳng làm gì hết.”

Nhận ra được điều ấy nên ông đã gắn kết cuộc đời còn lại của mình với thơ. Thơ của Y Phương luôn mang một phong cách riêng. Khi sáng tác một tác phẩm mới, ông luôn đi tìm cho mình một nguồn cảm hứng mới thật độc đáo.

Với Y Phương, điều quan trọng nhất là phải biết sống, biết giữ gìn khuôn phép kể cả trong thơ và trong đời sống thực tại. Những tác phẩm của ông rất gần gũi, bởi vì người đọc thấy được tiếng nói chung, sự đồng cảm, đồng điệu trong những bài thơ mà ông đã viết.

Thep Y Phương, viết văn giống như một cuộc chơi đầy hứng khởi. Những tác phẩm được viết ra là kết quả của cuộc vui chơi của ngôn ngữ. Bởi lẽ, những tác phẩm nghệ thuật được tạo ra từ sự sắp xếp ngôn ngữ dựa theo dụng ý của nhà văn, nhà thơ.

Đối với nhà văn Y Phương, viết văn là một cách để tri ân với cuộc đời. Y Phương luôn có tâm niệm rằng phải có ý thức trả ơn với những người đã sinh ra mình, biết ơn đến vùng đất quê hương, nơi chôn nhau cắt rốn. Ông đã viết về quê hương Trùng Khánh bằng tất cả tấm lòng của mình.

3. Nguồn cảm hứng chủ đạo trong thơ của Y Phương

Lấy cảm hứng từ quê hương, đất nước: Đối với những người cầm bút, đề tài về quê hương, đất nước không phải mới mẻ. Nhưng bằng sự sáng tạo và tinh tế, nhà thơ Y Phương đã vẽ nên những bức tranh tuyệt đẹp về quê hương mình. Ông đã tạo được ấn tượng cho người đọc bởi sự sáng tạo sinh động, tươi đẹp ấy.

Ông yêu tha thiết quê hương Cao Bằng của mình và yêu trọn đất nước Việt Nam. Khi đất nước bị xâm lược, ông rời xa bản làng, đứng lên cầm súng vào chiến trường để góp phần giành lại hòa bình cho dân tộc. Bởi tình yêu đất nước mãnh liệt, Y Phương luôn nhạy cảm với những nỗi đau, những mất mát mà do sự tàn phá của chiến tranh gây nên.

Thông qua những bài thơ mà ông viết về đề tài chiến tranh. Ông đã thể hiện được sự tàn khốc của cuộc chiến tranh. Những hậu quả mà lửa đạn để lại. Bằng những câu thơ ấn tượng, hình ảnh quê hương đau thương trong màn khói trắng do bam đạn gây ra được ông phác họa lại.

Thông qua thơ của Y Phương, người đọc không chỉ thấy những mất mát do chiến tranh gây ra, mà thơ của ông còn mang niềm tự hào, khí phách của dân tộc. Y Phương đã nói về những năm tháng hào hùng, bi tráng của dân tộc mình trong những năm tháng đánh giặc của dân tộc.

Ông viết thơ để tôn vinh lên những chàng trai, cô gái còn rất trẻ nhưng đã ý thức được trách nhiệm với đất nước. Họ sẵn sàng hi sinh cho quê hương được sống mãi. Dâu biết rằng, sự hi sinh ấy là vì chính nghĩa, nhưng những vần thơ của Y Phương đã khiến cho người đọc không nén nỗi sự đau xót.

Bên cạnh đó, nguồn cảm hứng chủ đạo của nhà thơ Y Phương chính là văn hóa của quê hương mình. Cao Bằng chính là cái nôi của Cách mạng, nơi có nhiều phong tục văn hóa đặc sắc và độc đáo. Ông muốn giới thiệu đến bạn đọc về những phong tục tập quán của quê hương, và ý thức giữ gìn và phát huy nó.

Những ngày lễ tết, lễ hội được ông khai thác và triển khai thành những bài thơ độc đáo và nhiều màu sắc. Những phiên chợ tình thú vị không thể thiếu trong nét văn hóa của người vùng cao. Không phải bất cứ nhà văn, nhà thơ nào cũng có thể viết về nền văn hóa dân tộc một cách thú vị và phong phú. Nhưng Y Phương thật may mắn khi được sinh ra và lớn lên trong cái nôi của người Cao Bằng.

Cảm hứng về tình yêu: Tình yêu là đề tài được hầu hết các tác giả lựa chọn để sáng tác văn thơ. Cuộc đời này thật tẻ nhạt và vô vị nếu thiếu đi hương vị của tình yêu. Đó là những hình ảnh của tình yêu đôi lứa, tình yêu đối với người thân yêu trong gia đình.

4. Nhận định về nhà thơ Y Phương

Trong cuốn sách “Y Phương sáng tạo văn chương từ nguồn cội”, các tác giả đã đánh giá một cách chân thực rằng “Thơ ca là nơi Y Phương định vị, neo đậu, “đặt cược” cuộc đời mình. Chính thơ đã giúp nhà thơ Tày khẳng định tên tuổi để trở thành nhà thơ có phong cách riêng. Cho đến bây giờ, Y Phương vẫn không thôi niềm đam mê THƠ như đặt cược cả cuộc đời mình vào đó”. Phải chăng chính vì điều ấy mà nhà thơ này đã luôn nỗ lực không ngừng trong việc cách tân và sáng tạo thơ. Ông thường xuyên tìm ra những cái đẹp, những điều mới mẻ để đóng góp vào nền văn học, thơ ca.

Nhà thơ Y Phương là một nhà thơ một đời nặng lòng với văn hóa “Người đồng mình”. Ông luôn đau đáu trong suy nghĩ của mình làm sao để đưa nền văn hóa của dân tộc mình được giao hòa với nền văn hóa khác của đất nước. Đối với người Tày nói chung và nhà thơ nói riêng, văn hóa người Tày là một nét độc đáo, một niềm kiêu hãnh đáng ngưỡng mộ.

Mỗi một bài thơ của ông như là một ô cửa sổ dẫn đến tâm hồn.

5. Những tác phẩm tiêu biểu của nhà thơ Y Phương

  • Nói với con (1980)
  • Người núi Hoa (1982)
  • Tiếng hát tháng giêng (1986)
  • Lửa hồng một góc (1987)
  • Lời chúc (1991)
  • Đàn then (1996)
  • Thơ Y Phương (2002)
  • Thất tàng lồm (ngược gió, 2006), tập thơ song ngữ
  • Chín tháng (trường ca)
  • Đò trăng (trường ca)
  • Vũ khúc Tày (1015), tập thơ song ngữ

6. Những giải thưởng trong sự nghiệp của nhà thơ Y Phương

Năm 1987, Y Phương từng được giải A cuộc thi thơ tạp chí Văn nghệ Quân đội, giải thưởng loại A của Hội Nhà văn Việt Nam với tập thơ Tiếng hát tháng giêng.

Giải A của Hội đồng Văn học dân tộc – Hội Nhà văn Việt Nam với tập thơ Lời chúc, Giải B của UBTQ liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam với tập trường ca Chín tháng (2001), Giải B của Bộ Quốc phòng với Trường ca chín tháng (2001).

Năm 2007, nhà thơ Y Phương vinh dự nhận được giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật.

Lời kết: Các bạn vừa được tìm hiểu về nhà thơ Y Phương, người tác giả yêu quê hương, đất nước và dân tộc mình qua những bài thơ đi sâu vào lòng người đọc.

Cùng chuyên mục:

- Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống

- Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống

- Soạn bài Nam quốc sơn hà

- Soạn bài Nam quốc sơn hà

- Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 68

- Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 68

Bài 3: Soạn bài Hịch tướng sĩ

Bài 3: Soạn bài Hịch tướng sĩ

- Soạn bài Củng cố, mở rộng bài 2

- Soạn bài Củng cố, mở rộng bài 2

- Soạn bài Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội

- Soạn bài Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội

- Soạn bài Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học (bài thơ thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt Đường luật)

- Soạn bài Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học (bài thơ thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt Đường luật)

- Soạn bài Nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình của người khác

- Soạn bài Nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình của người khác

- Soạn bài Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do

- Soạn bài Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do

- Soạn bài Làm một bài thơ sáu chữ hoặc bảy chữ

- Soạn bài Làm một bài thơ sáu chữ hoặc bảy chữ

- Soạn bài Chái bếp

- Soạn bài Chái bếp

- Soạn bài Thực hành tiếng Việt

- Soạn bài Thực hành tiếng Việt

- Soạn bài Những chiếc lá thơm tho

- Soạn bài Những chiếc lá thơm tho

- Soạn bài Ôn tập (Bài 3)

- Soạn bài Ôn tập (Bài 3)

- Soạn bài Viết văn bản kiến nghị về một vấn đề của đời sống

- Soạn bài Viết văn bản kiến nghị về một vấn đề của đời sống

- Soạn bài Đi cấp cứu trên tàu Viễn Dương

- Soạn bài Đi cấp cứu trên tàu Viễn Dương

- Soạn bài Thực hành tiếng Việt (Bài 5)

- Soạn bài Thực hành tiếng Việt (Bài 5)

- Soạn bài Loại vi trùng quý hiếm

- Soạn bài Loại vi trùng quý hiếm

- Soạn bài Cái chúc thư

- Soạn bài Cái chúc thư

Bài 5: Soạn bài Ông Giuốc-Đanh mặc lễ phục

Bài 5: Soạn bài Ông Giuốc-Đanh mặc lễ phục

Top