Tiểu sử và sự nghiệp sáng tác của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng
Nguyễn Huy Tưởng (1912 - 1960), là một nhà văn, nhà thơ kiêm nhà viết kịch nổi tiếng của Việt Nam, cùng tìm hiểu về tiểu sử và sự nghiệp của ông tại đây nhé.
Nguyễn Huy Tưởng sinh ngày 06 tháng 05 năm 1912, mất ngày 25 tháng 07 năm 1960, ông là một nhà văn kiêm nhà viết kịch vô cùng nổi tiếng của Việt Nam, là cha đẻ của vở kịch “Vũ Như Tô, Đêm hội Long Trì. Trong bài viết hôm nay, hãy cùng freetuts đi sâu tìm hiểu về tiểu sử và sự nghiệp của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng để hiểu hơn về tác giả này nhé!
Tiểu sử nhà văn Nguyễn Huy Tưởng
Chân dung của nhà văn, nhà viết kịch Nguyễn Huy Tưởng.
Nguyễn Huy Tưởng sinh ngày 06 tháng 05 năm 1912 trong một gia đình có truyền thống hiếu học ở làng Dục Tú, Bắc Ninh, nay là Đông Anh, Hà Nội.
Vợ ông là bà Trịnh Thị Uyên, một thiếu nữ Hàng Đào thanh lịch và duyên dáng, bà là con gái của cụ Trịnh Sỹ Trinh, một nhà nho có tiếng tăm trong xã hội đương thời lúc bấy giờ. Cả hai có với nhau 5 người con là Nguyễn Huy Thắng, Nguyễn Thị Huy Hiền và Nguyễn Thị thục và hai người con khác không rõ tên tuổi.
Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]
Ngày 25 tháng 07 năm 1960, vì mắc bệnh hiểm nghèo, ông đã qua đời tại Hà Nội chi mới chỉ 48 tuổi.
Đôi nét về sự nghiệp của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng
Cùng tìm hiểu những nét chính trong con đường sự nghiệp văn chương của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng để xem ông đã có những đóng góp và cống hiến gì nhé.
Năm 1930, Nguyễn Huy Tưởng bắt đầu tham gia vào các phong trào yêu nước của thanh niên Hải Phòng.
Năm 1935, ông được đề cử làm thư ký Thuế quan ở Hải Phòng, nhưng một thời gian sau đó, ông lại quay về Hà Nội để tiếp tục tham gia vào Hội truyền bá Quốc ngữ.
Năm 1943, ông tham gia nhóm Văn hóa cứu quốc và được bầu làm thư ký hội, tiếp sau đó ông mở rộng hoạt động ra các tỉnh Nam Định, Phúc Yên, Hà Nội.
Năm 1945, sau khi cách mạng tháng tám thành công, ông tiếp tục trở thành một người lãnh đạo có vai trò quan trọng của Hội văn hóa cứu quốc.
Tháng 7 năm 1946, ông trở thành Phó thư ký hội Văn hóa cứu quốc Việt Nam, khi kháng chiến chống Mỹ nổ ra, ông cùng Đoàn văn hóa kháng chiến chuyển lên Việt Bắc để hoạt động. Ông tiếp tục giữ nhiều cức vụ quan trọng như Uỷ viên thưởng vụ Hội văn nghệ Việt Nam, thư ký tòa soạn Tạp chí văn nghệ,...
sau năm 1954, hòa bình được lặp lại, ông sáng lập và trở thành giám đốc của Nhà xuất bản Kim Đồng.
Phong cách sáng tác của Nguyễn Huy Tưởng
Phong cách sáng tác của Nguyễn Huy Tưởng được chia rõ làm hai giai đoạn là trước cách mạng tháng tám và sau cách mạng tháng tám.
Trước cách mạng, đa số các tác phẩm của ông sẽ thiên về đề tài lịch sử. Với sự am hiểu về lịch sử và khả năng viết lách của mình, ông đã thành công miêu tả và ca ngợi được tinh thần quý báu của dân tộc ta đó chính là truyền thống yêu nước được hình thành và phát triển qua các giai đoạn lịch sử.
Còn giai đoạn sau cách mạng tháng tám, phong cách của ông cũng có sự thay đổi rõ rệt, ông chuyển từ đề tài lịch sử sang những chủ đề lớn gắn với các giai đoạn cách mạng của dân tộc. Chủ yếu tập trung viết về tấm lòng yêu nước của quân và dân ta đoàn kết kháng chiến chống giặc ngoại xâm.
Các cuốn tiểu thuyết của ông thì được viết theo văn phong rất tự nhiên, gần gũi, những câu chuyện lịch sử cũng chính vì vậy mà được hiện lên một cách vô cùng sinh động và dễ hiểu.
Tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Huy Tưởng
Mặc dù Nguyễn Huy Tưởng có sự nghiệp văn chương không quá dài vì ông mất khi tuổi đời còn rất trẻ, nhưng những năm tháng ấy, ông đã cống hiến cho kho tàng văn học Việt Nam vô số các tác phẩm hay và ý nghĩa với đa dạng thể loại từ kịch, tiểu thuyết cho đến truyện thiếu nhi, tiêu biểu như một số tác phẩm mà freetuts đã tổng hợp ngay bên dưới đây:
- Vở kịch “Vũ Như Tô”, sáng tác năm 1941.
- Tiểu thuyết lịch sử “Đêm hội Long Trì”, sáng tác năm 1942.
- Vở kịch “Cột đồng Mã Viện”, sáng tác năm 1944.
- Truyện thiếu nhi “Tìm mẹ”, sáng tác năm 1950.
- Tiểu thuyết “Truyện Anh Lục”, sáng tác năm 1955.
- Truyện thiếu nhi “Kể chuyện Quang Trung”, sáng tác năm 1957.
- Tiểu thuyết - Truyện phim “Sống mãi với Thủ Đô”, sáng tác năm 1960.
- Truyện thiếu nhi “ Chiến sĩ Ca - nô”
- Tiểu thuyết “Lá cờ thêu sáu chữ vàng”, sáng tác năm 1960.
- Truyện thiếu nhi “Con cóc là cậu ông trời”.
- Truyện cổ tích “An Dương vương xây thành ốc”, sáng tác năm 1960.
Giải thưởng của Nguyễn Huy Tưởng
Với những gì mà nhà văn Nguyễn Huy Tưởng đã cống hiến cho nền văn học nước nhà, ông đã dành được nhiều giải thưởng danh giá như sau:
- Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật đợt I năm 1996 cho những tác phẩm như Bắc Sơn, Những người ở lại, gặp Bác, Sống mãi với thủ đô, Kể chuyện Quang Trung.
- Gải nhì giải thưởng Văn học Hội Văn nghệ Việt Nam năm 1954 - 1955.
- Giải ba giải thưởng Văn nghệ của Hội Văn nghệ Việt Nam năm 1951 - 1952.
- Vở kịch “Vũ Như Tô” đã được đưa vào chương trình Ngữ Văn lớp 11 và trở thành một bài học quan trọng.
Hiện tại, mặc dù ông đã mất rất lâu, nhưng những di sản mà ông đã để lại cho nền văn học Việt Nam thật vô giá và vẫn còn được mãi lưu truyền. Hiện ở TP.HCM và Hà Nội còn có nhiều con đường được đặt theo tên của ông để vừa tưởng nhớ, vừa vinh danh tác giả xuất sắc này.
Trên đây, freetuts.net đã chia sẻ về tiểu sử và sự nghiệp của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng, một tác giả vô cùng nổi tiếng và có nhiều đóng góp cho nền văn học Việt Nam ở thể loại kịch và truyện thiếu nhi. Hy vọng qua đây, các bạn sẽ phần nào hiểu hơn về tác giả này.
Chào tạm biệt và hẹn gặp lại các bạn trong những bài viết tiếp theo của chuyên mục Văn học để cùng nhau khám phá, tìm hiểu về tiểu sử của các nhân vật, tác giả nổi tiếng khác nhé!