TRONG NƯỚC
NƯỚC NGOÀI
TÁC GIẢ VĂN HỌC
Tiểu sử và sự nghiệp của Trần Quốc Tuấn (Trần Hưng Đạo) Tiểu sử và sự nghiệp văn chương của nhà văn Thạch Lam Đôi nét về cuộc đời và sự nghiệp của nhà văn Đoàn Giỏi Nhà văn Bảo Ninh - Đôi nét về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác Nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm - Tiểu sử và sự nghiệp thành công Tiểu sử Lưu Trọng Lư và sự nghiệp văn chương đầy dấu ấn Tiểu sử và sự nghiệp sáng tác của nhà văn Bùi Hiển Tiểu sử và sự nghiệp văn chương của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp Tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp của nhà thơ Tế Hanh Tiểu sử tác giả Huỳnh Như Phương, cuộc đời và sự nghiệp Tiểu sử nhà văn William Shakespeare và sự nghiệp vĩ đại Cuộc đời và sự nghiệp người nghệ sĩ đa tài Văn Cao Tiểu sử Martin Luther King, nhà hoạt động nhân quyền Mỹ Tiểu sử và sự nghiệp của nhà phê bình Văn học Hoài Thanh Tiểu sử và sự nghiệp của nhà ngoại giao Ngô Thì Nhậm Tiểu sử và sự nghiệp sáng tác của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng Tiểu sử Nguyễn Công Trứ và những cống hiến to lớn Tiểu sử và sự nghiệp của Cao Bá Quát, danh sĩ vì nước vì dân Tiểu sử và sự nghiệp nhà văn Sô lô khốp (Mikhail Sholokhov) Tiểu sử và sự nghiệp nhà văn Hê minh uê (Ernest Hemingway) Tiểu sử và sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Lưu Quang Vũ Tiểu sử và sự nghiệp của nhà văn, họa sĩ Đỗ Phấn Tiểu sử và sự nghiệp nhà văn Nguyễn Trung Thành (Nguyên Ngọc) Tiểu sử nhà văn Trần Bảo Định và sự nghiệp tiêu biểu
CÁC CHỦ ĐỀ
BÀI MỚI NHẤT
MỚI CẬP NHẬT

Tiểu sử và sự nghiệp của nhà thơ Viễn Phương

Giới thiệu tiểu sử của nhà thơ Viễn Phương, tại đây bạn cũng sẽ tìm thấy tài liệu tiểu sử sự nghiệp sáng tác văn học của nhà thơ Viễn Phương.

test php

banquyen png
Bài viết này được đăng tại freetuts.net, không được copy dưới mọi hình thức.

Trong số những tác giả thơ Việt Nam, chúng ta không thể không nhắc tới nhà thơ Viễn Phương với những tác phẩm hay và tiêu biểu. Bằng chất thơ nhẹ nhàng và giản dị, nhà thơ đã tạo cho người đọc những cảm xúc sâu sắc. Vừa là một nhà thơ, vừa là một chiến sĩ cách mạng nên thơ của ông trong những năm tháng hành quân luôn mang lại sự chân thực và hào hùng.

1. Tiểu sử nhà thơ Viễn Phương

Viễn Phương, tên thật Phan Thanh Viễn (1 tháng 5 năm 1928 - 21 tháng 12 năm 2005).

Viễn Phương có quê gốc ở quận Tân Châu, tỉnh Châu Đốc (ngày nay là thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang).

Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]

Năm 1945, Cách mạng tháng Tám bùng nổ, ông tham gia vào chiến trường và được xếp vào chi đội 23.

Lấy cảm xúc trên mỗi chặng đường chiến tranh gian khổ, ông đã cho ra đời lần lượt những bài thơ và được đăng lên báo “Tiếng Súng Kháng Địch”.

Năm 1952, Nam Bộ tổ chức giải thưởng tổng kết văn học nghệ thuật lấy tên Giải thưởng Cửu Long, thì trường ca 'Chiến thắng Hòa Bình' của ông được xếp giải nhì về thơ. Khi Chi hội Văn nghệ Nam bộ tổ chức đại hội, ông được bầu vào Ban chấp hành.

Năm 1954, ông được phân công về Sài Gòn hoạt động. Về đây, ông vừa sáng tác thơ, vừa làm thuê để kiếm sống.

Năm 1960, ông bị nhà cầm quyền Sài Gòn bắt giam tù ở Chí Hòa. Trong tù ông vẫn tiếp tục làm thơ.

Sau khi ra tù (1962), ông rời Sài Gòn vào chiến trường Củ Chi tiếp tục chiến đấu và làm thơ.

Sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, ông liền được bầu làm Chủ tịch Hội Văn nghệ Giải phóng Thành phố Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội liên hiệp Văn học Nghệ thuật Thành phố Hồ Chí Minh và được bầu vào Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam.

Ngoài bút danh Viễn Phương, ông còn lấy bút danh 'Đoàn Viễn' và cũng sáng tác cả văn xuôi.Ông được tặng giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2001.

Nhà thơ Viễn Phương mất ngày 21 tháng 12 năm 2005 tại Thành phố Hồ Chí Minh.

2. Phong cách nghệ thuật trong thơ Viễn Phương

Viễn Phương là một nghệ sĩ hoạt động trên nhiều lĩnh vực. Nhưng chủ yếu công việc chính của ông là viết thơ. Thơ của ông mang nhiều cảm xúc nhưng không hề bi lụy. Ông gửi gắm những tâm tư, tình cảm đối với quê hương, đất nước và con người vào những vần thơ. Người đọc sẽ cảm nhận được sự gần gũi với tác giả.

Những bài thơ của Viễn Phương mang những giai điệu nền nã và bâng khuâng. Có lẽ là do ông chính là một người có cốt cách nho nhã. Tác giả yêu thích những gì diễn ra một cách nhẹ nhàng. Ông bị thu hút bởi những người có tính hồn hậu và giàu lòng nhân ái.

Thơ của Viễn Phương là những bài thơ mang đậm chất miền quê Nam Bộ. Ông đưa tác phẩm của mình đến gần với người đọc bằng những lời thơ dung dị, cảm xúc sâu lắng và thiết tha.

3. Nhận định về bài thơ Viếng Lăng Bác

Bác Hồ là một chủ đề lớn được giới nhà văn, nhà thơ lấy cảm hứng để viết bài. Trong đó, bài thơ Viếng Lăng Bác đã góp phần quý giá vào kho tàng văn học nói về Bác được nhiều người mến mộ.

Bài thơ Viếng Lăng Bác được nhà thơ sử dụng những ngôn từ, chất liệu giản dị để xây dựng nên. Bởi lẽ Bác Hồ là một người lúc đương thời có lối sống giản dị. Chính vì thế những gì viết về Bác cũng cần được tương xứng với đức tính đáng trân quý đó của Bác.Bài thơ được viết với lối giản dị, tự nhiên nhưng lại vô cùng sâu sắc.

Xung quanh Lăng Bác được trồng rất nhiều loại cây cảnh, loài hoa mang nhiều màu sắc đẹp và hương thơm. Nhưng tác giả lại lựa chọn cây tre và ví đó như là những chàng vệ sĩ, bảo vệ cho giấc ngủ yên bình của Bác. Cây tre chính là người bạn, người anh em đã đồng hành cùng với dân tộc ta trong công cuộc đánh đuổi giặc ngoại xâm từ thời mới dựng nước. Cho tới ngày nay, cây tre lại gắn liền với đời sống sinh hoạt của nhân dân ta.

Trung tâm của bài thơ chính là hình ảnh của Bác. Tác giả đưa những hình ảnh ẩn dụ về Bác nhấn mạnh sự trường tồn và vĩnh cửu, những tư tưởng, tình cảm mà Bác đã gửi gắm cho dân tộc ta.

4. Những tác phẩm tiêu biểu của nhà thơ Viễn Phương

  • Chiến thắng Hòa Bình (trường ca, 1952)
  • Anh hùng mìn gạt (truyện ký, 1968).
  • Mắt sáng học trò (thơ, 1970)
  • Nhớ lời di chúc (trường ca, 1972)
  • Viếng lăng Bác (thơ, 1976)
  • Như mây mùa xuân (thơ, 1978)
  • Quê hương địa đạo (truyện và ký, 1981)
  • Lòng mẹ (truyện thiếu nhi, 1982).
  • Sắc lụa trữ la(truyện ngắn, 1988)
  • Phù sa quê mẹ (thơ, 1991).
  • Ngàn say mây trắng (truyện và ký, 1998).
  • Miền sông nước (truyện và ký, 1999).
  • Tháng bảy mưa ngâu (truyện và ký, 1999. Đã dịch sang tiếng Anh).
  • Đá hoa cương (truyện và ký, 2000).
  • Thơ với tuổi thơ (thơ thiếu nhi, 2002).
  • Gió lay hương quỳnh (thơ, 2005).
  • Ngôi sao xanh (truyện thiếu nhi, 2003).
  • Hình bóng yêu thương (ký, 2005)

Lời kết: Chúng ta vừa tìm hiểu về nhà văn Viễn Phương và tác phẩm tiêu biểu Viếng lăng Bác đầy xúc động của ông. Hi vọng rằng, đây là tài liệu bổ ích giúp các bạn hoàn thành những bài học của mình. Chúc các bạn thành công.

Cùng chuyên mục:

- Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống

- Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống

- Soạn bài Nam quốc sơn hà

- Soạn bài Nam quốc sơn hà

- Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 68

- Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 68

Bài 3: Soạn bài Hịch tướng sĩ

Bài 3: Soạn bài Hịch tướng sĩ

- Soạn bài Củng cố, mở rộng bài 2

- Soạn bài Củng cố, mở rộng bài 2

- Soạn bài Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội

- Soạn bài Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội

- Soạn bài Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học (bài thơ thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt Đường luật)

- Soạn bài Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học (bài thơ thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt Đường luật)

- Soạn bài Nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình của người khác

- Soạn bài Nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình của người khác

- Soạn bài Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do

- Soạn bài Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do

- Soạn bài Làm một bài thơ sáu chữ hoặc bảy chữ

- Soạn bài Làm một bài thơ sáu chữ hoặc bảy chữ

- Soạn bài Chái bếp

- Soạn bài Chái bếp

- Soạn bài Thực hành tiếng Việt

- Soạn bài Thực hành tiếng Việt

- Soạn bài Những chiếc lá thơm tho

- Soạn bài Những chiếc lá thơm tho

- Soạn bài Ôn tập (Bài 3)

- Soạn bài Ôn tập (Bài 3)

- Soạn bài Viết văn bản kiến nghị về một vấn đề của đời sống

- Soạn bài Viết văn bản kiến nghị về một vấn đề của đời sống

- Soạn bài Đi cấp cứu trên tàu Viễn Dương

- Soạn bài Đi cấp cứu trên tàu Viễn Dương

- Soạn bài Thực hành tiếng Việt (Bài 5)

- Soạn bài Thực hành tiếng Việt (Bài 5)

- Soạn bài Loại vi trùng quý hiếm

- Soạn bài Loại vi trùng quý hiếm

- Soạn bài Cái chúc thư

- Soạn bài Cái chúc thư

Bài 5: Soạn bài Ông Giuốc-Đanh mặc lễ phục

Bài 5: Soạn bài Ông Giuốc-Đanh mặc lễ phục

Top