Tiểu sử và sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Lưu Quang Vũ
Lưu Quang Vũ (1948 - 1988), vừa là một nhà thơ, nhà văn kiêm nhà soạn kịch tài ba của nền văn học Việt Nam, là người đã sáng tác ra những tác phẩm kinh điển.
Lưu Quang Vũ (1948 - 1988), ông là một nhà thơ, nhà văn, kiêm nhà soạn kịch nổi tiếng của Việt Nam, và là chồng của nữ thi sĩ Xuân Quỳnh. Và trong bài viết hôm nay, để giúp các bạn hiểu rõ hơn về nhân vật này, hãy cùng freetuts đi sâu tìm hiểu đôi nét về tiểu sử, cuộc đời cũng như sự nghiệp văn học của Lưu Quang Vũ nhé.
Tiểu sử Lưu Quang Vũ
Chân dung nhà thơ, nhà biên kịch Lưu Quang Vũ.
Lưu Quang Vũ sinh ngày 17 tháng 04 năm 1948 tại huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ, còn quê gốc là ở quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng. Cha đẻ của ông là nhà soạn kịch Lưu Quang Thuận, mẹ là bà Vũ Thị Khánh. Ông có 1 người em gái tên là Lưu Khánh Thơ, hai người em trai lần lượt là Lưu Quang Hiệp và Lưu Quang Định.
Trước năm 1954, cả gia đình ông sinh sống ở Phú Thọ, nhưng sau khi hòa bình thì cả nhà đã chuyển về Hà Nội.
Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]
Năm 1969, ông kết hôn với diễn viên điện ảnh Tố Uyên nhưng đến năm 1972 thì ly hôn vì không hòa hợp.
Năm 1973, ông kết hôn lần hai với nhà thơ Xuân Quỳnh, cả hai có với nhau một người con trai.
Ngày 29 tháng 8 năm 1988, trên chuyến xe quay trở về Hà Nội, cả gia đình của Lưu Quang Vũ gồm có ông, bà Xuân Quỳnh và cậu con trai đã gặp một tai nạn thảm khốc, hậu quả là cả gia đình đều thiệt mạng, năm đó ông mới chỉ vừa tròn 40 tuổi.
Sự nghiệp văn học của Lưu Quang Vũ
Có lẽ sinh ra trong một gia đình có truyền thống về nghệ thuật nên từ nhỏ Quang Vũ đã sớm bộc lộ mình là một người thích viết lách, văn chương.
Năm 1965, ông lên đường nhập ngũ và trở thành một thợ máy chuyên về vô tuyến điện tử máy bay. Đây cũng chính là thời gian ông phát triển sự nghiệp thơ ca của mình.
Từ năm 1970 - 1978, ông xuất ngũ và phải bươn chải kiếm sống với đủ nghề từ việc làm ở Xưởng cao su đường sắt cho cho đến nghề cầu đường, vẽ pa -nô, biển hiệu, áp phích.
Từ năm 1978 - 1988, ông chuyển sang làm biên tập viên cho Tạp chí Sân Khấu và bắt đầu sự nghiệp sáng tác kịch nói.
Phong cách sáng tác của Lưu Quang Vũ
Có thể nói rằng Lưu Quang Vũ có một phong cách sáng tác vô cùng đặc biệt và để lại nhiều ấn tượng cho độc giả, nhất là trong giai đoạn sau chiến tranh. Có lẽ chính vì ông là một người lính từng được chứng kiến và trải qua biết bao khó khăn, vất vả của cuộc chiến chống Mỹ đầy khốc liệt nên ông đã đặt hết cảm xúc và tâm tư của mình trong từng tác phẩm để có thể đem đến cho bạn đọc những bài viết chất lượng nhất.
Đối với phần thơ ca, hầu hết các bài thơ của ông đều đem đến cho độc giả những rung động và cảm xúc về nhưng sự trăn trở, khát khao hòa mình với cuộc sống. Đối với các vở kịch của ông thì đều mang đậm tính nhân văn và đem lại nhiều bài học ý nghĩa, sâu sắc cho mỗi con người.
Tác phẩm tiêu biểu của Lưu Quang Vũ
Tuy Lưu Quang Vũ qua đời rất sớm khi chỉ mới 40 tuổi nhưng ông cũng đóng góp rất nhiều tác phẩm kinh điển góp phần xây dựng nền văn học nước nhà thêm phong phú và phát triển hơn. Tiêu biểu là một số tác phẩm mà freetuts đã tổng hợp ngay bên dưới đây.
- Tập thơ “Hương cây”, in cùng tác giả Bằng Việt bao gồm 20 bài thơ.
- Tập tơ “Mây trắng của đời tôi”, gồm 30 bài thơ, xuất bản năm 1989.
- Tập thơ “Bầy ong đêm sâu”, xuất bản năm 1993, gồm 40 bài thơ.
- Tập thơ “Di cảo” gồm 29 bài thơ.
- Tập thơ “Những bông hoa không chết”, gồm 35 bài thơ.
- Vở chèo “Nàng Sita”, vốn là một tác phẩm được cha của Lưu Quang Vũ đang viết dở và ông là người hoàn thành tác phẩm này.
- Kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”, vở kịch được đưa vào chương trình Ngữ văn lớp 12.
- Truyện ngắn “Mùa hè đang đến”
- Truyện ngắn “Người kép đống hổ”
- Kịch “Sống mãi tuổi 17”, tác phẩm kịch đầu tay.
- Kịch “Khoánh khắc và vô tận”.
- Kịch “Tôi và chúng ta”
- Kịch “Chiếc ô công lý”.
- Kịch “Ông không phải là bố tôi”.
- Kịch “Chuyện tình bên dòng sông thu”.
Ảnh hưởng của Lưu Quang Vũ đến nghệ thuật nước nhà
Mặc sự nghiệp văn chương của Lưu Quang Vũ không dài như những nhà văn, nhà soạn kịch khác, nhưng quả thực ông đã để lại cho nền sân khấu Việt Nam một kho tàng đồ sộ lên đến hơn 50 vở kịch và trong đó phần lớn toàn là những tác phẩm kinh điển.
Và có một thời gian các vở kịch của ông đã hoàn toàn xâm chiếm, khuấy đảo các sân khấu kịch trên toàn quốc và góp phần đưa kịch Việt Nam được giới thiệu trên các sân khấu quốc tế khác. Ông cũng chính là tấm gương sáng để cho các giả trẻ tuổi khác noi theo.
Chính nhờ những đóng góp to lớn này mà năm 2000, Lưu Quang Vũ đã được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt 2 cho lĩnh vực văn học, nghệ thuật.
Nhận định về Lưu Quang Vũ
Cùng xem qua một số nhận định của các tác giả, nhà văn khác khi nói về Lưu Quang Vũ nhé.
- Giáo sư Phan Ngọc từng viết rằng “Không ai có thể sánh bằng Vũ trong biệt tài làm nên cái muôn thở trong cái đời thường, ông đã biến cái cổ tích thành cái thời sự, dùng những cái vốn hư ảo để diễn tả cái thực, dùng cái thô lô để làm nổi bật cái cao quý”.
- PGS.TS Nguyễn Đăng Điệp nhận xét rằng “Lưu Quang Vũ đã truyền một nguồn năng lượng vô cùng tích cực và khát vọng đổi mới đến với hàng triệu, triệu người, từ đó tạo nên những hiệu ứng nghệ thuật vĩ đại. Và đây chính là niềm hạnh phúc lớn lao nhất của mỗi người nghệ sĩ”.
- Nhà phê bình Ngô Thảo từng viết rằng “Lưu Quang Vũ đã gieo những hạt giống nội lực vô cùng khỏe mạnh vào những mảnh đất tốt, gặp thời tiết thuận hòa đã nhanh chóng phát triển tạo thành một cái bóng đầy tài năng, giúp che mát cả một bầu trời sân khấu của nước ta trong suốt một thập niên”.
Hỏi đáp về Lưu Quang Vũ
Lưu Quang Vũ còn được mệnh danh là gì?
Trên văn đàn Văn học Việt Nam, ông được mệnh danh là một tác giả tiên phong trong phong trào văn học đổi mới, nhất là trong thể loại kịch sân khấu.
Phong cách sáng tác của Lưu Quang Vũ trong vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt?
Vở kịch này được Lưu Quang Vũ viết bằng một phong cách hết sức quen thuộc đó chính là mang tính nhân văn và chứa đựng nhiều bài học ý nghĩa trong cuộc sống.
Trên đây, freetuts.net đã chia sẻ đôi nét về tiểu sử cũng như cuộc đời và sự nghiệp sáng tác lừng lẫy của nhà thơ, nhà soạn kịch Lưu Quang Vũ. Hy vọng bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu thêm về tác giả này hơn.
Chào tạm biệt và hẹn gặp lại các bạn trong những bài viết tiếp theo của chuyên mục Văn học để cùng nhau tìm hiểu về tiểu sử của nhiều tác giả khác nhé.