TRONG NƯỚC
NƯỚC NGOÀI
TÁC GIẢ VĂN HỌC
Tiểu sử và sự nghiệp của Trần Quốc Tuấn (Trần Hưng Đạo) Tiểu sử và sự nghiệp văn chương của nhà văn Thạch Lam Đôi nét về cuộc đời và sự nghiệp của nhà văn Đoàn Giỏi Nhà văn Bảo Ninh - Đôi nét về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác Nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm - Tiểu sử và sự nghiệp thành công Tiểu sử Lưu Trọng Lư và sự nghiệp văn chương đầy dấu ấn Tiểu sử và sự nghiệp sáng tác của nhà văn Bùi Hiển Tiểu sử và sự nghiệp văn chương của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp Tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp của nhà thơ Tế Hanh Tiểu sử tác giả Huỳnh Như Phương, cuộc đời và sự nghiệp Tiểu sử nhà văn William Shakespeare và sự nghiệp vĩ đại Cuộc đời và sự nghiệp người nghệ sĩ đa tài Văn Cao Tiểu sử Martin Luther King, nhà hoạt động nhân quyền Mỹ Tiểu sử và sự nghiệp của nhà phê bình Văn học Hoài Thanh Tiểu sử và sự nghiệp của nhà ngoại giao Ngô Thì Nhậm Tiểu sử và sự nghiệp sáng tác của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng Tiểu sử Nguyễn Công Trứ và những cống hiến to lớn Tiểu sử và sự nghiệp của Cao Bá Quát, danh sĩ vì nước vì dân Tiểu sử và sự nghiệp nhà văn Sô lô khốp (Mikhail Sholokhov) Tiểu sử và sự nghiệp nhà văn Hê minh uê (Ernest Hemingway) Tiểu sử và sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Lưu Quang Vũ Tiểu sử và sự nghiệp của nhà văn, họa sĩ Đỗ Phấn Tiểu sử và sự nghiệp nhà văn Nguyễn Trung Thành (Nguyên Ngọc) Tiểu sử nhà văn Trần Bảo Định và sự nghiệp tiêu biểu
CÁC CHỦ ĐỀ
BÀI MỚI NHẤT
MỚI CẬP NHẬT

tiểu sử và sự nghiệp nhà văn Lê Minh Khuê

Giới thiệu tiểu sử của nhà văn Lê Minh Khuê, tại đây bạn cũng sẽ tìm thấy tài liệu tiểu sử sự nghiệp sáng tác văn học của nhà thơ Lê Minh Khuê.

test php

banquyen png
Bài viết này được đăng tại freetuts.net, không được copy dưới mọi hình thức.

Nói đến nền văn xuôi Việt Nam, chúng ta không thể nào quên được hình ảnh của nữ nhà văn Lê Minh Khuê, người đã làm khuynh đảo dòng suối văn chương đương thời. Bà là một nữ thanh niên xung phong vào chiến trường khi còn trẻ, nên bà đã viết rất nhiều tác phẩm nói về chiến tranh, những con người hi sinh thầm lặng trong thời kì ấy.

Lê Minh Khuê không bao giờ để mình tụt lại phía sau mà luôn cố gắng bám sát thời đại để viết ra những tác phẩm tiêu biểu. Chúng ta cùng tìm hiểu về nữ nhà văn Lê Minh Khuê nhé.

1. Tiểu sử nhà văn Lê Minh Khuê

Lê Minh Khuê sinh ngày 6 tháng 12 năm 1949 tại quê ngoại Lan Châu, Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa. Quê nội bà ở phường Hải An, thị xã Nghi Sơn, Thanh Hóa. Ông nội và ông ngoại bà là nhà nho, cha là thầy giáo dạy trung học. Cha mẹ mất sớm, bà lớn lên trong gia đình dì ruột, chú và dì đều là giáo viên trung học.

Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]

Năm 1965, Lê Minh Khuê tham gia lực lượng Thanh niên xung phong chống Mỹ. Năm 1967 bà có những bài báo đầu tiên và năm 1969 bắt đầu viết văn. Đề tài chính của thời kỳ chiến tranh trong sáng tác của bà là đời sống cuộc chiến, máu lửa nhưng con người được tinh thần lạc quan liên kết, là cuộc sống chiến đấu của tuổi trẻ ở tuyến đường Trường Sơn.

Truyện của bà thay đổi đề tài từ những năm 1984 vì theo bà, người Việt Nam thay đổi ngay từ năm 1975 khi hết chiến tranh, do đó không còn viết như cũ. Tác phẩm của nhà văn trong thời kì này bám sát những biến chuyển của đời sống xã hội và con người trên tinh thần đổi mới.

Lê Minh Khuê chuyên viết truyện ngắn và truyện vừa. Truyện của bà được dịch và xuất bản tại các nước Hoa Kỳ, Đức, Thụy Điển, Italya và Hàn Quốc.

Bên cạnh việc viết văn, Lê Minh Khuê từng là phóng viên báo Tiền phong, phóng viên Đài Phát thanh Giải phóng (đi B, về Đà Nẵng năm 1975 cùng đơn vị quân đội), phóng viên Đài Truyền hình Việt Nam, biên tập viên Nhà xuất bản Hội Nhà văn từ 1978 đến khi nghỉ hưu.

Bà có tên trong Từ điển Tiểu sử Văn học (Dictionary of Literary Biography) phần Southeast Asian Writers (các nhà văn Đông Nam Á) cùng với 5 nhà văn Việt Nam.

2. Các giai đoạn sáng tác của nhà văn Lê Minh Khuê

Trước năm 1975

Sống trong không khí chiến đấu kháng chiến chống Mỹ cứu nước, nhà văn Lê Minh Khuê cũng hòa mình vào hoàn cảnh lúc bấy giờ. Chủ đề mà bà hay đề cập tới đó là những con người sống vì lí tưởng cao cả, sống vì mục đích chung của toàn thể dân tộc. Cũng trong giai đoạn này, nền văn xuôi của nước ta nổi bật theo khuynh hướng sử thi hào hùng và cảm hứng lãng mạn. Lê Minh Khuê cũng không nằm ngoài dòng chảy ấy.

Trước năm 1975, những sáng tác của Lê Minh Khuê không chỉ gói gọn lại trong những nhân vật có công lao to lớn, không chỉ có hình ảnh những thanh niên, những con người trẻ tuổi và sức sống mãnh liệt. Mà bên cạnh đó, bà còn viết về em bé (Chuyện nhỏ hồi chiến tranh) và người mẹ trong tác phẩm Mẹ.

Khái quát lại chúng ta thấy được những sáng tác của nhà văn Lê Minh Khuê trong thời kì này là gắn liền với hiện thực. Bà miêu tả một cách sinh động và chân thực của các nhân vật trong khung cảnh của chiến tranh tàn ác, khốc liệt. Thông qua đó, nhà văn thể hiện sự tự hào và đáng được tôn vinh.

Sau năm 1975

Vào giai đoạn sau năm 1975, văn học nước ta đã có một sự thay đổi rõ rệt. Sự thay đổi này là một điều hiển nhiên, lúc này đất nước chúng ta bước vào giai đoạn hòa bình, thì bấy giờ văn chương cũng cần phải chú ý hơn về văn phong và đặc điểm nghệ thuật.

Sau năm 1975, nhà văn Lê Minh Khuê cũng đã bắt kịp xu thế. Bà bắt đầu viết về sự đổi mới của đất nước, về con người và thế sự. Chiến tranh đã qua đi, nhưng những hậu quả và sang chấn của nó để lại thì vô cùng lớn.

Trong những tác phẩm ở giai đoạn này của nhà văn Lê Minh Khuê, bà bắt đầu lên án sự ngự trị của đồng tiền. Trong thời kì hội nhập của đất nước, đã có quá nhiều con người bị tha hóa. Nhà văn đã thấy được điều ấy và bắt đầu phản ánh những điều như thế.

Không chỉ vậy, bà còn viết về những nhân vật trong xã hội sống trong suy nghĩ chán chường, tiêu cực. Họ mệt mỏi nhưng vẫn bị lôi kéo vào vòng xoáy của cuộc đời.

Qua tất cả những điều này chúng ta đã thấy được sự thay đổi lớn trong những tác phẩm của nhà văn Lê Minh Khuê. Bà đã bám sát vào thực tại và phản ánh một cách chân thực, bằng nhiều khía cạnh khác nhau.

3. Quan điểm nghệ thuật của Lê Minh Khuê

Đối với quan niệm về trải nghiệm trong sáng tác, nhà văn Lê Minh Khuê cho rằng: trải nghiệm không phải là tất cả, người viết không nhất thiết phải trải qua, phải chứng kiến những điều thực tại mới có thể viết được một tác phẩm. Bà đã nêu rằng “Vấn đề trải nghiệm không trở thành thiết yếu đối với người cầm bút.”

Thật không sai khi nhà văn đã phát biểu như trên. Chúng ta không phủ nhận đi tầm quan trọng của việc trải nghiệm, nhưng để viết được một bài văn có tính hàm súc và ấn tượng thì chúng ta không hẳn phải trải nghiệm. Chúng ta không thể phải trải nghiệm qua thời kỳ chiến tranh mới viết được về thời kì chiến tranh. Lê Minh Khuê đã khẳng định “Không cớ gì chúng ta sinh ra ở thời kỳ chiến tranh chúng ta mới viết về chiến tranh, trong cuộc sống, đâu đó vẫn còn những số phận hậu chiến tranh trông chờ vào những cây bút. Vì thế, đừng nghĩ trải nghiệm là rào cản của sự sáng tạo.”

Đối với Lê Minh Khuê, văn chương là một lĩnh vực không có một hình mẫu nhất định. Người viết văn hãy viết tràn ra những ngôn từ lên trên giấy, chứ không hẳn là phải theo bất cứ một khuôn phép nào.

Theo bà, văn chương là một lĩnh vực đòi hỏi sự sáng tạo rất lớn. Sự sáng tạo sẽ giúp cho người đọc như được hòa mình vào trong tác phẩm. Sự sáng tạo kì diệu có thể làm sống dậy các nhân vật trong tác phẩm đó.

4. Nhận định về nhà văn Lê Minh Khuê

Lê Minh Khuê- một nhà văn được tôn vinh thành tựu trọn đời.

Nhà văn Lê Minh Khuê tham gia vào thanh niên xung phong từ khi bà mới chỉ 16 tuổi. Trong thời gian cống hiến cho tổ quốc, bà ở trên chiến trường Trường Sơn. Có lẽ vì thế mà ngòi bút của bà trong thời gian này chủ yếu là đề cập đến những cô gái trẻ, quên thân mình, xông pha vào chiến trận để giành lại hòa bình cho đất nước. Khi những năm tháng kháng chiến trôi qua, đất nước đã hòa bình thì bà bắt đầu viết về cuộc sống con người thực tại.

Nhà nghiên cứu và phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên đã từng nhận xét rằng “Lê Minh Khuê là một trong những cây bút sung sức, nổi bật của văn học Việt Nam, người đã từng có những tác phẩm không phải khuấy động dư luận, mà đã đặt ra những vấn đề buộc chúng ta phải nhìn vào cuộc sống, nhìn vào quá khứ và hiện tại của đất nước, của dân tộc bằng một con mắt tỉnh táo hơn. Viết về cuộc sống hôm nay, nhưng đọc truyện của chị thấy nhiều điều khiến chúng ta không yên ổn được, rất bất an. Ngay cả những truyện chị giữ cho nhân vật không bị hoen ố, chống chọi được, như truyện Nước trong, như truyện Trên đường đê”.

Với một nhà văn tài hoa như Lê Minh Khuê, bà luôn biết cách đổi mới và sáng tạo trong các tác phẩm nghệ thuật của mình. Bà thay đổi cách viết một cách linh hoạt qua từng thời kỳ của đất nước. Bà có một vốn sống lớn, dựa vào đó bà đã viết ra được một khối lượng khổng lồ các tác phẩm. Cảm hứng trong bà luôn luôn dào dạt. Trong các nhà văn ở Việt Nam, đâu đó chúng ta sẽ bắt gặp những người ngày càng đuối dần trong ý tưởng và sự sáng tạo. Nhưng đối với Lê Minh Khuê thì điều đó không xảy ra.

Không chỉ thành công trong nền văn học nước nhà, mà nhà văn Lê Minh Khuê cũng đã nhận được những lời khen từ nền văn chương nước ngoài. Hội đồng của giải thưởng mang tên văn hào Byeong-ju Lee của Hàn Quốc đã nhận định về tác phẩm của nữ nhà văn Lê Minh Khuê như sau: “Tác phẩm thời hậu chiến của bà quan tâm đến hậu quả chiến tranh đối với đất nước mình, những vấn đề sau khi thống nhất đất nước, sự nghèo đói và tình trạng xói mòn văn hóa và tinh thần khi đất nước chuyển đổi sang một xã hội tiêu thụ. Những vấn đề này được thể hiện bằng một văn phong đẹp, chua xót và trang nghiêm”.

Qua những nhận định trên, chúng ta có thể thấy được tài năng của bà. Sự ngưỡng mộ của những bạn đồng nghiệp đối với những sáng tác, những ý tưởng và sự sáng tạo dồi dào của nhà văn Lê Minh Khuê.

5. Giọng văn của tác giả Lê Minh Khuê

Khi bạn đọc một tác phẩm của nhà văn Lê Minh Khuê, bên trong sự gai góc khốc liệt, lại bộc lộ lên được sự nhẹ nhàng và đầy nữ tính. Nó chứa đựng tâm hồn bay bỗng của tác giả.

Bà đã sử dụng giọng văn giản dị và ấm áp để thổi cho cái hồn của tác phẩm được sinh động hơn. Sử dụng lối viết như vậy, bạn đọc đã thấy được nỗi niềm của một người phụ nữ khi đứng trước chiến tranh, sự day dứt và khắc khoải trước hoàn cảnh của thực tại chứ không hề khô cứng.

Những câu chuyện, con người xuất hiện trong các tác phẩm của bà là những điều bình dị nhưng thật đẹp đẽ.

6. Những tác phẩm tiêu biểu của nhà văn Lê Minh Khuê

  • Những ngôi sao xa xôi (tập truyện, Nhà xuất bản Kim Đồng 1973, tái bản có bổ sung 2006)
  • Cao điểm mùa hạ (tập truyện, Nhà xuất bản Quân đội 1978)
  • Đoạn kết (tập truyện, Nhà xuất bản Phụ Nữ 1982)
  • Một chiều xa thành phố (tập truyện, Nhà xuất bản Tác phẩm Mới 1986)
  • Tôi đã không quên (truyện vừa, Nhà xuất bản Công An 1991, tái bản tại Nhà xuất bản Hội Nhà văn 2004)
  • Bi kịch nhỏ (tập truyện, Nhà xuất bản Hội Nhà Văn 1993)
  • Lê Minh Khuê truyện ngắn (tập truyện, Nhà xuất bản Văn Học 1994)
  • Trong làn gió heo may (tập truyện, Nhà xuất bản Văn Học 1999).
  • Màu xanh man trá (tập truyện, Nhà xuất bản Phụ Nữ 2003);
  • Những dòng sông, buổi chiều, cơn mưa (tập truyện, Nhà xuất bản Phụ Nữ 2002);
  • Một mình qua đường (tập truyện, Nhà xuất bản Hội Nhà Văn 2006);
  • Những ngôi sao, Trái đất, dòng sông (tập truyện, Nhà xuất bản Phụ Nữ, 2008)
  • Nhiệt đới gió mùa (tập truyện, Nhà xuất bản Hội Nhà Văn, 2012)
  • The Stars, The Earth, The River (tập truyện, Nhà xuất bản Cubstone Press, Mỹ, 1996)
  • Monsunens sista regn (tập truyện, Nhà xuất bản Tranan, Thụy Điển, 2008)
  • Fragile come un raggio di sole (tập truyện, Nhà xuất bản O barra O, Italia, 2010)
  • Kleine Tragödien (tập truyện, Nhà xuất bản Mitteldeutscher, Đức, 2011)
  • Làn gió chảy qua (tập truyện, Nhà xuất bản Trẻ, 2016).

6. Những giải thưởng lớn của nhà văn Lê Minh Khuê

Nhà văn Lê Minh Khuê là một nhà văn tài hoa trong nền văn xuôi. Sự sáng tạo và cảm hứng trong bà đã tạo nên những tác phẩm lớn. Để vinh danh cho những điều tuyệt vời mà bà đã xây dựng. Nhà nước đã trao tặng cho bà các giải thưởng sau:

  • Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 1987 (tập truyện ngắn: Một chiều xa thành phố).
  • Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 2000 (tập truyện ngắn Trong làn gió heo may).
  • Giải thưởng văn học mang tên văn hào Byeong-ju Lee của Hàn Quốc, năm 2008
  • Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2012

Lời kết: Chúng ta vừa được tìm hiểu về tiểu sử, cuộc đời và sự nghiệp của nhà văn Lê Minh Khuê. Mình chắc rằng đây là tài liệu bổ ích giúp các bạn có thêm kiến thức về các tác giả văn học Việt Nam.

Cùng chuyên mục:

- Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống

- Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống

- Soạn bài Nam quốc sơn hà

- Soạn bài Nam quốc sơn hà

- Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 68

- Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 68

Bài 3: Soạn bài Hịch tướng sĩ

Bài 3: Soạn bài Hịch tướng sĩ

- Soạn bài Củng cố, mở rộng bài 2

- Soạn bài Củng cố, mở rộng bài 2

- Soạn bài Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội

- Soạn bài Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội

- Soạn bài Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học (bài thơ thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt Đường luật)

- Soạn bài Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học (bài thơ thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt Đường luật)

- Soạn bài Nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình của người khác

- Soạn bài Nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình của người khác

- Soạn bài Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do

- Soạn bài Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do

- Soạn bài Làm một bài thơ sáu chữ hoặc bảy chữ

- Soạn bài Làm một bài thơ sáu chữ hoặc bảy chữ

- Soạn bài Chái bếp

- Soạn bài Chái bếp

- Soạn bài Thực hành tiếng Việt

- Soạn bài Thực hành tiếng Việt

- Soạn bài Những chiếc lá thơm tho

- Soạn bài Những chiếc lá thơm tho

- Soạn bài Ôn tập (Bài 3)

- Soạn bài Ôn tập (Bài 3)

- Soạn bài Viết văn bản kiến nghị về một vấn đề của đời sống

- Soạn bài Viết văn bản kiến nghị về một vấn đề của đời sống

- Soạn bài Đi cấp cứu trên tàu Viễn Dương

- Soạn bài Đi cấp cứu trên tàu Viễn Dương

- Soạn bài Thực hành tiếng Việt (Bài 5)

- Soạn bài Thực hành tiếng Việt (Bài 5)

- Soạn bài Loại vi trùng quý hiếm

- Soạn bài Loại vi trùng quý hiếm

- Soạn bài Cái chúc thư

- Soạn bài Cái chúc thư

Bài 5: Soạn bài Ông Giuốc-Đanh mặc lễ phục

Bài 5: Soạn bài Ông Giuốc-Đanh mặc lễ phục

Top