Tiểu sử tác giả Huỳnh Như Phương, cuộc đời và sự nghiệp
Huỳnh Như Phương không chỉ là một tác giả vô cùng nổi tiếng trong nền văn xuôi của Việt Nam mà ông còn là một giáo sư, một nhà giáo vô cùng tận tâm với nghề.
Huỳnh Như Phương sinh ngày 01 tháng 11 năm 1955 tại Quảng Ngãi, ông là một trong những tác giả truyện ngắn, văn xuôi vô cùng nổi tiếng trên diễn đàn Văn học Việt Nam. Bên cạnh đó ông còn được biết đến với vai trò là một nhà giáo ưu tú và nhiệt huyết với nghề.
Trong bài viết hôm nay, hãy cùng freetuts đi sâu tìm hiểu về cuộc đời cũng như sự nghiệp của nhà văn, tác giả Huỳnh Như Phương nhé.
Tiểu sử tác giả Huỳnh Như Phương
Chân dung tác giả Huỳnh Như Phương.
Huỳnh Như Phương sinh ngày 01 tháng 11 năm 1955 tại Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi, ông có một người vợ tên là bà Ngô Thị Thanh Hương và hai người con gái tên là Huỳnh Như Khoa, Huỳnh Hương Châu.
Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]
Hiện ông đang giữ học vị Tiến sĩ, học hàm Giáo sư và tham gia giảng dạy tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐHKHXH &NV) trực thuộc Đại học Quốc gia TP.HCM
Sự nghiệp của tác giả Huỳnh Như Phương
Tác giả Huỳnh Như Phương bén duyên với sự nghiệp viết lách khá sớm, năm 1975 khi chưa đầy 20 tuổi, ông đã có những bài viết được đăng trên các tạp chí như Trình Bầy, Đối Diện.
Năm 1973 - 1975, ông theo học tại trường Đại học Văn khoa Sài Gòn với chuyên ngành Triết học.
Năm 1975 - năm 1977, ông theo học chuyên ngành Văn học tại trường Đại học Văn khoa TP.HCM.
Năm 1977 -1979, ông tiếp tục học chuyên ngành Văn học tại trường đại học Tổng hợp Hà Nội.
Từ năm 1979 - 1994, ông công tác tại trường đại học Tổng hợp TP.HCM với nhiều chức vụ quan trọng như phó trưởng khoa, trưởng bộ môn. Năm 1990, ông nhận học vị Tiến sĩ với đề tài nghiên cứu “Khuynh hướng phê phán và cảm hứng nhân đạo trong văn học Xô Viết và Việt Nam hiện đại”.
Từ năm 1994 - nay, ông chuyển công tác sang trường đại học Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐHKHXH &NV) trực thuộc Đại học Quốc gia TP.HCM, và trong thời gian đó, ông cũng tham gia nhiên cứu và hướng dẫn chấm luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ tại nhiều trường đại học như đại học Sư Phạm TP.HCM, đại học Đà Lạt, đại học Huế, đại học Đà Nẵng.
Ngoài việc công tác giảng dạy, nghiên cứu tại các trường đại học, ông cũng tham gia vào các hiệp hội, tạp chí với nhiều chức vụ như Uỷ viên Ban biên tập Tạp chí khoa học đại học Văn Hiến, đại học Sư phạm TP.HCM, đại học Đà lạt, đại học Quốc gia Hà Nội…
Phong cách sáng tác của tác giả Huỳnh Như Phương
Đọc các tác phẩm của nhà văn Huỳnh Như Phương chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy được phong cách sáng tác của ông rất chi là đặc biệt, nó đặc biệt ở chỗ ông không cần sử dụng những khái niệm cao siêu hay ngôn từ hào nhoáng, tất cả đều được viết với những câu văn bình dị, đơn giản và tạo cảm giác vô cùng gần gũi với các độc giả.
Đặc biệt đối với những sách chuyên ngành, ông trình bày cũng rất dễ hiểu, thường các bạn không cần có kiến thức riêng về ngành đó cũng có thể hiểu được một cách dễ dàng các nội dung mà ông muốn truyền tải.
Chính nhờ những điều trên đã giúp cho các tác phẩm của ông được phổ biến rộng rãi và đón nhận một cách nồng nhiệt nhất, một điều mà hiếm có tác giả nào có thể đạt được.
Tác phẩm nổi tiếng của tác giả Huỳnh Như Phương
Cùng điểm qua một số tác phẩm tiêu biểu đã làm nên tên tuổi của nhà văn Huỳnh Như Phương ngay bên dưới đây nhé:
- Dẫn vào tác phẩm văn chương, sách xuất bản năm 1986.
- Những trang viết - những nhịp cầu, đồng tác giả với nhiều nhà văn khác, sách xuất bản năm 1986.
- Danh lam nước Việt, đồng tác giả, sách xuất bản năm 1995.
- Ngô nhà và con người, sách xuất bản năm 2006.
- Thành phố - những thước phim quay chậm, xuất bản năm 2018.
- Bây giờ mà có về quê, xuất bản năm 2011.
- Truyện ngắn “Hãy cầm lấy và đọc” được đưa vào chương trình Ngữ văn lớp 7.
- Truyện ngắn “Người ngồi đợi trước hiên nhà” được đưa vào chương trình Ngữ Văn lớp 11.
- Tiếp nhận tư tưởng văn nghệ nước ngoài: kinh nghiệm Việt Nam thời hiện đại, xuất bản năm 2015 - đồng chủ biên.
- Ngoài ra ông cũng còn rất nhiều bài viết được đăng trên kỳ yếu Hội nghị, Hội thảo quốc tế và trong nước.
Những câu nói tâm đắc nhất của tác giả Huỳnh Như Phương
Ngay bên dưới đây là những câu nói hay nhất, tâm đắc nhất của nhà văn Huỳnh Như Phương mà freetuts đã sưu tầm được, mời các bạn cùng đọc và suy ngẫm nhé:
- “Dạy phổ thông là dạy học sinh cách làm người chứ không phải dạy nghề, còn dạy đại học mới là dạy nghề để các em có thể ra đời làm việc.”
- “Văn học thật kỳ diệu khi nó có thể khơi dậy sự ăn năn, cắn rứt trong lương tâm của mỗi con người về những tội lỗi mà có thể không có một tòa án nào có thể xét xử được. Đó là sự hối lỗi của con người với chính bản thân mình, và con người tự kết án, tự bào chữa, tự đưa ra phán quyết cho bản thân mình. Nếu nơi nào mà pháp luật hay hay dư luận xã hội không can thiệp được, thì hãy sử dụng văn học để làm thức tỉnh chính họ”.
- “Học văn chính là học cách ứng xử với quá khứ, đối mặt với hiện tại hay thậm chí đưa ra những dự báo cho tương lai. Học văn là để mở rộng vốn hiểu biết của cuộc đời mỗi con người, để bản thân ta không bị rơi vào cảnh “con người một chiều kích” giống như Herbert Marcuse đã từng cảnh báo”.
- “Học văn là học cách sống giữa muôn người và cũng là cách học để làm người. Học văn đem đến cho ta vô vàn kinh nghiệm quý báu mà nhờ đó bản thân chúng ta có thể tự lựa chọn hướng đi đúng đắn cho cuộc đời của mình”.
Hỏi đáp về tác giả Huỳnh Như Phương?
Tác giả Huỳnh Như Phương quê ở đâu?
Giáo sư Huỳnh Như Phương quê ở Mộ Đức, Quảng Ngãi.
Tác giả Huỳnh Như Phương sinh năm bao nhiêu?
Huỳnh Như Phương sinh ngày 01 tháng 11 năm 1955.
Trên đây, freetuts.net đã chia sẻ chi tiết thông tin về tiểu sử cũng như sự nghiệp của Huỳnh Như Phương, một nhà văn, nhà giáo vô cùng tài năng và ưu tú của nền văn học Việt Nam. Hy vọng với những thông tin đã chia sẻ trên đây, các bạn sẽ có một cái nhìn sâu sắc hơn về tác giả này.
Đừng quên rằng tại chuyên mục Văn học của chúng tôi các bạn có thể tìm hiểu thêm về nhiều tác giả nổi tiếng trong và ngoài nước khác nhé.