Tiểu sử và sự nghiệp của nhà văn Nguyễn Khuyến
Nguyễn Khuyến là bút danh của nhà văn Nguyễn Thắng, ông sinh ngày 15 tháng 02 năm 1835 và mất ngày 05 tháng 02 năm 1909 tại quê nội Yên Đỗ nay là xã Trung Lương thuộc tỉnh Hà Nam. Cuộc đời của ông có nhiều biến cố khi làm quan ở thời điểm triều Nguyễn đang suy sụp nên ước mơ chính trị của ông không thành công. Để hiểu rõ chi tiết về cuộc đời ông, chúng ta cùng tìm hiểu sơ lược một vài nét tổng quan về Nguyễn Khuyến nhé!
1. Tiểu sử cuộc đời nhà văn Nguyễn Khuyến
Thuở nhỏ Nguyễn Khuyến nổi tiếng là người thông minh, ham học hỏi. Ông học tại trường Hoàng giáp Phạm Văn Nghị. Với sự siêng năng cần cù và ý chí cầu tiến, năm 1864 ông thi đỗ đầu cử nhân trường Hà Nội.
Nhà văn Nguyễn Khuyến
Năm 1865 ông đi thi Hội và trượt nên ở lại Hà Nội học trường Quốc Tử Giám, cũng chính vào thời điểm này, cái bút danh của ông ra đời. Nhằm khuyến khích tinh thần bản thân cần cố gắng hơn nên ông đổi tên mình từ Nguyễn Thắng thành Nguyễn Khuyến.
Đến năm 1871, ông thi đỗ Hội Nguyên và Đình Nguyên, thời điểm này người đời gọi ông là Tam Nguyên Yên Đổ.
Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]
Năm 1873, Nguyễn Khuyến được bổ nhiệm làm Đốc Học, rồi sau đó được thăng lên làm Án Sát tại tỉnh Thanh Hóa.
Là một quan lớn trong thời đất nước loạn lạc, có nguy cơ tan rã nên ước mơ bình trị thiên hạ của ông không hoàn thành được, tuy nhiên ông nổi tiếng là quan thanh liêm, chính trực, có phẩm chất trong sạch.
Năm 1877, ông được thăng làm Bố Chính tại tỉnh Quảng Ngãi, nhưng sự nghiệp làm quan của ông tại đây không lâu, năm 1878 ông bị giáng chức và điều về Bình Trị Thiên ( Huế) làm một chức quan nhỏ làm tu Quốc Sử Quán.
Ông đã từng từ chối việc đầu quân cho thực dân Pháp, phải sống giữa thời kỳ phong trào yêu nước bị dập tắt nên vào mùa thu năm 1884 ông xin cáo quan về quê Yên Đỗ và với tâm trạng không thoải mái, bất mãn, bế tắc ông qua đời tại đây năm 1909.
2. Sự nghiệp của nhà văn Nguyễn Khuyến
Nhà văn Nguyễn Khuyến là người có tâm hồn thanh cao, tấm lòng yêu nước dồi dào, giàu cảm xúc với thiên nhiên nên thơ văn của ông phong phú từ những tác phẩm trữ tình tới thơ ca trào phúng, văn tế, điếu.
Tác phẩm chính của nhà văn Nguyễn Khuyến
Tác phẩm nổi tiếng nhất của ông là bộ Quế Sơn thi tập, gồm khoảng 100 bài thơ bằng chữ Nôm và có tới 173 bài thơ được viết bằng chữ Hán, nội dung đa dạng phong phú.
Ông là một nhà văn rất điêu luyện khi có thể sử dụng dịch nhuần nhuyễn từ chữ Hán qua chữ Nôm và ngược lại, từ chữ Nôm sang chữ Hán mà chúng ta khó có thể nhận ra đâu là bản gốc.
Ông xuất sắc thành công trên con đường văn học, thơ ca từ nhà thơ trữ tình tới trào phúng.
Nội dung thơ văn của ông nói lên tấm lòng yêu nước sâu đậm, thiết tha đồng thời thể hiện rõ thái độ phản kháng chống thực dân Pháp. Bên cạnh đó, tình yêu thiên nhiên và cảnh vật Đất nước, tình cảm bạn bè gia đình, hàng xóm cũng được ông miêu tả qua những câu thơ, câu văn chân thực mà sống động.
Nguyễn Khuyến sinh ra trên vùng đất nông thôn thuộc tỉnh Hà Nam nên những tác phẩm của ông đậm tình người thôn quê, ông viết bằng những tấm chân tình, thật lòng yêu thương người dân lao động nghèo. Cũng nhờ sự thấu hiểu đó, những bài thơ của ông luôn được người dân đón nhận bằng sự yêu quý.
Nghệ thuật thơ văn của Nguyễn Khuyến
Nói đến nghệ thuật ngôn ngữ thì khó ai qua được tác giả Nguyễn Khuyến, với lối sáng tạo cảm hứng đầy màu sắc, ngôn ngữ mà ông miêu tả qua những dòng thơ đầy mỹ lệ, gợi cảm.
Cùng với tinh thần ham học hỏi, ông luôn tìm hiểu và học tập những nhà thơ Nôm đi trước để cải tạo thơ văn mình phong phú đầy màu sắc hơn.
Ngôn ngữ trữ tình của ông rất biết cách dùng từ, tả cảnh thích hợp, lấp láy giàu nhạc điệu giúp gợi tả chân thực hình ảnh và tâm trạng của nhà thơ. Như trong bài thơ thu điếu, Nguyễn Khuyến dùng câu “ao thu lặng lẽ nước trong veo” “ tựa gối ôm cần lâu chẳng được, cá đâu đớp động dưới chân bèo”, những hình ảnh được dựng lên một cách chân thực nhất, cách gợi tả đi vào lòng người.
Ngôn ngữ trào phúng thì nhiều cung bậc, hóm hỉnh, cường điệu chơi chữ của ông rất điêu luyện tài tình.
Nguyễn Khuyến là bậc thầy của làng thơ Việt Nam thông qua cách thể hiện tình cảm qua những hình ảnh chân thật, thôn quê đầy sự thương yêu, đồng thời với ngôn ngữ nhẹ nhàng, đi sát với đời sống của người lao động đã giúp ông thành công trong việc chuyển sự tinh túy của đời thường thành câu thơ sắc nét.
Một số tác phẩm để đời của nhà văn Nguyễn Khuyến
Trong văn học Việt Nam, nói đến tác giả xuất sắc thì không thể thiếu nhà văn Nguyễn Khuyến, ông để lại cho nền văn học những tác phẩm nổi bật như: Bạn đến chơi nhà, Muốn lấy chồng, Khóc Dương Khuê, Than nghèo, than già, than nợ, cảnh Tết, cảnh già, châu chấu đá voi, Đề Tranh Tố Nữ, Cáo quan về ở nhà, chợ đồng, chừa rượu, thầy đồ mắc lừa gái…
Trong số những bài thơ hay nhất của ông có 3 tác phẩm về mùa thu đặc biệt nổi tiếng là Thu Vịnh, Thu ẩm và Thu điếu và 3 tác phẩm than về cuộc đời như than nghèo, than già, than nợ.
Hình ảnh thơ văn của ông đơn sơ, bình dị nhưng cực sống động giúp nâng cao giá trị biểu cảm của bài thơ. Những hình ảnh bình dị trong cuộc sống hàng ngày được ông sử dụng có chứa đầy sức sống như: chiếc thuyền bé tẻo tèo teo, ngõ trúc quanh co, chiếc thuyền, trăng trôi, thấp le te…
Khả năng gợi tả của tác giả Nguyễn Khuyến đạt trình độ cao, cho người đọc cảm giác gần gũi như đang nhìn thấy trước mắt, những màu xanh của nước, xanh của trời, xanh của tre, xanh của bèo và những màu đỏ hoe của mắt, màu sương, màu sáng của trăng giúp người đọc cảm nhận được tình yêu thiên nhiên bao la của tác giả.
Để tưởng nhớ đến ông, hiện nay nhân dân ta đã đặt tên rất nhiều con đường ở các thành phố lớn có tên Nguyễn Khuyến và những ngôi trường mang tên ông trên mọi miền Tổ quốc.
Bài viết trên đây là những thông tin cơ bản về tác giả Nguyễn Khuyến, hy vọng sẽ mang đến cho quý bạn đọc những thông tin bổ ích quan trọng liên quan đến tác giả. Chúc mọi người có một ngày hoạt động vui vẻ và tràn đầy năng lượng!