TRONG NƯỚC
NƯỚC NGOÀI
TÁC GIẢ VĂN HỌC
Tiểu sử và sự nghiệp của Trần Quốc Tuấn (Trần Hưng Đạo) Tiểu sử và sự nghiệp văn chương của nhà văn Thạch Lam Đôi nét về cuộc đời và sự nghiệp của nhà văn Đoàn Giỏi Nhà văn Bảo Ninh - Đôi nét về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác Nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm - Tiểu sử và sự nghiệp thành công Tiểu sử Lưu Trọng Lư và sự nghiệp văn chương đầy dấu ấn Tiểu sử và sự nghiệp sáng tác của nhà văn Bùi Hiển Tiểu sử và sự nghiệp văn chương của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp Tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp của nhà thơ Tế Hanh Tiểu sử tác giả Huỳnh Như Phương, cuộc đời và sự nghiệp Tiểu sử nhà văn William Shakespeare và sự nghiệp vĩ đại Cuộc đời và sự nghiệp người nghệ sĩ đa tài Văn Cao Tiểu sử Martin Luther King, nhà hoạt động nhân quyền Mỹ Tiểu sử và sự nghiệp của nhà phê bình Văn học Hoài Thanh Tiểu sử và sự nghiệp của nhà ngoại giao Ngô Thì Nhậm Tiểu sử và sự nghiệp sáng tác của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng Tiểu sử Nguyễn Công Trứ và những cống hiến to lớn Tiểu sử và sự nghiệp của Cao Bá Quát, danh sĩ vì nước vì dân Tiểu sử và sự nghiệp nhà văn Sô lô khốp (Mikhail Sholokhov) Tiểu sử và sự nghiệp nhà văn Hê minh uê (Ernest Hemingway) Tiểu sử và sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Lưu Quang Vũ Tiểu sử và sự nghiệp của nhà văn, họa sĩ Đỗ Phấn Tiểu sử và sự nghiệp nhà văn Nguyễn Trung Thành (Nguyên Ngọc) Tiểu sử nhà văn Trần Bảo Định và sự nghiệp tiêu biểu
CÁC CHỦ ĐỀ
BÀI MỚI NHẤT
MỚI CẬP NHẬT

Tiểu sử và sự nghiệp nhà văn Hê minh uê (Ernest Hemingway)

Hê minh uê (Ernest Miller Hemingway) (1899 - 1961), là một nhà văn, nhà báo kiêm tiểu thuyết gia nổi tiếng, là cha đẻ của nhiều tác phẩm kinh điển trong văn học Mỹ.

test php

banquyen png
Bài viết này được đăng tại freetuts.net, không được copy dưới mọi hình thức.

Hê minh uê (Ernest Miller Hemingway) là một nhà văn, nhà báo, kiêm tiểu thuyết gia vô cùng nổi tiếng người Mỹ khi đã ẵm trọn hai giải Nobel Văn học và giải Pulitzer (giải thưởng danh giá nhất về văn học, báo chí của Mỹ). Ông cũng là người sáng tạo ra “Nguyên lý tảng băng trôi” trong ăn học.

Trong bài viết hôm nay, hãy cùng freetuts đi sâu tìm hiểu về tiểu sử, sự nghiệp và đời tư của nhà văn xuất sắc này nhé!

Tiểu sử của Hê minh uê (Hemingway)

he minh ue 1 jpg

Chân dung nhà văn, nhà báo Hê-minh-uê (Ernest Miller Hemingway).

Hê minh uê có tên đầy đủ là Ernest Miller Hemingway, sinh ngày 21 tháng 07 năm 1899 trong một gia đình thuộc vùng ngoại ô Chicago. Cha ông là Clarence Hemingway, một bác sĩ làng, còn mẹ ông là bà Grace Hall Hemingway, một người phụ nữ rất sùng đạo.

Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]

Ông có tới 4 bà vợ lần lượt là bà Elizabeth Hadley Richardson, Pauline Pfeiffer, Martha Gellhorn, bà Mary Welsh và 3 người con trai là John Hadley Nicanor "Jack" Hemingway, Patrick, Gregory Hemingway.

Sự nghiệp của Hê minh uê (Hemingway)

Cùng tìm hiểu đôi nét về sự nghiệp của Hê-minh-uê từ giai đoạn còn trẻ cho đến lúc về già và mất đi để hiểu hơn về tác giả này nhé.

Khi còn trẻ

Năm 1913 - 1917, ông theo học tại trường Trung học Oak Park and River Forest, thời gian này, ông đã bắt đầu bén duyên với sự nghiệp viết lách khi bắt đầu tham gia viết vài cho hai tờ báo và cuốn niên giám của trường, cũng chính vì vậy suốt thời gian này, ông giữ chức vụ biên tập của tờ báo.

Sau khi tốt nghiệp trung học. Hemingway không tiếp tục học đại học mà trở thành phóng viên cho tờ The Kansas City Star.

Giai đoạn chiến tranh thế giới thứ nhất

Khi chiến tranh thế giới thứ I nổ ra, Hê minh uê tạm dừng công việc làm báo và tình nguyện đăng ký tham gia vào Quân đội Mỹ, tuy nhiên do thị lực kém nên ông chỉ có thể trở thành một người lính quân y. Cũng trong giai đoạn này, ông được chứng kiến những hậu quả tàn khốc, đau thương của chiến tranh và đó chính là nguồn cảm hứng để cho ông sáng tác ra những tác phẩm kinh điển.

Năm 1918, trong một lần tham gia vận chuyển quân nhu, Hemingway đã bị trúng đạn dẫn đến bị thương nặng, sau đó ông được điều trị tại một bệnh viện của Milan. Tại đây, ông đã đem lòng yêu cô y tá xinh đẹp nhưng rồi bị từ chối, điều này đã trở thành một nỗi ám ảnh và cũng là nguồn cảm hứng cho những cuôn tiểu thuyết đầu tiên của ông.

Giai đoạn sau chiến tranh

Sau khi cuộc chiến tranh thế giới thứ I kết thúc, Hê minh uê quay trở về quê hương Oak Park và trở thành phóng viên tự do của tờ báo Toronto Star.

Cuối năm 1920 - 1921, ông đảm nhận thêm cức vụ trợ lý biên tập của tờ báo Co-operative Commonwealth, và thời điểm này ông cũng cưới người vợ đầu tiên của mình là bà Hadley Richardson.

Cuối năm 1921, cả gia đình ông quyết định rời Chicago sang đinh cư tại Paris, Pháp. Thời gian này ông vẫn là phóng viên tự do của báo Toronto Star và tích cực gửi những tin tức đặc biệt từ nước ngoài.

Đến năm 1923, ông trở lại Toronto và tiếp tục công việc nhà báo của mình với bút danh Peter Jackson.

Năm 1925, ông bắt đầu viết tập truyện ngắn đầu tiên với tên gọi là “Trong thời đại của chúng ta - In Our Time”, sau đó là cuốn tiểu thuyết dài đầu tiên “Mặt trời vẫn mọc - The Sun Also Rises”.

Năm 1928, sau khi biết tin cha mình tự sát vì bệnh tật, ông cảm thấy vô cùng đau đớn và quyết định tái hiện lại câu chuyện của cha mình thông qua cuốn tiểu thuyết “Chuông nguyện hồn ai”.

Năm 1931, Hê minh uê quyết định quay trở về Florida và tiếp tục sự nghiệp sáng tác văn chương của mình.

Năm 1936, khi cuộc nội chiến Tây Ban Nha xảy ra, ông trở thành phóng viên cho tờ North American Newspaper Alliance và tích cực đưa tin về cuộc nội chiến này.

Giai đoạn chiến tranh thế giới thứ hai

Khi cuộc chiến tranh thế giưới thứ II nổ ra, Hê minh uê quyết định tham gia chiến đấu với vai trò là một người lính hải quân. Sau đó ông tới châu Âu và bắt đầu công việc phóng viên chiến tranh cho tờ Collier’s.

Sau chiến tranh, ông tiếp tục trở về với vai trò là một nhà văn và cho ra đời những truyện ngắn, tiểu thuyết nổi tiếng.

Tự sát khi 62 tuổi

Mùa xuân năm 1961, Hemingway đã có ý định tự sát nhưng được cứu sống bằng cách sốc điện. Tuy nhiên đến ngày 2 tháng 7 năm 1961, khi gần 62 tuổi, ông đã tự sát bằng cách dùng một khẩu súng bắn vào đầu của mình.

Nhiều phòng đoán cho rằng có thể vì ông bị rối loạn thần kinh dẫn đến việc mất trí nhớ nên ông mới quyết định tự sát. Thi thể của ông được chôn cất tại nghĩa trang thuộc thị trấn Ketchum, Idaho.

Phong cách sáng tác của Hê minh uê (Hemingway)

Nhiều ý kiến cho rằng chính Hê-minh-uê là người tiên phong trong việc khai sinh ra nền văn xuôi hiện đại ở Hoa Kỳ lúc bấy giờ. Và ngay từ khi mới bén duyên với sự nghiệp viết lách, ông đã tự tạo ra một phong cách đặc biệt của riêng mình đó chính là việc sử dụng những câu văn, đoạn mở đầu ngắn, sử dụng nhiều từ tiếng Anh hùng hồn và đặc biệt nhất là phải khẳng định, không được phủ định, và quan điểm này cũng đã theo suốt sự nghiệp sáng tác của ông.

Ngoài ra Hemingway còn là người phát minh ra nguyên lý “Tảng băng trôi - Iceberg Theory” với ý nghĩa là chỉ tập trung phân tích các yếu tố ở bề mặt mà không đi sâu phân tích các chủ đề cơ bản vì ông tin rằng ý nghĩa của mỗi câu chuyện nên tỏa sáng ngầm mà không cần thể hiện rõ ràng trên bề mặt” và chính vì điều này mà mỗi độc giả sẽ có một cái nhìn và cảm nhận khác nhau về tác phẩm của mình.

Và ông cũng là người khai sinh ra lối viết Minimalism, có nghĩa là chủ nghĩa cực hạn với cách tối giản văn chương một cách triệt để nhất và trong mỗi tác phẩm, ông luôn đặt nhân vật của mình dưới nhiều góc độ khác nhau để người đọc có thể cảm nhận một cách đa chiều và có góc nhìn riêng cho mình. Đây được cho là một phong cách viết văn tối giản và vô cùng hiệu quả, được nhiều nhà văn khác noi theo trong nền văn học đương đại Hoa Kỳ.

Tác phẩm tiêu biểu của Hê minh uê

Ngay bên dưới đây là một số tác phẩm tiêu biểu, nổi tiếng nhất của Hê-minh-uê mà freetuts đã tổng hợp được, mời các bạn cùng xem qua nhé.

  • Tiểu thuyết “Chuông nguyện hồn ai - For Whom the Bell Tolls” (1940).
  • Tiểu thuyết “Ông già và biển cả - The Old Man and the Sea” (1952).
  • Tiểu thuyết “Bên cong sông và dưới vòm lá cây - Across the River and Into the Trees”.
  • Tiểu thuyết “Vườn địa đàng - The Garden of Eden”.
  • Tuyển tập truyện ngắn “Trong thời đại của chúng ta - In Our Time”.
  • Tuyển tập truyện ngắn “Đàn ông không có đàn bà - Men Without Women”.
  • Truyện có thật “Hội hè miên man - A Moveable Feast”.
  • Truyện có thật “Những ngọn đồi xanh châu Phi - Green Hills of Africa”.
  • Kịch sân khấu “The Hemingway Hero”.
  • Tuyển tập truyện ngắn “Tuyết trên đỉnh Kikimanjaro - The Snows of Kilimanjaro”.
  • Tuyển tập truyện ngắn “Kẻ thắng cuộc được gì - Winner Take Nothing”.

Giải thưởng và vinh danh Hê minh uê

Trong suốt sự nghiệp sáng tác của mình, Hemingway đã đóng góp rất nhiều cho sự phát triển của văn học Mỹ, chính vì vậy ông đã nhận được rất nhiều giải thưởng danh giá như:

  • Giải Nobel Văn học cho những cống hiến Văn học trọn đời năm 1954.
  • Giải Pulitzer cho tác phẩm “Ông già và biển cả” năm 1953.
  • Giải Huân chương Bạc cho Lòng dũng cảm trong Chiến đấu trong cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất.
  • Giải Huân chương Sao Đồng trong chiến tranh thế giới lần thứ hai.
  • Giải Cống hiến được trao bởi Học viện Văn học - Nghệ thuật Hoa Kỳ vào năm 1954.
  • Hai huy chương cho đấu sĩ bò tót.

Bên cạnh những giải thưởng cao quý trên thì để vinh danh và tri ân cho những đóng góp của Hê-minh-uê, thì vào tháng 7 năm 1989, Sở Bưu chính Hoa Kỳ đã phát hành chiếc tem đặc biệt với mệnh giá 25 cent để vinh danh ông và năm 1978, một tiểu hành tinh mới được tìm ra cũng được đặt theo tên của ông là 3646 Hemingway.

Những câu nói để đời của Hê minh uê

Mời các bạn cùng tham khảo thêm một số câu danh ngôn hay nhất của nhà văn Hemingway nhé.

  • Trên thế giới này, không có người bạn nào trung thành như cuốn sách.
  • Là một nhà văn, bạn không nên phán xét bất kỳ ai à hãy bắt đầu bằng việc thấu hiểu họ.
  • Khi bạn yêu thương một ai đó, bạn sẽ muốn hy sinh và muốn phục vụ họ.
  • Điều đau dớn nhất là khi bạn đánh mất bản thân vì yêu người khác quá nhiều mà quên đi rằng chính bản thân của bạn cũng đặc biệt không kém.
  • Điều đầu tiên và cuối cùng mà bạn cần làm trong cuộc sống này là hãy sống một cách mạnh mẽ đến cùng và không để nó vui dập bạn.
  • Tôi rất thích lắng nghe mọi người vì thông qua việc lắng nghe, tôi học và cảm nhận được rất nhiều thứ. Hầu hết bây giờ mọi người không thích lắng nghe.
  • Khi bạn ngừng làm những điều thú vị trong cuộc sống, chẳng khác nào là bạn đã chết đi.

Trên đây, freetuts.net đã chia sẻ đôi nét về tiểu sử cũng như sự nghiệp và cuộc đời của nhà văn, nhà báo Hê minh uê (Hemingway). Hy vọng bài viết sẽ cung cấp nhiều thông tin thú vị cho các độc giả quan tâm.

Nếu các bạn muốn tìm hiểu thêm về tiểu sử của nhiều nhà văn, nhân vật nổi tiếng trong và ngoài nước khác, hãy ghé thăm chuyên mục Văn học của chúng tôi ngay nhé.

Cùng chuyên mục:

- Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống

- Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống

- Soạn bài Nam quốc sơn hà

- Soạn bài Nam quốc sơn hà

- Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 68

- Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 68

Bài 3: Soạn bài Hịch tướng sĩ

Bài 3: Soạn bài Hịch tướng sĩ

- Soạn bài Củng cố, mở rộng bài 2

- Soạn bài Củng cố, mở rộng bài 2

- Soạn bài Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội

- Soạn bài Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội

- Soạn bài Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học (bài thơ thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt Đường luật)

- Soạn bài Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học (bài thơ thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt Đường luật)

- Soạn bài Nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình của người khác

- Soạn bài Nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình của người khác

- Soạn bài Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do

- Soạn bài Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do

- Soạn bài Làm một bài thơ sáu chữ hoặc bảy chữ

- Soạn bài Làm một bài thơ sáu chữ hoặc bảy chữ

- Soạn bài Chái bếp

- Soạn bài Chái bếp

- Soạn bài Thực hành tiếng Việt

- Soạn bài Thực hành tiếng Việt

- Soạn bài Những chiếc lá thơm tho

- Soạn bài Những chiếc lá thơm tho

- Soạn bài Ôn tập (Bài 3)

- Soạn bài Ôn tập (Bài 3)

- Soạn bài Viết văn bản kiến nghị về một vấn đề của đời sống

- Soạn bài Viết văn bản kiến nghị về một vấn đề của đời sống

- Soạn bài Đi cấp cứu trên tàu Viễn Dương

- Soạn bài Đi cấp cứu trên tàu Viễn Dương

- Soạn bài Thực hành tiếng Việt (Bài 5)

- Soạn bài Thực hành tiếng Việt (Bài 5)

- Soạn bài Loại vi trùng quý hiếm

- Soạn bài Loại vi trùng quý hiếm

- Soạn bài Cái chúc thư

- Soạn bài Cái chúc thư

Bài 5: Soạn bài Ông Giuốc-Đanh mặc lễ phục

Bài 5: Soạn bài Ông Giuốc-Đanh mặc lễ phục

Top