Thông báo: Download 4 khóa học Python từ cơ bản đến nâng cao tại đây.
Hàm Set union() trong Python
Trong bài này ta sẽ tìm hiểu đến phép union dùng để hợp hai hoặc nhiều tập hợp lại với nhau, kết quả trả về là tổng số phần tử chúng. Có lẽ đây là phương thức đơn giản nhất và nó rất giống với toán tử UNION trong SQL.
Giả sử ta có ba tập hợp như sau:
A = {1, 2} B = {2, 3, 4} C = {5}
Thì kết quả của phép union của chúng là:
A∪B = B∪A ={1, 2, 3, 4} A∪C = C∪A ={1, 2, 5} B∪C = C∪B ={2, 3, 4, 5} A∪B∪C = {1, 2, 3, 4, 5}
Hình ảnh dưới đây mô phỏng cho bài toán này.
Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]
Ok bây giờ ta hãy đi vào phần cú pháp.
1. Cú pháp Set union()
Phương thức này có cú pháp như sau:
A.union(*other_sets)
Trong đó other_sets là danh sách các Set dùng để hợp với set A.
Kết quả trả về: Phương thức này trả về danh sách các phần tử của set A, cộng với các phần tử khác trong danh sách các set truyền vào. Nếu ta không truyền vào một Set nào thì nó sẽ trả về một bản copy của A.
2. Ví dụ Set union()
Hãy xem ví dụ sau để hiểu rõ hơn.
A = {'a', 'c', 'd'} B = {'c', 'd', 2 } C= {1, 2, 3} print('A U B =', A.union(B)) print('B U C =', B.union(C)) print('A U B U C =', A.union(B, C)) print('A.union() = ', A.union())
Chạy chương trình này thì ta có kết quả như sau:
A U B = {2, 'a', 'd', 'c'} B U C = {1, 2, 3, 'd', 'c'} A U B U C = {1, 2, 3, 'a', 'd', 'c'} A.union() = {'a', 'd', 'c'}
Ngoài cách sử dụng phương thức union thì ta cũng có thể sử dụng toán tử |
.
A = {'a', 'c', 'd'} B = {'c', 'd', 2 } C= {1, 2, 3} print('A U B =', A| B) print('B U C =', B | C) print('A U B U C =', A | B | C)
Kết quả:
A U B = {2, 'a', 'c', 'd'} B U C = {1, 2, 3, 'c', 'd'} A U B U C = {1, 2, 3, 'a', 'c', 'd'}
Trên là cách sử dụng của phương thức set union trong Python, chúc các bạn học tốt.