CĂN BẢN
DOM & BOM
XỨ LÝ FORM
JAVASCRIPT TIPS
TUTORIALS
CÁC CHỦ ĐỀ
BÀI MỚI NHẤT
MỚI CẬP NHẬT

Cách ép kiểu trong Javascript (chuyển đổi kiểu dữ liệu)

Trong bài này mình sẽ hướng dẫn các bạn cách ép kiểu dữ liệu trong Javascript, bằng cách sủ dung những hàm kép kiểu có sẵn trong Javascript là bạn có thể chuyển đổi được.

test php

banquyen png
Bài viết này được đăng tại freetuts.net, không được copy dưới mọi hình thức.

Việc ép kiểu dữ liệu rất quan trọng, nó giúp các phép toán trên các biến chuẩn xác hơn. Ví dụ khi bạn cộng hai số thì nếu đều là kiểu number thì kết quả sẽ chuẩn hơn là bạn cộng một chuỗi với một number. Sau đây là chi tiết.

1. Lưu ý khi ép kiểu dữ liệu trong Javascript

Trong Javascript có

  • 5 kiểu dữ liệu đơn giản gồm: string / number / boolean / object / function.
  • 6 kiểu dữ liệu Object: Object / Date / Array / String / Number/ Boolean.
  • 2 kiểu dữ liệu không chứa dữ liệu nào cả: ull / undefined.

Bạn nên nhớ rằng các kiểu dữ liệu trong Javascript bản chất đều là những Object, vì vậy khi muốn sử dụng một thuộc tính thì phải chắc chắn rằng bạn đã sử dụng đúng thuộc tính của object đó.

Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]

Ví dụ: Trong object Number có phương thức toString() dùng để chuyển đổi kiểu Number sang String. Nhưng nếu bạn sử dụng phương thức này bên một String object thì sẽ bị báo lỗi không tồn tại.

Dùng Type of để kiểm tra kiểu dữ liệu

Để kiểm tra kiểu dữ liệu của một biến thì ta có thể dùng từ khóa type of.

typeof "Cuong"                 // Returns "string"
typeof 3.14                   // Returns "number"
typeof NaN                    // Returns "number"
typeof false                  // Returns "boolean"
typeof [1,2,3,4]              // Returns "object"
typeof {name:'Cuong', age:34}  // Returns "object"
typeof new Date()             // Returns "object"
typeof function () {}         // Returns "function"
typeof myCar                  // Returns "undefined" *
typeof null                   // Returns "object"

Kết quả trả về là tên của đối tượng (kiểu dữ liệu) mà biến đang thuộc về. Đối với các giá trị thông thường như chuỗi, số thì dễ hiểu đó là String và Number. Nhưng đối với các kiểu đặc biệt thì bạn cần chú ý như sau:

  • NaN là Number
  • Array, Object là Object
  • Ngày tháng (Date) là Object
  • Null là Object
  • Biến chưa gán dữ liệu là undefined.
  • Biến chưa được khai báo cũng là undefined.

Dùng constructor để kiểm tra kiểu dữ liệu

Mỗi đối tượng trong Javascript sẽ có một thuộc tính constructor, nó là tên hàm khởi tạo nên bạn có thể tận dụng để kiểm tra kiểu dữ liệu của biến trước khi ép kiểu Javascript.

"Cuong".constructor                // Returns function String()  {[native code]}
(3.14).constructor                // Returns function Number()  {[native code]}
false.constructor                 // Returns function Boolean() {[native code]}
[1,2,3,4].constructor             // Returns function Array()   {[native code]}
{name:'Cuong',age:34}.constructor  // Returns function Object()  {[native code]}
new Date().constructor            // Returns function Date()    {[native code]}
function () {}.constructor        // Returns function Function(){[native code]}

2. Cách ép kiểu dữ liệu trong Javascript

Mình sẽ chia ra từng trường hợp ép kiểu trong Javascript để các bạn dễ theo dõi nhé.

Ép kiểu INT sang kiểu String

Để ép dữ liệu sang kiểu String thì bạn sử dụng hàm global String().

String(x)         // Trả về giá trị x kiểu String
String(123)       // Trả về giá trị string "123"
String(100 + 23)  // Trả về giá trị string là "123"

Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng phương thức toString() để chuyển đổi sang kiểu string. Như ví dụ sau cho kết quả tương đương.

x.toString()
(123).toString()
(100 + 23).toString()

Ép kiểu Date sang String

Tương tự, bạn cũng có thể sử dụng hàm String() hoặc phương thức toString().

String(Date())  // Trả về "Thu Jul 17 2021 15:38:19 GMT+0200 (W. Europe Daylight Time)"

Dùng toString() cũng cho kết quả tương đương.

Date().toString()  // Trả về "Thu Jul 17 2014 15:38:19 GMT+0200 (W. Europe Daylight Time)"

Ép kiểu String sang Number

Ta sử dụng hàm Number() như sau:

Number("3.14")    // returns 3.14
Number(" ")       // returns 0
Number("")        // returns 0
Number("99 88")   // returns NaN

Hoặc có thể sử dụng hai hàm:

  • parseInt() => Chuyển sang kiểu integer.
  • parseFloat() => Chuyển sang kiểu float có dấu phẩy động.

Dùng toán tử + đặt trước chuỗi String cũng giúp ta chuyển từ String sang Number.

var y = "5";      // y là string
var x = + y;      // x là number

Ví dụ dưới đâ trả về NaN bởi vì bên trong chuỗi không phải là các ký tự số.

var y = "Cuong";   // y là string
var x = + y;      // x là number (NaN)

Ép kiểu Date sang Number

Đối với đối tượng Date thì đơn vị number của nó là milisecond. Vì vậy khi bạn ép từ Date sang Number thì nó sẽ chuyển ngày sang milisecond.

d = new Date();
Number(d)          // Trả về 1404568027739

Hoặc sử dụng phương thức getTime() có sẵn trong đối tượng Date cũng cho kết quả tương đương.

d = new Date();
d.getTime()        // returns 1404568027739

Ép sang kiểu Boolean

Chúng ta có hai cách, đầu tiên là sử dụng hàm Boolean.

const number = 100;
Boolean(number); // true

Cách thứ hai là sử dụng hai lần toán tử phủ định !.

const number = 100;

!!number; // true

3. Bảng chuyển đổi / ép kiểu dữ liệu trong Javascript

Dưới đây là bảng chuyển đổi giữa các kiểu dữ liệu với nhau. Bạn hãy tham khảo để biết từng trường hợp xảy ra khi sử dụng nhé.

Giá trị Ép sang
Number
Ép sang
String
Ép sang
Boolean
false 0 "false" false
true 1 "true" true
0 0 "0" false
1 1 "1" true
"0" 0 "0" true
"000" 0 "000" true
"1" 1 "1" true
NaN NaN "NaN" false
Infinity Infinity "Infinity" true
-Infinity -Infinity "-Infinity" true
"" 0 "" false
"20" 20 "20" true
"twenty" NaN "twenty" true
[ ] 0 "" true
[20] 20 "20" true
[10,20] NaN "10,20" true
["twenty"] NaN "twenty" true
["ten","twenty"] NaN "ten,twenty" true
function(){} NaN "function(){}" true
{ } NaN "[object Object]" true
null 0 "null" false
undefined NaN "undefined" false

Cùng chuyên mục:

Functional Programming là gì? Tại sao và khi nào bạn nên sử dụng trong JavaScript

Functional Programming là gì? Tại sao và khi nào bạn nên sử dụng trong JavaScript

Những tính năng mới trong ES6+ trong JavaScript

Những tính năng mới trong ES6+ trong JavaScript

4 cách tránh memory leaks trong JavaScript

4 cách tránh memory leaks trong JavaScript

Capturing và bubbling Event trong Javascript

Capturing và bubbling Event trong Javascript

Phân biệt prototype và __proto__ trong JavaScript

Phân biệt prototype và __proto__ trong JavaScript

Cách hoạt động của Event Loop trong JavaScript

Cách hoạt động của Event Loop trong JavaScript

Phương thức bind(), call(), và apply() trong JavaScript

Phương thức bind(), call(), và apply() trong JavaScript

Cách khắc phục lỗi

Cách khắc phục lỗi "hoisting" trong JavaScript

Sử dụng Promise.all và Promise.race để quản lý các Promise trong JavaScript

Sử dụng Promise.all và Promise.race để quản lý các Promise trong JavaScript

Xử lý bất đồng bộ bằng vòng lặp for-await trong JavaScript

Xử lý bất đồng bộ bằng vòng lặp for-await trong JavaScript

Sự khác biệt giữa Promise, Callback và Async/Await trong JavaScript

Sự khác biệt giữa Promise, Callback và Async/Await trong JavaScript

Cách sử dụng Async functions trong JavaScript

Cách sử dụng Async functions trong JavaScript

Hàm String isspace() trong Python

Hàm String isspace() trong Python

Cách tạo số ngẫu nhiên trong Javascript

Cách tạo số ngẫu nhiên trong Javascript

Hướng dẫn cách tạo một số ngẫu nhiên ...

Cách gộp hai object javascript lại với nhau

Cách gộp hai object javascript lại với nhau

Cách lấy chiều dài của object trong Javascript

Cách lấy chiều dài của object trong Javascript

Hướng dẫn giải phương trình bậc 1 bằng Javascript

Hướng dẫn giải phương trình bậc 1 bằng Javascript

Cách dùng nextSibling trong javascript

Cách dùng nextSibling trong javascript

Cách dùng insertAdjacentHTML trong javascript

Cách dùng insertAdjacentHTML trong javascript

Cách dùng innerHTML trong Javascript

Cách dùng innerHTML trong Javascript

Top