Kiểm tra số nguyên tố bằng Javascript
Trong bài này freetuts.net sẽ hướng dẫn cách kiểm tra số nguyên tố javascript bằng ba cách khác nhau., qua đó giúp bạn biết được thuật toán kiểm tra SNT dễ dàng.
Để làm được bài này thì bạn phải biết các kiến thức về khai báo biến, vòng lặp for, function và lệnh if else, đó là kiến thức nền tảng cơ bản nhất để bạn có thể làm các bài tập javascript.
Trước khi vào phần bài giải thì bạn xem qua khái niệm số nguyên tố đã nhé, nếu không bạn sẽ không biết được hướng giải.
1. Cách kiểm tra số nguyên tố trong Javascript (1)
Trong thuật toán này ta bám sát vào khái niệm của số nguyên tố, đó là "số nguyên tố là số lớn hơn 1 và chia hết cho 1 và chính nó". Như vậy ta sẽ dùng một vòng lặp for lặp từ 2 -> (n-1)
và trong quá trình lặp nếu tốn tại số mà n
chia hết thì tức là không phải số nguyên tố.
Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]
function kiem_tra_snt(n) { // Biến cờ hiệu var flag = true; // Nếu n bé hơn 2 tức là không phải số nguyên tố if (n < 2){ flag = false; } else{ // lặp từ 2 tới n-1 for (var i = 2; i < n-1; i++) { if (n % i == 0){ flag = false; break; } } } // Kiểm tra biến flag if (flag == true){ document.write(n + " là số nguyên tố <br/>"); } else{ document.write(n + " không phải là số nguyên tố <br/>"); } }
2. Cách kiểm tra số nguyên tố trong Javascript (2)
Kế thừa từ định nghĩa và tính chất "số 2 là số nguyên tố chẵn duy nhất" ta sẽ thực hiện các bước sau để kiểm tra:
- Nếu
n < 1
=> là không phải số nguyên tố - Nếu
n = 2
=> là số nguyên tố - Nếu
n % 2 == 0
=> không phải là số nguyên tố - Lặp từ
3 -> (n-1)
với bước nhảy là 2 (chỉ lặp các số lẻ) và trong quá trình lặp nếu tồn tại số màn
chia hết thìn
không phải là số nguyên tố
Như vậy với cách này ta giảm tải được 1/2 số lần lặp.
function kiem_tra_snt(n) { // Biến cờ hiệu var flag = true; // Nếu n bé hơn 2 tức là không phải số nguyên tố if (n < 2){ flag = false; } else if (n == 2){ flag = true; } else if (n % 2 == 0){ flag = false; } else{ // lặp từ 3 tới n-1 với bước nhảy là 2 (i+=2) for (var i = 3; i < n-1; i+=2) { if (n % i == 0){ flag = false; break; } } } // Kiểm tra biến flag if (flag == true){ document.write(n + " là số nguyên tố <br/>"); } else{ document.write(n + " không phải là số nguyên tố <br/>"); } }
3. Cách kiểm tra số nguyên tố trong Javascript (3)
Kế thừa từ thuật toán thứ hai ta vận dụng thêm tính chất "n là số nguyên tố thì trong khoảng từ 2 đến căn bậc hai cua n sẽ không tồn tại số mà n chia hết" ta sẽ giảm đi được hơn 1/2 lần lặp nữa, tuy nhiên ta sẽ phải mất chi phí tính căn bậc hai.
Như vậy ta chỉ cần sửa lại ở thuật toán thứ hai thay điều kiện dừng vòng lặp là từ 3 -> Math.sqrt(n)
.
Lưu ý: Để tính căn bậc hai của một số trong Javasccript ta sử dụng hàm Math.sqrt(n)
.
function kiem_tra_snt(n) { // Biến cờ hiệu var flag = true; // Nếu n bé hơn 2 tức là không phải số nguyên tố if (n < 2){ flag = false; } else if (n == 2){ flag = true; } else if (n % 2 == 0){ flag = false; } else{ // lặp từ 3 tới n-1 với bước nhảy là 2 (i+=2) for (var i = 3; i < Math.sqrt(n); i+=2) { if (n % i == 0){ flag = false; break; } } } // Kiểm tra biến flag if (flag == true){ document.write(n + " là số nguyên tố <br/>"); } else{ document.write(n + " không phải là số nguyên tố <br/>"); } }
Lời kết
Như vậy, mỗi cách kiểm tra số nguyên tố có những ưu và nhược điểm khác nhau. Và theo mình thì nên chọn giải pháp thứ 3, tài vì với những số lớn, nếu sử dụng vòng lặp quá nhiều thì sẽ mất khá nhiều thời gian để xử lý.