Chia sẻ 3 cách lấy phần tử trong mảng javascript
Trong bài này chúng ta sẽ tìm hiểu cách lấy phần tử trong mảng Javascript, bằng cách sử dụng chỉ mục index và một số hàm hỗ trợ.
Như chúng ta đã học trong bài duyệt mảng trong javascript, để tìm một phần tử bất kì trong mảng thì chúng ta sẽ dựa vào chỉ mục của nó. Tuy nhiên, trong javascript vẫn hỗ trợ một số hàm giúp ta tìm kiếm phần tử dễ dàng hơn.
1. Lấy phần tử trong javascript bằng chỉ mục
Mỗi phần tử có một chỉ mục duy nhất, nó giống như số chứng minh nhân dân của các bạn vậy đó.
Ví dụ: Lấy phần tử thứ 2 trong mảng domain.
Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]
Phần tử thứ 2 trong mảng thì nó sẽ có chỉ mục là 1.
var domain = ['freetuts.net', 'kephimonline.com', 'gameportable.net', 'wintuts.net']; console.log(domain[1]); // https://kephimonline.com/
2. Lấy phần tử trong JS bằng hàm find()
Hàm find() có công dụng trả về phần tử phù hợp với biểu thức lọc được truyền vào dưới dạng một hàm.
Ví dụ: Tìm phần tử đầu tiên có giá trị lớn hơn 18.
var ages = [3, 10, 19, 20]; function checkAdult(age) { return age >= 18; } function myFunction() { var age = ages.find(checkAdult); }
Kết quả sẽ trả về giá trị 19, vì đây là phần tử lớn hơn 18 đầu tiên xuất hiện trong mảng.
3. Lấy chỉ mục phần tử trong JS bằng hàm findIndex()
Hàm findIndex trong JS có công dụng giống như hàm find(), nhưng thay vì trả về giá trị thì nó sẽ trả về vị trí xuất hiện của phần tử cần tìm.
Viết lại ví dụ trên bằng findIndex().
var ages = [3, 10, 19, 20]; function checkAdult(age) { return age >= 18; } function myFunction() { var age = ages.find(checkAdult); }
Kết quả sẽ trả về là 2, tại vì phần tử có chỉ mục 2 có giá trị lớn hơn 18.
Trên là 3 cách hay sử dụng nhất để lấy phần tử trong Javascript. Tùy vào từng trường hợp mà bạn chọn cách phù hợp nhé.