Ví dụ danh sách liên kết đơn trong Java (Singly Linked List)
Trong bài này, freetuts sẽ hướng dẫn các bạn tìm hiểu cách sử dụng Singly Linked List (hay còn gọi là danh sách liên kết đơn) trong Java qua các ví dụ cụ thể. Nội dung của bài này sẽ mô tả đặc điểm, các trường hợp thường dùng và cách triển khai Singly Linked List trong Java.
Singly Linked List trong Java
Định nghĩa: Singly Linked List trong Java là một cấu trúc dữ liệu tuyến tính được sử dụng để lưu trữ và quản lý một danh sách các phần tử liên kết với nhau thông qua các con trỏ.
Đặc điểm:
Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]
- Mỗi phần tử trong Singly Linked List được gọi là node.
- Node đầu tiên gọi là Head.
- Node cuối cùng gọi là Tail, trỏ tới giá trị null để đánh dấu kết thúc danh sách.
Để hiểu rõ hơn về tính chất của Singly Linked List, các bạn hãy xem bảng so sánh dưới đây.
Vừa rồi, freetuts đã cung cấp lý thuyết về Singly Linked List cho các bạn. Bây giờ hãy cùng xem xét ví dụ sau để hiểu hơn về Singly Linked List trong Java nhé.
Ví dụ cách triển khai Singly Linked List trong Java
Về các câu lệnh cơ bản, khởi tạo Singly Linked List trong Java thì freetuts đã viết một bài chi tiết, các bạn có thể tham khảo trong bài Danh sách liên kế trong Java.
Dưới đây là đoạn code ví dụ đơn giản về cách triển khai Singly Linked List trong Java.
/** * Học lập trình Java miễn phí tại freetuts.net * * @author freetuts */ public class SinglyLinkedList { Node head; // phần tử đầu tiên của list static class Node { int data; Node next; Node(int d) { data = d; next = null; } } //in các phần tử của list public void display() { Node n = head; //gán n bằng head rồi bắt đầu in while (n != null) { System.out.print(n.data + " \n"); // in phần tử có giá trị là n n = n.next; //phần tử tiếp theo của danh sách } } public static void main(String[] args) { //bắt đầu với một danh sách rỗng SinglyLinkedList list = new SinglyLinkedList(); System.out.println("Chương trình này được đăng tại freetuts.net"); list.head = new Node(100); // gán head = 100 Node second = new Node(200); // node second = 200 Node third = new Node(300); // node third = 300 list.head.next = second; // liên kết node đầu tiên với node thứ 2 second.next = third; list.display(); // in danh sách } }
Giải thích code: Đoạn code này khá dễ hiểu nên freetuts sẽ comment vào code cho các bạn vừa code vừa đọc nhé.
Kết quả:
Vậy, qua bài này freetuts đã hướng dẫn các bạn thành công cách triển khai và sử dụng Singly Linked List trong Java. Chúc các bạn hiểu và áp dụng Singly Linked List một cách hiệu quả nhất vào các bài lập trình trong ngôn ngữ Java nhé.